Những Loại Bệnh Trẻ Em Dễ Mắc Phải Khi Chuyển Mùa

Giờ đây những loại bệnh như sởi, quai bị, Rubella,..đã bùng nổ và lây lan trên diện rộng và thường gặp nhất là ở trẻ em. Vì vậy để phòng tránh cho con trẻ lây lan, truyền nhiễm các bậc phụ huynh phải có cách chăm sóc và theo dõi tình trạng sức khỏe cho con cái thường xuyên và chuyển ngay đến cơ sở y tế gần nhất để chữa trị kịp thời.

Sởi, Quai bị và Rubella là ba loại bệnh gây ra bởi siêu vi trùng và rất dễ lây lan. Trẻ có thể bị mắc bệnh khi tiếp xúc với dịch tiết bắn ra từ người bệnh lúc người bệnh ho, hắt hơi, nhảy mũi. Với ba loại bệnh này, hầu hết trẻ khi mắc bệnh đều hồi phục hoàn toàn sau một thời gian ngắn. Tuy vậy, ở những trẻ có sức đề kháng kém, trẻ bị suy dinh dưỡng, trẻ bị suy giảm miễn dịch bẩm sinh hoặc mắc phải, bệnh xảy ra có thể diễn tiến nặng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

nhung-loai-benh-tre-em-de-mac-phai-khi-chuyen-mua

Mức độ gây nguy hiểm và khả năng lây nhiễm cao

Thực tế, nhiều người còn thiếu hiểu biết và rất chủ quan với căn bệnh này nên dẫn tới những trường hợp bệnh nặng, thậm chí tử vong đáng tiếc. Điển hình gần nhất là trường hợp một bé trai hơn 2 tuổi trong tình trạng toàn thân nổi ban đỏ, sốt cao và bé rất mệt mỏi. Mẹ bé cho biết bé bị bệnh sởi, vì gia đình sợ bé ra gió sẽ nặng thêm nên lúc nào cũng ủ kín bé. Sau khi được tư vấn gia đình mới hiểu do chăm sóc sai nên bé mới bị nặng thêm.

Hiện nay sởi, quai bị và rubella là những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đối với trẻ em vì khả năng lây nhiễm khá cao trong cộng đồng và có khả năng tạo thành dịch lớn. Khi nhiễm bệnh thì sẽ có nhiều tác động bất lợi trên sức khỏe trẻ. Nguy hiểm nhất là những biến chứng các bệnh này để lại như viêm não, viêm phổi, viêm tinh hoàn ở trẻ nam, viêm buồng trứng ở bé gái, viêm khớp hoặc hội chứng rubella bẩm sinh làm trẻ sinh ra bị rất nhiều dị tật trên cơ thể như điếc, mù, bệnh tim bẩm sinh và kém phát triển. Ngoài ra, sởi được xem là nguyên nhân phổ biến gây tử vong cho trẻ em, quai bị có thể gây vô sinh ở nam giới.

Dấu hiệu để nhận biết về bệnh

Hầu hết khi trẻ mắc bệnh sởi, quai bị và rubella có triệu chứng giống nhau như sốt, ho, đau nhức. Bệnh sởi sẽ xuất hiện ban dạng sẩn đầu tiên là ở sau tai sau đó lan đến mặt rồi lan dần xuống bụng và toàn thân. Sau khi hết sẽ để lại vết thâm trên da. Nổi ban dày và màu nhạt hơn ban sởi là bệnh rubella, bên cạnh đó kèm theo tình trạng sưng hạch, đau khớp. Quai bị thường bị sưng tuyến mang tai, gây đau nhức khi nhai và sưng tinh hoàn.

nhung-loai-benh-tre-em-de-mac-phai-khi-chuyen-mua

Riêng đối với trẻ có hội chứng rubella bẩm sinh thường có những dấu hiệu như đục thủy tinh thể và giảm thính giác nhưng chỉ có thể nhận thấy từ 2 – 4 năm sau.

Cách điều trị và phòng ngừa cho bệnh trẻ em

Khi trẻ nhiễm bệnh có dấu hiệu sốt trên 38,50C nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt. Nếu trẻ ho có thể cho uống thuốc giảm ho. Về chế độ ăn uống, phải đầy đủ chất dinh dưỡng, ăn thức ăn lỏng, mềm và có thể chia nhỏ khẩu phần ăn làm nhiều lần trong ngày giúp trẻ dễ tiêu hóa. Nên cho trẻ uống thêm nhiều nước đặc biệt là các loại nước ép trái cây giàu vitamin C. Hạn chế cho trẻ vận động thể lực mạnh như chạy nhảy, đùa giỡn. Ngoài ra, phải giữ vệ sinh tốt cho trẻ để tránh nhiễm thêm vi trùng, tuyệt đối không nên ủ kín hoặc kiêng tắm khi trẻ bị sởi bởi sẽ làm cho tình trạng bệnh thêm trầm trọng. Bên cạnh đó cần chú trọng việc vệ sinh nhà cửa và môi trường chung quanh, giữ gìn phòng ốc thông thoáng, sạch sẽ và cách ly trẻ lành với người bệnh.

Cách phòng ngừa bệnh sởi, quai bị và rubella cho trẻ hiệu quả nhất là tiêm ngừa vắc-xin phòng bệnh. Hiện nay đã có vắc-xin 3 trong 1 (một mũi tiêm chứa cả 3 thành phần sởi, quai bị và rubella) giúp phòng ngừa các bệnh này. Trẻ từ 12 – 15 tháng tuổi có thể tiêm ngừa để phòng tránh hiệu quả các bệnh này.

Chế độ chăm sóc và ăn uống chăm sóc sức khỏe dinh dưỡng cho trẻ khi trẻ mắc bệnh sởi
Khi bị sởi, quai bị, rubella trẻ thường lười ăn, cha mẹ nên nấu các loại cháo, soup, thức ăn dễ tiêu, cho trẻ ăn nhiều bữa trong ngày. Hơn nữa, có nhiều trường hợp nốt sởi mọc ngay trong đường ruột, nếu cho trẻ ăn thức ăn cứng thì rất nguy hiểm, thậm chí gây chảy máu đường tiêu hóa. Các thực phẩm nên dùng đó là trứng, sữa, thị bò, thị gà… các loại rau xanh, nhất là cần đảm bảo cho trẻ uống đủ nước, các loại trái cây đu đủ, cam, bưởi… các loại chè giải nhiệt như chè đỗ đen, đỗ xanh, hạt sen…
nhung-loai-benh-tre-em-de-mac-phai-khi-chuyen-mua

Còn một số hoa quả như dưa hấu, xoài là những hoa quả nóng không nên ăn vì khi trẻ bị sởi thể trạng rất nóng nên các mẹ cần hạn chế cho con ăn.
Một số các loại gia vị cay nóng như ớt, hạt tiêu, quế, hành tây, tỏi, cà ri, rau thì là… là thực phẩm có tác dụng trợ nhiệt, động huyết, gây ra những phản ứng bất lợi cho người bệnh, các mẹ không nên cho ăn.

Hạn chế các thức ăn chứa nhiều chất béo, thức ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, đồ nướng, bánh kem, chocolate… Đây là những thức ăn rất dễ sinh đàm nhiệt, thấp nhiệt, động hỏa, cũng không có lợi cho người bệnh sởi.

Ngoài ra một số thực phẩm đậu nành, đậu tương có hàm lượng đạm cao không nên cho trẻ ăn trong giai đoạn bị sởi.

Bên cạnh đó, bệnh sởi còn gây biến chứng viêm đường tiêu hóa (trẻ thường bị đi ngoài sống phân, tiêu chảy) nên các mẹ cũng hạn chế cho con ăn các đồ chua, tanh.

Đối với trẻ đang trong thời kỳ bú mẹ cần cho trẻ bú thường xuyên để có thêm sức đề kháng trong giai đoạn 9 tháng đầu đời. Tuy nhiên, những trẻ có mẹ chưa mắc sởi hoặc chưa tiêm phòng sởi thì không có miễn dịch sởi tự nhiên này. Lúc đó, cha mẹ cần nâng cao sức đề kháng cho trẻ bằng chế độ dinh dưỡng đầy đủ, cho bú mẹ đến 6 tháng tuổi, bổ sung Vitamin A, sắt theo hướng dẫn của cán bộ y tế…

Trước khi ăn và sau khi ăn cha mẹ cần phải rửa tay sạch sẽ cho trẻ để tránh bị nhiễm khuẩn.

Bổ sung thức ăn giàu vitamin và protein: Bệnh trẻ em bị sởi sức đề kháng kém nên cần ăn những nhóm thức ăn giúp tăng cường đề kháng như vitamin A, C, D (vitamin A có nhiều trong cà rốt, cà chua, đu đủ và rau màu xanh sậm, vitamin C có nhiều trong trái cây họ cam chanh, vitamin D có nhiều trong các chế phẩm từ sữa).

nhung-loai-benh-tre-em-de-mac-phai-khi-chuyen-mua

Ngoài ra, có một điều rất quan trọng không phải ai cũng biết. Cơ thể bệnh nhi sởi bị virus tấn công làm tổn thương nên muốn hồi phục cần phải tái tạo mô.

Protein đóng vai trò thiết yếu trong quá trình tái tạo mô của trẻ. Vì vậy phụ huynh hãy từ bỏ suy nghĩ bắt trẻ ăn kiêng. Thay vào đó cho trẻ ăn thật nhiều các chất bổ sung đạm như thịt, cá, trứng sữa.

Một thực phẩm có hàm lượng protein rất cao, tương đương với trứng và sữa có thể dùng thay thế qua lại, bổ sung thêm cho bữa ăn của trẻ đó chính là đậu nành. Ngoài việc giúp bổ sung tốt protein cho cơ thể, đậu nành cũng còn có hiệu quả trong cả việc phòng ngừa ung thư, tốt cho da.

Bệnh Quai Bị – Nguyên Nhân Và Cách Chữa

Bệnh quai bị hay dân gian còn gọi là bệnh má chàm bàm, là loại bệnh thường gặp với biểu hiện là sư một hay nhiều tuyến nước bọt mà tuyến thường gặp nhất là ở mang tai. Nhiều trường hợp bị nhiễm bệnh không gây ra các triệu chứng sưng tuyến nước bọt rõ ràng, có trên 50% bệnh nhân mắc bệnh quai bị có hiện tượng bị tăng bạch cầu trong dịch não tuỷ. Một số bệnh có biểu hiện viêm màng não với các triệu chứng như: nhức đầu, nôn mửa, cứng cổ,…
Các biên chứng thừng gặp ở bệnh quai bị như: viêm khớp, viêm tuyến giáp, viêm khớp hàm, viêm cầu thận, viêm cơ tim, xơ hoá nội tâm mạc, giảm tiểu cầu, thất điều não, viêm tuỷ cắt ngang, viêm đa dây thần kinh lan lên, viêm tuỵ cấp, viêm buồng trứng và làm giảm thính lực.

Bệnh quai bị - nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa

Nguyên nhân gây bệnh quai bị

Bệnh quai bị do một loại virus có tên là ARN thuọc Rubulavirus trong họ Paramyxoviridae. Có một số nguyên nhân khác gây ra viêm tuyến mang tai gồm có virus vùi hạt cự bào (cytomegalovirus-CMV), virus á cúm type 1 và 3, virus cúm A (influenza A virus), coxsackievirus, virus ruột (enterovirus), virus gây suy giảm miễn dịch ở người (Human Immunodeficiency Virus-HIV),…

Có một số nguyên nhân hiếm gặp khác gây viêm tuyến mang tai đó là có thể do ăn nhiều tinh bột, phản ứng thuốc (phenylbutazon, thiouracil, các thuốc chứa nhiều iốt) và các rối loạn chuyển hoá như: bệnh tiểu đường, xơ gan hoặc viêm gan B và suy dinh dưỡng có thể bị 2 lần.

Bài thuốc uống trị bệnh quai bị

Bệnh quai bị- nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa

Cách 1: Sắc 15g huyền sâm, 6g hạ khô thảo, 12g bản lam căn rồi uống.

Cách 2: Sắc 40g vỏ cây gạo, cạo bỏ vỏ giấy ở bên ngoài sau đó thái nhỏ sao vàng lên sắc thuốc uống.

Cách 3: Sắc thuốc uống với 6g bạc hà, 16g củ sắn dây, 10g cúc tần sao, 10g thăng ma, 6g cam thảo, 10g thạch cao sống, 15g hoa cúc, hoàng cầm.

Cách 4: 12g quả ké, 12g bồ công anh, 12g sài đất, sắc với 3 bát nước rồi lấy lại nửa bát uống mỗi ngày 2 lần.

Cách 5: 20g hạ khô thảo, 30g cây mũi mác, 20g kim ngân sắc lấy nước uống trong ngày.

Thuốc bôi, đắp hoặc dán ngoài

Cách 1: Đốt khoảng 3-4 hạt gấc thành than, lấy 1 nhúm chiếu hoặc cói rách khoảng 5g đốt thành than. Sau đó trộn đều 2 vị này sau đó hoà với dầu gừng bôi vào chỗ sưng.

Bệnh quai bị - nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa

Cách 2: Giá nát 4-5 nhân hạt gấc (hoặc có thể đốt thành than), lấy 5ml giấm thanh, tinh cối đá đã vô trùng 6-10g sau đó trộn đều tất cả rồi bôi vào chỗ sưng mỗi ngày 4-5 lần.

Cách 3: Lấy 2-3 nhân hạt gấc, khoảng 10ml giấm thanh hoặc rượu trắng, đem hạt gất mài nhỏ vào giấm hay rượu rồi bôi nhiều lần vào chỗ sưng.

Cách 4: Dùng 30g xích tiểu đậu, 15g đại hoàng, thanh đại 30g tất cả tán nhỏ thanh bột rồi mỗi lần dung 5g trộn với long trắng trứng gà bôi lên chỗ sưng nhiều lần trong ngày.

Cách 5: Lấy 1g bột tiêu, 8g bột mì, trộn 2 loại đó thành nước ấm rồi đắp lên nơi sưng mỗi ngày thay một lần.

Các bài thuốc bôi trên làm hằng ngày đến khi hết sưng thì thôi. 

Món ăn trị bệnh quai bị

1. Đậu xanh 30 g, cải trắng 3 cây. Đậu xanh ninh cả vỏ cho nhừ rồi cho rau cải vào nấu chín, chia làm 2 lần ăn trong ngày, liên tục trong 3-5 ngày.

2. Đậu xanh 200 g, đậu tương 50 g, đường trắng 30 g. Ninh nhừ 2 loại đậu rồi cho đường quấy đều, chia 2-3 lần ăn trong ngày.

3. Hoa kinh giới 10 g, bạc hà 10 g, sắc lấy nước rồi nấu với 50 g gạo tẻ thành cháo ăn trong ngày.

4. Mướp đắng 100 g bỏ ruột, thái miếng, chế thành các món ăn để dùng trong vài ngày.

Chú ý: Để tăng hiệu quả điều trị, nên dùng kết hợp một bài thuốc uống, một bài thuốc bôi đắp và một món ăn bài thuốc.

Xem thêm một số sản phẩm của chúng tôi ở link sau: http://sieuthilamdep.com.vn/thuoc-bo-khop/

Công Thức Chữa Trị Bệnh Hen Suyễn Ở Người Già Khi Đông Về

Khí hậu mùa Đông miền Bắc rất lạnh nên cơ thể khặp khá nhiều vấn đề về sức khỏe, nhất là những người già, người lớn tuổi. Bệnh hen suyễn là một trong những bênh thường gặp nhiều ở người già, nó là loại bệnh viêm mạn tính đường dẫn khí (phế quản) ở phổi.

Các triệu chứng thường thấy ở người bị bệnh hen suyễn là khò khè, khó thở, nặng ngực và ho, đặc biệt xảy ra vào ban đêm hay sáng sớm. Các cơn suyễn đi kèm với việc lan rộng – nhưng rất thay đổi – của sự tắc nghẽn đường dẫn khí bên trong phổi mà thường là hồi phục tự nhiên hay do điều trị.

Công Thức Chữa Trị Bệnh Hen Suyễn Ở Người Già Khi Đông Về

Hiện nay bệnh hen suyễn cũng khá phổ biến, mức độ nguy hiểm cũng trầm trọng. Theo thống kê thì mỗi năm có khảng 5000 ca tử vong do hen suyễn gây ra, ngoài ra nhập viện hay cấp cứu cũng rất nhiều. Hơn nữa, có bằng chứng ngày càng gia tăng là nếu không được điều trị hoặc điều trị không đúng cách, hen suyễn có thể gây suy giảm dài hạn chức năng phổi (suy hô hấp mạn tính).

Đến nay thì chưa có một loại thuốc đặc trị nào để chữa trị bệnh hen suyễn, nhưng bạn có thể sử dụng một vài công thức dưới đây để chữa trị, hạn chế lại sự tái phát của các cơn hen khó chịu này tại nhà một cách hiệu quả.

Bạn có thể áp dụng một vài công thức chữa trị bệnh hen suyễn dưới đây cho người già khi lên cơn hen là đỡ ngay.

Công thức 1: Mật ong và nước ép cam

Công thức này rất đơn giản, bạn chỉ cần thêm 2 muống canh mật ong với 1 ly nước ép cam tươi uống ngày 2 lần là cơn hen suyễn sẽ giảm hẳn. Với công thức này thì bạn có thể dùng cho cả người già và trẻ em đều rất tốt.

Công Thức Chữa Trị Bệnh Hen Suyễn Ở Người Già Khi Đông Về

Công thức 2: Mật ong, húng quế và khổ qua

Hỗn hợp nước uống này giúp thông thoáng đường thở, giảm hen suyễn rất tốt. Trộn 120ml nước ép khổ qua với 1 muỗng cà phê mật ong và vài lá húng quế tươi giã nhuyễn. Khi bạn lên cơn hen thì uống ngay hỗn hợp này là đỡ hẳn.

Công thức 3: Mật ong và chanh

Vitamin C trong chanh tăng cường hệ thống miễn dịch, nó cũng có tính chất sát trùng mạnh mẽ lại giàu chất chống oxy hóa giúp tiêu diệt vi khuẩn cực kỳ hiệu quả. Mặc khác, mật ong kháng viêm, hỗ trợ điều trị hen suyễn khá tốt.

Công Thức Chữa Trị Bệnh Hen Suyễn Ở Người Già Khi Đông Về

Bạn chỉ cần cho ½ thìa cà phê mật ong vào 1 ly nước ấm chanh tươi, uống ngay sau đó, kết quả diễn biến theo chiều hướng tích cực nếu bạn duy trì liên tục trong 1 tháng.

Công thức 4: Mật ong, chanh và quế

Quế là vị thuốc khắc tinh với cơn hen suyễn, do đó, quế kết hợp với mật ong và chanh sẽ là bài thuốc vô cùng hiệu quả điều trị dứt điểm cơn hen suyễn ở tất cả mọi người, kể cả những người già.

– ½ muỗng cà phê bột quế.

– 3 muỗng canh mật ong.

Công Thức Chữa Trị Bệnh Hen Suyễn Ở Người Già Khi Đông Về

– 1 muỗng canh nước cốt chanh.

Trộn đều chúng lại với nhau và uống trước khi đi ngủ sẽ hiệu quả hơn với cơn hen suyễn.

Công thức 5: Mật ong, nước ép hành tây và hạt tiêu đen

Ho, khó thở và cảm giác tắc nghẽn ngực sẽ nhanh chóng được xử lý với hỗn hợp thức uống ngày.

 

– 1 muỗng canh mật ong.

– 100ml nước ép hành tây.

– Chút tiêu đen xay nhuyễn.

Công Thức Chữa Trị Bệnh Hen Suyễn Ở Người Già Khi Đông Về

Trộn 2 nguyên liệu này với nhau và uống ngay sau đó, các triệu chứng trên sẽ giảm ngay lập tức.

Bên cạnh những công thức trên đây thì bạn cũng cần phải bảo vệ sức khỏe người già bằng cách ăn uống đủ dưỡng chất, sống lành mạnh và thường xuyên tập thể dục dưỡng sinh để luôn được sống khỏe mạnh.Người già lúc này cần phải bảo vệ sức khỏe để phòng chống các bệnh liên quan đến tim mạch, đột quỵ do hậu quả của các triệu chứng sức khỏe hàng ngày.

Hãy Tránh Những Sai Lầm Tai Hại Này Sau Bữa Ăn Để Bảo Vệ Sức Khỏe Của Bạn

Có rất nhiều thói quen chúng ta vẫn mắc phải hàng ngày đang vô tình ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng không phải ai cũng biết đến. Bạn có biết những thói quen nào chúng ta cần tránh sau khi ăn tối để không làm cản trở hoạt động của bộ máy tiêu hóa?

Dưới đây là 10 thói quen sai bạn nên thay đổi để bảo vệ tốt nhất cho sức khỏe của mình nhé!

1.Đánh răng ngày sau khi ăn tối

hay-tranh-nhung-sai-lam-tai-hai-nay-sau-bua-an-de-bao-ve-suc-khoe-cua-ban-1

Việc đánh răng ngay sau khi ăn tối sẽ tạo nên các phản ứng gây mòn lớp men răng, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe răng miệng.

Cách tốt nhất, bạn chỉ nên đánh răng sau khi ăn tối 30 phút để có được hàm răng chắc khỏe.

2.Đi bộ thể dục ngay sau khi ăn tối

Nhiều người nghĩ rằng đi bộ sẽ giúp cơ thể tiêu hóa thức ăn nhanh chóng hơn tuy nhiên đây hoàn toàn là suy nghĩ sai lầm. Việc vận động ngay sau khi ăn sẽ làm chậm quá trình tiêu hóa, hạn chế máu chảy về bàn tay và chân không những thế các chất dinh dưỡng còn không được hấp thụ 1 cách hiệu quả. Nhiều người cũng có thể bị đau bụng, chóng mặt do hoạt động này.

3.Ăn trái cây ngay sau khi ăn tối

ăn trái cây sau khi ăn tối

Hầu hết người Việt Nam có thói quen ăn trái cây ngay sau khi ăn tối để tráng miệng tuy nhiên các chuyên gia dinh dưỡng lại cho biết, ăn trái cây ngay sau khi ăn tối có thể dẫn đến tình trạng đầy hơi không những vậy các vitamin có chứa trong trái cây cũng không được hấp thụ 1 cách đầy đủ.

4.Uống trà ngay sau khi ăn

Những người có thói quen uống trà ngay sau khi ăn cũng cần lưu ý vấn đề này bởi thói quen này không có lợi cho sức khỏe. Các polyphenol có trong trà cản trở cơ thể hấp thụ chất sắt từ thực phẩm tiêu thụ. Trong trà còn có chứa hàm lượng axit gây trở ngại cho quá trình tiêu hóa protein trong thực phẩm gây khó tiêu.

5.Uống nhiều nước

uống nhiều nước

Không chỉ uống trà mà ngay cả việc uống nước lọc ngay sau khi ăn cũng không tốt cho sức khỏe. Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, uống quá nhiều nước ngay sau khi ăn có thể làm gián đoạn quá trình tiêu hóa, ảnh hưởng đến quá trình tiết dịch mật và các loại axit cần thiết để tiêu hóa thức ăn.

6.Lái xe ngay sau khi ăn

Quá trình tiêu hóa thức ăn đòi hỏi cơ thể phải bơm máu đến dạ dày trong khi đó lái xe cần phải tập trung cao độ, nếu máu không được bơm lên máu sẽ gây cảm giác buồn ngủ rất nguy hiểm.

Tốt nhất, để đảm bảo an toàn, bạn nên nghỉ ngơi khoảng 1 tiếng sau khi ăn rồi mới lái xe nhé.

7.Đi ngủ ngay sau khi ăn

ngủ ngay sau khi ăn

Đi ngủ ngay sau khi ăn có thể khiến bạn mắc một số vấn đề về tiêu hóa, đặc biệt là tình trạng đau dạ dày sẽ càng trở nên trầm trọng hơn. Nằm ngủ ngay sau khi ăn còn khiến thức ăn không được tiêu hóa gây tăng cân nữa đấy nhé.

Tốt nhất bạn nên nghỉ ngơi, thư giãn khoảng 30 phút đến 1 tiếng trước khi đi ngủ nhé.

8.Đi tắm

Đi tắm ngay sau khi ăn cũng làm ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa bởi khi tắm, lượng máu sẽ chảy trực tiếp đến tay chân, làm giảm lượng máu xung quanh khu vực dạ dày, làm suy yếu hệ thống tiêu hóa.

9.Hút thuốc

hút thuốc

Hút 1 điếu thuốc ngay sau khi ăn tối sẽ tương đương với việc hút 10 điếu thuốc lá trong 1 ngày chính vì vậy việc làm này cũng gây nguy hại rất lớn đến sức khỏe.

Hi vọng với những chia sẻ từ Siêu Thị Làm Đẹp sẽ giúp bạn chăm sóc tốt hơn cho sức khỏe của bản thân và gia đình nhé!

Bí Kíp Chữa Nhiệt Miệng Khó Chịu Trong 2 Ngày Cực Đơn Giản

Nhiệt miệng làm bạn khó chịu và đau đớn, nó ảnh hưởng tới công việc cũng như làm bạn cảm thấy cực kỳ khó chịu khi ăn uống. Bạn đã thử dùng một số cách nhưng vẫn chưa hiệu quả, vậy bạn hãy thử cách chữa nhiệt miệng cực đơn giản dưới đây thử xem nhé.

Chúng tôi tin rằng bạn sẽ quên ngay chứng nhiệt miệng nhanh chóng sau 2 ngày áp dụng.

1. Nước muối loãng

Nước muối loãng chữa nhiệt miệng

Sử dụng nước muối để loại bỏ nhiệt miệng là cách phổ biến nhất mà nhiều người đã áp dụng thành công. Nước muối loãng sẽ giúp bạn sát khuẩn và làm sạch khoang miệng một cách nhanh chóng.

Cách thực hiện phương pháp này là khá đơn giản, bạn chỉ cần dùng nước muối loãng súc miệng thường xuyên và ngậm trong vài phút rồi nhổ ra.

2. Nước ép củ cải trắng

Củ cải trắng chắc không còn xa lạ với chúng ta trong mỗi bữa ăn phải không nào? Ăn củ cải trắng rất mát vì vậy sẽ giúp bạn quên đi nhiệt miệng nhanh chóng.

Cách thực hiện rất đơn giản, bạn chỉ cần khoảng 300gr củ cải trắng, xay nhuyễn rồi kết hợp với nước sôi để nguội. Hỗn hợp thu được bạn dùng để súc miệng ngày 3 lần, thực hiện trong 2 ngày sẽ nhanh chóng khỏi bệnh.

Nước ép cà chua sống

Nước ép cà chua chữa nhiệt miệng

Dùng cà chua để loại bỏ nhiệt miệng là một cách không tồi, bạn có thể ăn sống hay là dùng cà chua để làm nước ép sinh tố. Nếu bạn kiên trì với cách này thì bạn sẽ không cần phải lo lắng bị nhiệt miễng nữa.

Bôi nước lá rau ngót

Nước ép lá rau ngót là nguyên liệu “đánh bay” chứng nhiệt miệng rất hiệu quả. Bạn dùng một nắm lá rau ngót, ép lấy nước hòa chung với một ít mật ong.

Dùng bông gòn thấm lấy nước, đắp trực tiếp vào vị trí nhiệt miệng, kiêng trì thực hiện ngày 2-3 lần, chứng nhiệt miệng sẽ nhanh chóng thuyên giảm.

Cách phòng tránh nhiệt miệng.

Nhiệt miệng

– Uống nhiều nước để giải nhiệt.

– Vệ sinh sạch sẽ răng miệng

– Loại bỏ ngay các chất chứa cồn, cafein, cà phê,…ra khỏi chế độ ăn uống

– Thường xuyên ăn bổ sung các loại nước uống mát, thanh nhiệt, giải độc hàng ngày.

Như vậy là mình vừa giới thiệu xong cách chữa nhiệt miệng đơn giản không tốn một xu từ trong dân gian, bạn hãy thực hiện là sẽ thấy kết quả trong 2 ngày và không phải lo lắm căn bệnh nhiệt miệng đáng ghét này nữa.

Bệnh Sởi Ở Trẻ Em Cách Điều Trị Và Phòng Tránh

Bệnh sởi cách điều trị và phòng tránh – Theo dân gian, bệnh sởi còn được gọi là bệnh đau ban đỏ. Tác nhân gây bệnh sởi thuộc nhóm RNA giống Mobilli vi-rút của họ Paramyxoviridae Influenzae. Người là nguồn bệnh chủ yếu nhưng có thể gặp ở khỉ. Không có trung gian truyền bệnh, không có vi rút tiềm ẩn lây truyền, chỉ có 1 type huyết thanh, và thuốc chủng ngừa có hiệu quả. Đường lây truyền chủ yếu là đường hô hấp như: nước bọt , hắt hơi, sổ mũi hoặc do hít phải mầm bệnh từ môi trường bên ngoài của bệnh (do mầm bệnh có thể tồn tại ngoài môi trường hơn một giờ). Sởi là bệnh truyền nhiễm có tính lây truyền cao nhất và tính miễn dịch quần thể trong nhân dân cần phải đạt tới  94% mới có thể cắt đứt được sự lây truyền của bệnh trong cộng đồng.

Bệnh sởi thường gặp ở trẻ em và là bệnh lành tính. Tuy nhiên, nếu không kịp thời phát hiện và chăm sóc đúng cách, trẻ có thể bị biến chứng dẫn đến tử vong. Bênh sởi thường gặp nhất vào mùa xuân, khi nhiệt độ và độ ẩm không khí cao, vi khuẩn dễ sinh sôi và phát triển. Bệnh này có tốc độ lan rất nhanh, khoảng 90% số trẻ tiếp xúc với người mắc sởi sẽ bị lây bệnh. Những trẻ có nguy cơ mắc sởi cao là các bé có thể trạng yếu, trẻ sinh non, không được tiêm phòng vắc – xin phòng ngừa đầy đủ. Người lớn cũng có thể bị sởi nếu cơ thể không đủ miễn dịch với bệnh.

benh-soi-o-tre-em-cach-dieu-tri-va-phong-tranh

 Các dấu hiệu và triệu chứng

Dấu hiệu đầu tiên của bệnh sởi thường là sốt cao 39.5 đến 40 độ C, co giật bắt đầu từ 10- 12 ngày sau khi tiếp xúc với vi rút, và kéo dài từ 4 – 7 ngày.

“Viêm long”(có triệu chứng giống như cảm cúm ): Chảy nước mũi, ho, mắt đỏ và chảy nước mắt, sợ ánh sáng, giác mạc và mi mắt có thể bị sưng phù và các đốm trắng nhỏ bên trong má có thể là dấu hiệu bệnh ở giai đoạn đầu. Sau vài ngày, xuất hiện phát ban, thường là trên mặt và cổ. Có thể gây viêm thanh quản co rút, nếu có triệu chứng viêm long ở đường tiêu hóa sẽ gây tiêu chảy

Trong khoảng ba ngày, phát ban lan rộng, cuối cùng đến tay và chân. Phát ban kéo dài 5-6 ngày, và sau đó bay dần. Tính trung bình, phát ban xuất hiện sau 14 ngày sau khi tiếp xúc với vi rút (trong phạm vi từ 7 đến 18 ngày).

Khám họng trong giai đoạn này có thể thấy những chấm trắng nhỏ khoảng1mm mọc trên nền niêm mạc má viêm đỏ,có vị trí ngay với răng hàm thứ nhất, đó là dấu “Koplik” rất có giá trị để giúp chẩn đoán khi phát ban. Thời gian tồn tại của dấu hiệu này khoảng 12 đến 18 giờ.

Diễn tiến bệnh nặng có thể xảy ra ở trẻ nhỏ được nuôi dưỡng kém, đặc biệt là những người thiếu vitamin A hoặc hệ miễn dịch yếu do nhiễm HIV/AIDS hoặc những bệnh khác.

benh-soi-o-tre-em-cach-dieu-tri-va-phong-tranh

Các biến chứng của bệnh sởi

Bệnh sởi có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm trong hoặc sau khi mắc bệnh sởi.

1.       Viêm phổi:Thường là do bội nhiễm vi trùng khác như: phế cầu, liên cầu, tụ cầu Hemophilus Influenzae.

2.       Lao: Sời làm tăng nguy cơ trầm trọng bệnh lao tiềm ẩn và làm gia tăng mức độ lao sơ nhiễm.

3.       Viêm tai giữa: Sốt cao, quấy khóc, chảy mủ 1 hoặc 2 bên tai.

4.       Viêm thanh quản: Có thể kèm cơn khó thở về đêm, ho hen, khàn giọng, nếu nặng có thể khó thở thanh quản.

5.       Viêm não tủy (0,1 – 0,2%): Có thể xảy ra sớm hơn 2 tuần với triệu chứng sốt cao, nôn ói, nhức đầu, lơ mơ, co giật.

6.        Xuất huyết giảm tiểu cầu: Thường xảy ra từ ngày 3 đến ngày 5

7.        Một số chứng bệnh khác:

•         Viêm kết mạc mắt, dẫn đến loét giác mạc do thiếu Vitamin A dẫn đến mù.

•         Viêm cơ tim

•         Viêm loét niêm mạc má, miệng (dân giang còn gọi là cam tẩu mã)

•         Viêm hạch mạc trên ruột, gây đau bụng

•         Viêm gan: gây vàng da, tăng men gan (chủ yếu gặp ở người lớn)

•         Viêm vỉ cầu thận cấp

Chăm sóc và điều trị

Chủ yếu là điều trị nâng đỡ, hiện nay chưa có phương pháp điều trị kháng vi rút đặc hiệu cho bệnh sởi.. Nên cho trẻ nghỉ ngơi, tránh tiếp xúc với ánh sáng mạnh trong giai đoạn sợ ánh sáng nên cho trẻ ăn chế độ giàu chất dinh dưỡng và dễ tiêu hóa, giữ gìn vệ sinh răng miệng.

benh-soi-o-tre-em-cach-dieu-tri-va-phong-tranh

Có thể phòng tránh một số biến chứng nghiêm trọng của bệnh sởi thông qua chăm sóc tốt, đảm bảo đủ dinh dưỡng, uống đủ nước, và điều trị mất nước với dung dịch bù nước và điện giải. Dung dịch này nhằm bù nước và các yếu tố thiết yếu khác đã bị mất do tiêu chảy hoặc nôn. Các thuốc kháng sinh cũng được kê để điều trị đau mắt, nhiễm trùng tai và viêm phổi.

Tất cả trẻ được chẩn đoán bị sởi nên được uống bổ sung 2 liều vitamin A, cách nhau 24 giờ. Cụ thể, Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo bổ sung vitamin A cho tất cả trẻ em được chẩn đoán với bệnh sởi với liều lượng theo độ tuổi như sau:

• Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng: 50.000 IU/ngày, dùng 2 liều cách nhau 24 giờ

• Tuổi 6-11 tháng: 100.000 IU/ngày, dùng 2 liều cách nhau 24 giờ

• Trẻ trên 1 tuổi: 200.000 IU ngày, dùng 2 liều cách nhau 24 giờ

• Trẻ em có dấu hiệu lâm sàng thiếu vitamin A: 2 liều đầu tiên theo tuổi, từ 2 đến 4 tuần sau đó bổ sung thêm liều thứ 3 theo tuổi

Cách này nhằm phục hồi nồng độ vitamin A thấp khi mắc sởi, xuất hiện ở cả những trẻ được chăm sóc dinh dưỡng tốt và có thể dự phòng tổn thương mắt và mù. Bổ sung vitamin A cho thấy giảm 50% số ca tử vong do sởi.

Cách chăm sóc trẻ khi bị sởi

– Thường xuyên rửa mặt, lau miệng cho bé, thay ga, đệm, quần áo để đảm bảo giữ vệ sinh. Lau người cho trẻ hàng ngày bằng khăn sạch, mềm.

benh-soi-o-tre-em-cach-dieu-tri-va-phong-tranh

– Kiêng gió, kiêng bẩn, cách ly trẻ, cho trẻ ở phòng thoáng, sáng, tránh gió lùa.

– Không nên cho trẻ ăn các loại thức ăn chứa protein gây dị ứng như kiêng dùng các loại thủy sản, cá rô, cá chép, cá hoa vàng, cua, tôm càng, tôm nõn, cá diếc, sò, nghêu, các loại thịt dê, thịt chó, thịt gà, vịt, ngựa, lừa, các loại côn trùng như chấu chấu, kén nhộng, các loại rau kích thích như ớt, rau thơm, các thứ gia vị thơm cay như hoa hồi, bột hạt cải…Trẻ em đang bị bệnh sởi thì không nên dùng các loại gia vị cay nóng như ớt, hạt tiêu, quế, hành tây, tỏi, cà ri, rau thì là… Những thực phẩm này có tác dụng trợ nhiệt, động huyết, gây ra những phản ứng bất lợi cho trẻ.

– Trong giai đoạn bị bệnh sởi, nên ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu hoá và uống nhiều nước hoa quả. Cho trẻ ăn nhiều rau chân vịt, cải trắng, cà rốt, củ cải, táo, lê, đào… sẽ cung cấp năng lượng cho trẻ, giúp trẻ nhanh chóng phục hồi sức khoẻ.

– Khi bị sởi, trẻ rất dễ bị mất nước do nôn, tiêu chảy và đi tiểu nhiều, vì vậy cần phải được bù nước bằng cách cho trẻ uống nhiều nước, khoảng 6 -8 cốc nước/ngày để giảm thiểu tình trạng mất nước của cơ thể. Không nên uống các loại nước kích thích, có ga.

– Nhỏ thuốc mũi hoặc mắt cho trẻ bằng nước muối sinh lý hoặc thuốc nhỏ mắt mũi chuyên dùng khoảng 3, 4 lần/ngày.

– Nếu trẻ không bị biến chứng thì tuyệt đối không dùng kháng sinh, chỉ nên dùng B1, vitamin C liều cao. Nếu trẻ bị biến chứng khi liên tục bị sốt thì nên hạ nhiệt theo chỉ định của bác sĩ và đưa trẻ đến bệnh viện uy tín để theo dõi và điều trị.

Khi trẻ bị sởi, bạn nên dùng các thực phẩm như: củ năng, đậu hũ, cháo đậu đỏ, cháo đậu xanh, cháo cà rốt, bắp cải, cải bó xôi, mía lau, nấm hương, củ cải đường, hoa hiên (hoa kim châm), bí đỏ, bông cải xanh, bí đao, rau dền đỏ, dưa hấu, dưa chuột, lê, giấm gạo, cá chép, cá da trơn (cá ba sa, sa ba, cá bông lau), cá hồi, cá trích, thịt heo nạc, nho, trà xanh, rong biển, cà chua, cà rốt, chuối, táo, lê, đậu xanh, hạt sen, hạt mè, hạt ý dĩ…

Cách phòng tránh cho trẻ

soi_2

– Dùng khăn hoặc tay che miệng khi ho, hắt hơi.

– Rửa tay trước khi ăn và trước khi chế biến thức ăn cho trẻ.

– Vệ sinh môi trường: Tẩy trùng sàn nhà, đồ chơi trẻ em, dụng cụ, vật dụng của trẻ

– Chích ngừa sởi: Trẻ được chích ngừa Vaccine sống giảm độc liệu 1 lần, thường vào tháng thứ 9 (theo lịch chương trình tiêu chảy Quốc gia). Do miễn dịch bảo vệ của vaccine chỉ đạt được 90%) và với sự giảm miễn dịch dần theo thời gian, nên chích ngừa mũi thứ 2 cho trẻ < 10 tuổi. Hiện tại đã có loại Vaccine phối hợp 3 bệnh: Sởi, Quai bị và Rulella (MMR hay Trimovax).

Bệnh Viêm Gan B Nguyên Nhân, Điều Trị

Bệnh viêm gan B hiện đang rất phổ biến trong cuộc sống hiện đại ngày nay và bệnh này chia làm nhiều loại như: cấp, mãn và thể kéo dài. Tuy mỗi dạng viêm gan B có đặc trưng khác nhau nhưng đều có một số triệu trứng sau:
Đa số các bệnh nhân bị mắc bệnh viêm gan B đều có cảm giác người mệt mỏi, biếng ăn, lười đi lại. Những triệu chứng này tồn tại ở đa số các bệnh viêm gan B và ở những mức độ khác nhau. Nhưng cũng có một số những bệnh nhân viêm gan virus B chỉ có triệu chứng duy nhất đó là người mỏi mệt. Một số biểu hiệu của bệnh nhân viêm gan B đó là hệ tiêu hoá kém đi và nước tiểu vàng ở một số người mắc bệnh viêm gan B.

Người Việt Nam bị mắc bệnh viêm gan B đa số là do việc ăn uống không được đảm bảo vệ sinh an toàn và lối sống thiếu lành mạnh.

bệnh viêm gan b nguyên nhân và cách điều trị

Bệnh viêm gan B ảnh hưởng như thế nào?

Có rất nhiều người tuy đã bị mắc bệnh viêm gan B mãn tính nhưng lại không có triệu chứng gì khác thường và vẫn sinh haotj như người bình thường. Nhưng lại có một số người bị tổn thương gan nặng do bệnh viêm gan B vì hõ đã mắc bệnh lâu năm. Có khoảng ¼ người mắc bệnh viêm gan B có thể bị tổn thương gan nghiêm trọng. Trong đa số các trường hợp nghiêm trọng thì bệnh viêm gan B có thể gây suy gan thậm chí là ung thư gan.

Như chúng ta đã biết

Viêm gan B là căn bệnh viêm nhiễm và lây truyền do máu, điều này có nghĩa là trong cơ thể người bệnh thì máu và chất dịch có chứa siêu vi gây bệnh. Nếu máu hoặc chất dịch của cơ thể người nhiễm viêm gan B xâm nhập vào cơ thể của 1 người khác qua vết cắt hoặc chỗ hở sẽ có nguy cơ cao lây nhiễm viêm gan B.

HBV là virus viêm gan B sống rất da thậm chí còn có thể sống trong cả máu khô nhiều ngày liên tục. Vì vậy bạn sẽ rất dễ bị lây nhiễm HBV nếu sinh hoạt tình dục mà không có biện pháp bảo vệ với người đã nhiễm bệnh hoặc để máu và chất dịch có chứa HBV tiếp xúc với cơ thể hoặc vết thương hở. Những em bé sinh ra đã có mẹ bị mắc bệnh rất dễ có nguy cơ mắc bệnh vì em bé phải tiếp xúc trực tiếp với chất dịch cơ thể của người mẹ trong khi sinh.

bệnh viêm gan b nguyên nhân và cách điều trị

HBV cũng rất dễ lây lan qua các dụng cụ y tế như bơm kim tiêm đã sử dụng nhiều lần và tiệt trùng không đúng cách. HBV có thể lây lan qua 1 lượng máu nhỏ trong dụng cụ tiêm chích ma tuý.

Các vật dụng như ra cạo dâu, bông tai, bàn chải đánh răng và các dụng cụ để xăm mình khi tiếp xúc với máu có thể làm lây lan siêu vi viêm gan B.

Cách lây chuyền của bệnh viêm gan b

Từ mẹ sang con.

Tiếp xúc với máu hoặc vết thương hở của một người bị nhiễm HBV.

Sống trong gia đình của người nhiễm HBV.

Những vết do người cắn

Dùng chung dao cạo râu, bàn chải đánh răng, khăn lau mặt với người bị nhiễm HBV.

Mớm cơm cho bé hoặc nhai chung sing-gum (chewing-gum)

Dùng kim không vô trùng trong châm cứu, xỏ lỗ tai,xâm mình,ráy tai

Dùng một cây kim để tiêm chủng cho nhiều người.

Khi phát hiện mình có nguy cơ viêm gan B thì cần đi khám bác sỹ ngay càng sớm càng tốt để tránh trường hợp bệnh kéo dài, nếu phát hiện có nguy cơ mắc bệnh hãy đến phòng khám để khám và phòng ngừa bệnh.

Xem thêm một số sản phẩm của chúng tôi ở link sau: http://sieuthilamdep.com.vn/giam-can/

Nguồn: http://giam-can-hieu-qua.com

Chữa Trị Bệnh Tiểu Đường Tuýt 2 Bằng Bài Thuốc Cực Hay

Căn bệnh tiểu đường giờ đây đã trở nên phổ biến và cũng là nỗi sợ hãi của nhiều người. Hiện nay đang có xu hướng tăng cao nhiều ở những người tuổi trung niên, cao tuổi và cả những người béo phì,..Trong số đó, tiểu đường tuýp 2 đã là trường hợp khá nguy hiểm đối với sức khỏe. Chúng để lại vô số các hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe như tim mạch, mỡ máu,các bệnh về mắt, da, trong đó, hoại tử là nỗi sợ khủng khiếp nhất của người không may mắc phải tiểu đường.

Chữa Trị Bệnh Tiểu Đường Tuýt 2 Bằng Bài Thuốc Cực Hay

Hiện nay, dưới sự phát triển của y học, người bệnh có rất nhiều lựa chọn để điều trị, tuy nhiên, một số trường hợp nhẹ hoặc phát hiện sớm, chỉ số đường huyết trong máu sẽ được kiểm soát rất tốt thông qua bài thuốc Đông y.

Dưới đây là một vài bài thuốc chữa trị bệnh tiểu đường tuýt 2 rất hiệu quả từ khổ qua rừng. Là bài thuốc được dân gian truyền lại qua nhiều thế hệ và đến tận bây giờ.

Được biết, dưới góc độ Đông y, khổ qua rừng vị đắng, tính hàn, có công dụng bổ gan, tiêu độc, thanh nhiệt cơ thể. Do đó, sử dụng nước nấu từ khổ qua không gây ra tác dụng phụ mà có lợi đôi đường cho sức khỏe, đặc biệt là căn bệnh tiểu đường tuýp 2.

Còn theo Tây y, các thành phần có trong loại rau rừng này kích thích tuyến tụy sản xuất nhiều insulin, hỗ trợ “vận chuyển” glucose từ máu vào trong tế bào, gián tiếp điều trị căn bệnh tiểu đường tuýp 2.

Rất nhiều người đã sử dụng theo công thức này và kiểm soát chỉ số đường huyết chỉ với 1 loại nguyên liệu duy nhất là khổ qua rừng.

Bài thuốc trị tiểu đường bằng khổ qua rừng

Bài thuốc 1

Chữa Trị Bệnh Tiểu Đường Tuýt 2 Bằng Bài Thuốc Cực Hay

Khổ qua rừng khô, cân 40-60gr, nấu thành nước uống thay trà hằng ngày. Kiên trì thực hiện kết hợp với kiểm tra chỉ số đường huyết bạn sẽ thấy được kết quả.

Bài thuốc 2

Nếu không loại khô, bạn cũng có thể áp dụng với khổ qua tươi, tuy nhiên, lượng tươi cần áp dụng phải là 200-300gr. Tất cả rửa sạch cho vào nồi có sẵn lượng nước vừa đủ, nấu chính, ăn trái và uống nước mỗi ngày.

Cả hai bài thuốc trên, nếu áp dụng thường xuyên  kết hợp với thay đổi chế độ dinh dưỡng và luyện tập thể dục thể thao điều đặn, chỉ số đường huyết sẽ cân bằng, duy trì ở mức 80-110mg/cc là điều hoàn toàn có khả năng.

Tuy nhiên, tiểu đường là căn bệnh mãn tính không phải ngày một ngày hai có thể chữa trị hết được, bạn phải kiên trì, cách tốt nhất giúp bạn duy trì chỉ số đường huyết ở mức ổn định đó chính là phòng bệnh.

Chế độ ăn:

–  Hạn chế quá nhiều đường, quá nhiều thịt đỏ, tinh bột trong các bữa ăn hằng ngày.

– Thêm nhiều rau xanh và trái cây. Tránh các loại trái cây có chỉ số đường huyết GI trên 70 như nhãn, sầu riêng, hồng, chôm chôm…

– Bổ sung thêm các loại thực phẩm nhằm ngăn ngừa các hậu quả của bệnh tiểu đường gây ra như đột quỵ, xơ vỡ động mạch,..Vậy nên bữa ăn của bạn có thể ăn cho thêm Hạt Chia sẽ là một cách bổ sung dưỡng chất đầy đủ chơ cơ thể khỏe mạnh.

Chữa Trị Bệnh Tiểu Đường Tuýt 2 Bằng Bài Thuốc Cực Hay

Chế độ luyện tập:

Mỗi ngày, dành ra 30 phút để thực hiện các bài tập thể dục. Đi bộ là cách đơn giản nhất mà bất kỳ ai cũng có thể thực hiện được, vừa hiệu quả lại dễ thực hiện. Người già nếu không có sức, hãy tập các bài tập dưỡng sinh hoặc thiền tại nhà cũng có tác dụng tương tự.

Nếu sau một thời gian áp dụng mà triệu chứng của bệnh không thuyên giảm, hãy mau chóng thăm khám để được thực hiện các xét nghiệm và có hướng điều chỉnh kịp thời. Bảo vệ sức khỏe của bản thân mình chính là xây dựng niềm vui cho những người thân trong gia đình bạn.

Chúc bạn mau khỏi bệnh và sống vui khỏe.

“Độc Chiêu” Phòng Và Trị Bệnh Bằng Lá Mơ Lông Tím

Chỉ với một lượng gr mơ lông vừa đủ mỗi ngày sẽ giúp bạn phòng và điều trị một vài bệnh lý thường gặp như dạ dày, đau đầu, ho gà, hay bất cứ triệu chứng đau nhức xương khớp, phong thấp,..Vậy nên, việc tiêu thụ lá mơ lông tím bằng cách kết hợp với những món ăn hàng ngày sẽ giúp bạn chăm sóc sức khỏe tốt hơn.

“Độc Chiêu” Phòng Và Trị Bệnh Bằng Lá Mơ Lông Tím

Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn cách phòng và điều trị bệnh bằng lá mơ lông tím cho từng bệnh lý cụ thể.

Để nhận biết được lá mơ lông tím bạn có thể thấy vài đặc điểm sau: Thân cây lá mơ lông thường có thân leo, lá có màu xanh mặt trên, màu tím mặt dưới, có lông chi chít ở lá. Ở nhiều vùng người ta còn gọi nó là lá khau tất ma bởi chúng có mùi hơi hăng.

Bạn vẫn thường sử dụng lá mơ lông tím này ăn kèm với thịt cầy, các món thịt luộc khác. Trong ẩm thực, lá mơ lông được coi là gia vị đi kèm giúp món ăn ngon hơn và đặc biệt hơn.

Ngoài ra, lá mơ lông tìm còn có công dụng điều trị bệnh vô cùng tuyệt vời mà khi biết đến có thẻ bạn sẽ bất ngờ đấy. Bài viết này sẽ giúp bạn khám phá những “chiêu” trị bệnh từ lá mơ lông nhé.

Lá mơ lông tím trị đau dạ dày

Căn bệnh dạ dày hiện chưa có một loại thuốc đặc trị nào điều trị khỏi dứt điểm, những người mắc bệnh sẽ cảm thấy đau đơn khi những cơn đau hành hạ suốt ngày. Với kinh nghiệm dân gian đã lưu truyền thì lá mơ lông có thể ngăn ngừa các cơn đau và giảm tình trạng đau đớn cho những người không may mắc bệnh này.

“Độc Chiêu” Phòng Và Trị Bệnh Bằng Lá Mơ Lông Tím

Cách làm rất đơn giản, bạn lấy khoảng 20-30gr lá mơ lông tím. Cho toàn bộ vào trong cối giã nát, vắt lấy nước ép, uống trực tiếp hỗn hợp thu được. Tùy vào tình trạng bệnh mà số lần áp dụng sẽ khác nhau, với những trường hợp nhẹ, triệu chứng sẽ thuyên giảm ngay vài lần đầu thực hiện.

Lá mơ lông tím trị suy dinh dưỡng

Hiện nay tình trạng suy dinh dưỡng cũng trở nên phổ biến ở bất cứ lứa tuổi nào, nhất là ở trẻ em. Bạn có thể sử dụng lá mơ lông tím như một vị thuốc điều trị mỗi ngày.

Chỉ cần 2 loại nguyên liệu bao gồm 20gr rễ mơ lông kết hợp với 1 cái bao tử heo. Tất cả rửa sạch, cho vào nồi, hầm thật nhừ, có thể thêm vào một ít gia vị cho dễ ăn. Thành phẩm thu được cho bé ăn, tuy nhiên, đừng quá lạm dụng nhé, lời khuyên tốt nhất dành cho bạn là 2 tháng áp dụng 1 lần.

Lá mơ lông tím trị ho gà

Khi bạn bị cảm, ho gà mà lâu không khỏi, cách tốt nhất là ngưng việc dùng thuốc tây và sử dụng các bài thuốc nam đỡ ảnh hưởng tới sức khỏe và các bộ phận khác trên cơ thể.

Các vị thuốc bạn cần chuẩn bị bao gồm:

– 150gr mỗi vị gồm lá mơ lông, cảm thảo dây.

– Cỏ mầu trâu, rễ chanh, bách hộ, cỏ nhọ nồi, rau má, mỗi vị thuốc cần 250gr.

– Trần bì 100gr kết hợp với 50gr gừng và một ít đường kính.

“Độc Chiêu” Phòng Và Trị Bệnh Bằng Lá Mơ Lông Tím

Rửa sạch toàn bộ nguyên liệu, cho vào nồi, đổ thêm 6 lít nước nấu sôi, canh sao cho lượng nước bên trong còn 1 lít, chắt lấy nước, chia thành 3 lần uống trong ngày. Áp dụng trong vài ngày, bạn sẽ thấy ngay hiệu quả.

Rễ mơ lông tím trị phong thấp

Bệnh xương khớp, phong thấp giờ đã tràn lan và hầu như chưa có một giải pháp điều trị khỏi hoàn toàn. Nhưng bạn có thể sử dụng rễ mơ lông để điều trị căn bệnh của mình, giảm đau nhức các khớp xương khi trời chuyển tiết. Để phát huy công dụng chữa bệnh, bạn cần chuẩn bị 30-50gr rễ cây mơ lông, rửa sạch, cho vào nồi, sắc lấy nước uống.

Lá mơ lông tím phòng co giật

Bạn sẽ khá bất ngờ khi biết lá mơ lông có tác dụng cấp cứu các trường hợp  bị co giật rất hiệu quả. Bạn lấy khoảng 15-60gr lá mơ lông, rửa sạch, cho vào cối giã nát, vắt lấy nước cho người co giật uống. Chắc chắc rằng người bệnh sẽ hồi tỉnh sau khi được cấp cứu bằng nước lá mơ lông.

“Độc Chiêu” Phòng Và Trị Bệnh Bằng Lá Mơ Lông Tím

Hi vọng với mơ lông sẽ giúp bạn điều trị bệnh hiệu quả, chăm sóc sức khỏe tốt hơn. Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng mỗi ngày bạn cũng cần phải cung cấp đủ hàm lượng chất dinh dưỡng cho cơ thể luôn khỏe mạnh mỗi ngày. Hiện nay, nhiều chuyên gia thường khuyên bạn nên sử dụng Hạt Chia như một món ăn thông thường mỗi ngày, bạn có thể pha nước để uống, nấu canh hay rắc lên cơm cho các thành viên trong gia đình mình.

Chúc bạn sống vui khỏe.

4 Công Thức Đơn Giản Chữa Bệnh Hôi Miệng Cực Kì Hiệu Quả

Hôi miệng là một loại bệnh không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng lại gây mất thiện cảm và khó chịu đối với người xung quanh. Vì vậy, dưới đây blog.sieuthilamdep.com xin chia sẻ 4 công thức đơn giản giúp chữa bệnh hôi miệng cực kì hiệu quả cho mọi người. Hãy cùng nhau tìm hiểu nhé.

chua-benh-hoi-mieng-4

1.Chữa bệnh hôi miệng bằng giấm táo.

chua-benh-hoi-mieng

Trị hôi miệng bằng giấm táo là một cách đơn giản mà ai cũng có thể thực hiện được. Bạn chỉ cần pha một muỗng canh giấm vào một cốc nước và uống trước khi ăn là được. Vì tự làm giấm táo phải mất đến 3 tháng vì vậy bạn có thể mua sẵn về để dùng nhé.

2.Chữa bệnh hôi miệng bằng chanh.

chua-benh-hoi-mieng-1

Không chỉ có tác dụng trong việc làm đẹp, chanh còn là vị thuốc giúp chữa bệnh hôi miệng cực kì hiệu quả nữa đấy. Trong chanh có chứa axit và một số hoạt chất có tính chất diệt khuẩn cao vì vậy rất tốt cho việc làm sạch khoang miệng đánh bay mùi hôi khó chịu từ miệng của bạn.

Cách đơn giản để chữa hôi miệng bằng chanh đó là bạn tách lấy vỏ chanh tươi rửa sạch, nhai thật kỹ và nuốt luôn cả vỏ. Hoặc bạn cũng có thể dùng hỗn hợp nước cốt chanh tươi + muối bọt súc miệng 2 lần/ ngày nhé.

3.Chữa bệnh hôi miệng bằng lá bạc hà.

chua-benh-hoi-mieng-2

Nếu trong nhà bạn có lá bạc hà thì có thể dùng nó làm vị thuốc chữa bệnh hôi miệng cực kì hiệu quả đấy. Bạc hà có tính chất thơm mát nên từ xa xưa nó đã được dùng để chữa bệnh hôi miệng. Bạn có thể ăn sống lá bạc hà mỗi ngày hoặc dùng lá bạc hà tươi, càng già càng tốt, giã dập, lấy nước cốt. Sau đó hòa với nước lọc theo tỉ lệ 1: 3. Dùng làm nước súc miệng hàng ngày nhé.

4.Chữa bệnh hôi miệng bằng muối.

chua-benh-hoi-mieng-3

Muối có tính sát trùng tốt vì vậy dùng muối để chữa muối vừa giúp chữa hôi miệng vừa giúp làm sạch miệng một cách hiệu quả. Bạn chỉ cần pha muối vào nước và ngậm mỗi ngày là được nhé.

Trên đây là 4 cách chữa bệnh hôi miệng đơn giản và hiệu quả cho mọi người. Ngoài ra, bạn có thể tìm hiểu thêm rất nhiều bài viết Tư Vấn Sức Khỏe của chúng tôi để cuộc sống thêm tươi đẹp hơn nhé. Chúc các bạn thành công!