Bệnh ung thư da,nguyên nhân và cách phòng tránh – Giờ đây khi thời tiết khí hậu Trái Đất ngày càng nóng lên vì các khí thải của nhà máy, nguồn ô nhiễm không khí nặng nề, ..do ý thức con người và nhu cầu phát triển của xã hội. Giữa cái nắng gay của mùa hè, lúc những tia cực tím nhiều nhất, bức xạ Mặt Trời cũng phức tạp nhất,..sẽ làm gây hại đến da nếu ta không biết cách bảo vẹ, che chở. Vì vậy trước khi làn da bạn trở nên tồi tệ nhất bạn phải biết bảo vệ và gìn giữ. Dưới đây là những điều bạn cần biết về bệnh ung thư da, nguên nhân cũng như cách phòng tránh cho da.
Da được phân thành 2 lớp chính. Phần gần với bề mặt nhất thì được gọi là lớp biểu bì, phần dưới được gọi là lớp hạ bì.
Da có chức năng:
• Bảo vệ cơ thể khỏi những tổn thương và các độc tố
• Điều hòa thân nhiệt
• Loại bỏ chất thải thông qua tuyến mồ hôi
Phần biểu bì bao gổm 3 loại tế bào: Trên bề mặt là các tế bào sừng, được biết đến như phần tế bào có vảy. Ở bên dưới các tế bào có vảy là các tế bào tròn được gọi là các tế bào đáy (tế bào nền). Nằm giữa các tế bào đáy là các tế bào hắc tố. Các tế bào hắc tố là các tế bào tạo ra màu sắc và hắc tố của da. Chính các tế bào này tạo nên sự đa dạng trong màu sắc của làn da.
Nguyên nhân chủ yếu là do đâu?
1. Tia tử ngoại
Các tia tử UV trong ánh nắng mặt trời là thủ phạm chính của bệnh ung thư da. Việc tiếp xúc trực tiếp với tia UV quá nhiều ở trẻ em có thể gây nên những tổn thương nghiêm trọng nhưng không biểu hiện ra ngoài sau nhiều nhiều năm. Dường như hầu hết các tổn thương về da từ tia bức xạ tử ngoại (cực tím) thường xảy ra trước tuổi 20, do đó việc phơi nắng quá lâu được tích tụ trong nhiều năm có thể dẫn đến việc phát triển ung thư da trên các tế bào đáy và các lớp tế bào có vẩy.
Những người có làn da nâu và đen thường ít có nguy cơ phát triển ung thư da vì hắc tố màu trong da họ đã mang đến cho họ sự bảo vệ tự nhiên. Những người có làn da mịn có chiều hướng chuyển sang đỏ hoặc xuất hiện những nốt tàn nhang khi đi nắng sẽ có nguy cơ cao nhất về bệnh này. Trẻ em và những người trẻ tuổi có thói quen phơi nắng lâu dưới ánh nắng mặt trời sẽ có nguy cơ cao về sự phát triển khả năng ung thư da. Các dấu hiệu sẽ không biểu hiện ngay mà thông thường là sau tuổi 40 nhưng cũng không quá những năm của tuổi 60 va 70.
2. Tiếp xúc nhiều với ánh sáng nhân tạo
Việc thường xuyên sử dụng đèn chiếu sáng trên sân khấu và đèn ngủ cũng có thể tăng khả năng phát triển ung thư da.
3. Những tổn thương về da
Những vùng da đã từng bị bỏng hoặc có thời gian dài bị viêm nhiễm có nguy cơ cao trong việc phát triển ung thư biểu bì tế bào có vảy.
4. Các nguyên nhân khác
Tiếp xúc với hoá chất các loại hóa chất như: than, nhựa đường, khói muội, dầu hoả, dẫn suất xăng dầu, thuốc nhuộm tóc, lọc dầu và thạch tín,…
5. Yếu tố di truyền
Một số người do yếu tố di truyền hiếm gặp có nguy cơ ung thư da cao hơn. Tuy nhiên, ung thư da không ác tính không được hình thành bởi lỗi gen di truyền do đó không thể truyền cho các thành viên khác trong gia đình bạn, vì vậy các thành viên khác trong gia đình bạn không thuộc đối tượng có nguy cơ cao về phát triển ung thư da.
Những biểu hiện và triệu chứng của ung thư da ra sao?
Cả ung thư biểu bì tế bào đáy và tế bào có vảy đều có những triệu chứng khác nhau, thường không mang lại cảm giác đau và phát triển chậm. Ung thư da có thể xuất hiện ở bất cứ đâu trên cơ thể những thường gặp hơn ở những vùng da tiếp xúc nhiều với ánh nắng, đặc biệt ở mặt hay cổ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cho con người.
1. Ung thư tế bào đáy
Có thể phát triển dưới dạng như một u bướu nhỏ trên da, có thể có những biểu hiện lồi lên và giáp. Đôi khi có hiện tượng chảy máu và hình thành vảy cứng. Vùng da này có thể xuất hiện những biểu hiện như đang lành nhưng không bao giờ lành hẳn, thường gây ngứa. Thay vào đó bạn có thể thấy một chỗ phẳng với những vảy cứng trông như các chấm đỏ.
2. Ung thư biểu bì tế bào vảy
Thường xuất hiện vảy, đôi khi rất cứng, có vảy sừng nhưng khi chạm vào lại thấy mềm. Những vùng ung thư thường xuất hiện ở các cùng da bị tổn thương bởi tia UV như mặt, cổ, vùng da đầu không có tóc, cánh tay, mu bàn tay, mu bàn chân.
3. Những biểu hiện khác thường trên da
Nếu bạn nhận thấy bất cứ một biểu hiện không bình thường nào trên da mà nó không mất đi trong vòng một tháng, bạn nên đến bác sỹ để kiểm tra. Tuy nhiên đó có thể là các trạng thái khác xuất hiện trên da mà không phải là ưng thư đặc biệt là ở những người lớn tuổi.
Cách phòng tránh ngăn ngừa bệnh ung thư da
Để ngăn ngừa và giảm ung thư da một cách hiệu quả thì bạn phải có chế độ ăn uống hợp lí và lành mạnh và bổ sung thêm những loại thực phẩm tốt cho da. Tránh những tác hại gây hại đến da
1. Bảo vệ da tránh xa tia nắng mặt trời
Hãy bôi kem chống nắng lên da 20 phút trước khi ra ngoài trời.
Đội mũ nón cẩn thận, đeo kính râm, mặc quần áo chống nắng, điều này giúp cho bạn cản bớt tia nắng chói chang chiếu thẳng vào cơ thể.
Nên lựa chọn mặc những loại quần áo bằng chất liệu thấm mồ hôi giúp cơ thể mát mẻ, như chất liệu bằng cotton…
Khi vừa đi nắng về tuyệt đối không được uống nước ngay hoặc tắm ngay lập tức, điều này cực kì nguy hiểm có thể dẫn tới tử vong, nên ngồi nghỉ ngơi một chút khi vừa đi nắng về, uống nước vừa phải, từ từ chậm rãi, tới khi cơ thể mát mẻ thoải mái rồi mới được tắm.
2. Cung cấp, bổ sung Vitamin D cho cơ thể
Theo các nghiên cứu y học cho biết vitamin D có tác dụng tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, chống lại sự phát triển của một số tế bào ác tính gây ung thư vú.
Nên ra ngoài trời tắm nắng khoảng 15-20 phút mỗi ngày từ lúc 6h sáng tới 8h sáng để cơ thể có thể tổng hợp đủ vitamin D cho cơ thể, nếu những người da ngăm đen nên tắm nắng lâu hơn những người da sáng trắng.
Cung cấp vitamin D cho cơ thể qua bữa ăn hàng ngày như cá thu, cá hồi … là thực phẩm giàu vitamin D nhất.
3. Tăng cường ăn rau xanh và hoa quả
Mùa hè, thời tiết nóng nực, cơ thể mất một lượng lớn nước qua tuyến mồ hôi, hơi thở … chính vì thế cần cung cấp đủ dinh dưỡng đủ nước cho cơ thể, tăng cường sức chịu đựng, phòng tránh mất nước bằng cách uống đủ 2-2,5 lít nước trong 1 ngày, tăng cường ăn rau xanh và hoa quả tươi, cung cấp đủ các vitamin cho cơ thể luôn khỏe mạnh.
4. Kiểm tra sức khỏe định kì
Ở những vùng có nguy cơ nhiễm tia cực tím nhiều thì nên kiểm tra sức khỏe định kì ít nhất 3 tháng một lần, còn ở những nơi ít có nguy cơ thì có thể 6 tháng kiểm tra sức khỏe toàn diện một lần để sớm phát hiện các bất thường ở cơ thể.
Nếu trên da xuất hiện các nốt ruồi và lan ra ngày càng nhiều thì cần tới bác sĩ kiểm tra để phát hiện sớm bệnh.
Nốt ruồi trên da có thể thay đổi khi còn nhỏ nhưng khi tới tuổi trưởng thành thì các nốt ruồi hầu như không có gì thay đổi, nếu có thì cần phải xem xét cẩn thận.