Mãn kinh là gì? Nó ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống của chị em phụ nữ? phải làm sao để ngăn chặn các rối loạn tiền mãn kinh? hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
- 10 Cách Chữa Đau Bụng Kinh Hiệu Quả Nhất Cho Chị Em Phụ Nữ
- Cách Chữa Trị Băng Huyết Ở Chị Em Phụ Nữ
- Những Món Ăn Giúp Cho Vòng Một Nảy Nở
Mãn kinh là hiện tượng sinh lý tự nhiên xảy ra ở phụ nữ ở độ tuổi 45 đến 55 với sự thay đổi lớn về nội tiết và tâm sinh lý. Có thể nói đây là khoảng thời gian vô cùng khó khăn đối với chị em phụ nữ. Để vượt qua giai đoạn này, không chỉ phụ thuộc vào bản thân mỗi người mà còn cần đến sự hỗ trợ của người thân để khắc phục các vấn đề về tâm lý và sức khỏe. Dưới đây là những điều cần biết về tiền mãn kinh và cách khắc phục rối loạn tiền mãn kinh để giúp chị em chuẩn bị tâm lý.
Mãn kinh là gì?
Mãn kinh là giai đoạn sau kỳ hành kinh cuối cùng 12 của chị em. Mãn kinh thường bắt đầu ở chị em từ 45 đến 55 tuổi, lúc này kinh nguyệt sẽ chất dứt hoàn toàn, buồng trứng ngừng rụng trứng vĩnh viễn, hormone giới tính nữ sụt giảm trầm trọng chính vì vậy dẫn đến rất nhiều sự thay đổi bên trong cơ thể.
Các giai đoạn của mãn kinh
Quá trình mãn kinh phát triển qua 2 giai đoạn là tiền mãn kinh và mãn kinh.
– Tiền mãn kinh: thường bắt đầu ở những người từ 45 đến 50 tuổi, có thể kéo dài 2 đến 5 năm tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người. Bước vào giai đoạn này, hoạt động của buồng trứng bắt đầu suy giảm, chu kỳ kinh nguyệt không điều, tiết tố nữ bị mất cân bằng.
– Mãn kinh: sau giai đoạn tiền mãn kinh là giai đoạn mãn kinh thực sự, thường bắt đầu từ 50 đến 55 tuổi, lúc này ngưng hoạt động hẳn, cơ thể ngưng tiết nội tiết tố nữ, từ đó chu kỳ kinh nguyệt cũng mất hẳn.
Phân loại mãn kinh
Tùy thuộc vào độ tuổi mãn kinh ở phụ nữ mà người ta chia giai đoạn này thành 2 loại chính đó là:
– Mãn kinh sớm: Hầu hết, tiền mãn kinh thường bắt đầu từ năm 45 tuổi, tuy nhiên một số người lại diễn ra quá trình này từ năm 40 tuổi, những người này được xếp vào nhóm mãn kinh sớm.
Những người mãn kinh sớm sẽ không còn khả năng mang thai do không còn nang noãn chính trứng không được phóng ra. Biểu hiện của giai đoạn này thường thấy như: chu kỳ kinh nguyệt không đều, đau rát khi “yêu” và khô âm đạo… điều này làm cho chị em gặp rất nhiều khó khăn trong đời sống vợ chồng, không chỉ ảnh hưởng đến sinh lý mà còn ảnh hưởng đến cả sức khỏe.
Mãn kinh sớm thường gặp ở những người thường xuyên hút thuốc, rượu bia, rối loạn miễn dịch, phẫu thuật cắt bỏ tử cung nhưng vẫn còn 2 buồng trứng…
– Mãn kinh muộn: là hiện tượng mãn kinh sau 55 tuổi.
Dù là mãn kinh sớm hay muộn thì việc giai đoạn này không bình thường cũng ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe và sinh lý của chị em phụ nữ, dẫn đến rối loạn tiền mãn kinh.
Biểu hiện chứng rối loạn tiền mãn kinh và mãn kinh
– Hầu hết chị em phụ nữ đều phải đối mặt với chứng rối loạn tiền mãn kinh, dễ nhận thấy nhất đó chính là chu kỳ kinh nguyệt không đều, ngày đèn đỏ có thể dài, ngắn bất thường, huyết cũng ra không ổn định.
– Mãn kinh và tiền mãn kinh làm cho âm đạo bị khô, ham muốn tình dục giảm, ảnh hưởng đến sinh lý nữ bên cạnh đó sự thay đổi nội tiết bên trong cơ thể có thể dẫn đến tình trạng mọc mụn, rụng tóc, mệt mỏi kinh niên…
– Hiện tượng bốc hỏa: : thỉnh thoảng xảy ra do rối loạn vận mạch làm nóng bừng ở ngực, lưng, cổ, đổ mồ hôi, nhiều nhất về đêm gây cảm giác khó chịu, mất ngủ.
– Trầm cảm: sự thay đổi về tâm sinh lý khiến cho không ít chị em rơi vào trạng thái trầm cảm, cơ thể luôn trong trạng thái buồn ngủ, mệt mỏi, thậm chí cáu gắt và khó chịu.
Cách khắc phục rối loạn tiền mãn kinh
– Thông thường rối loạn tiền mãn kinh sẽ làm cho lượng huyết ra quá nhiều, ảnh hưởng tới sức khỏe. Lúc này, chúng ta cần thăm khám bác sĩ để được cầm máu, tuy nhiên nếu chúng không làm ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt thì chỉ cần vệ sinh sạch sẽ, để quá trình này diễn ra tự nhiên cho tới lúc kỳ kinh kết thúc.
– Tuy nhiên chị em phụ nữ cần theo dõi chu kỳ kinh nguyệt của mình thường xuyên. Chỉ khi kinh nguyệt mất hẳn trong vòng 12 tháng thì đây mới thực sự là mãn kinh, còn nếu chỉ mất trong vòng vài tháng, bạn hãy cận thận với việc mang thai ngoài ý muốn.
– Hạn chế lao động nặng, căng thẳng và áp lực, nên dành thời gian để nghỉ ngơi và sinh hoạt hợp lý từ đó thư giãn tinh thần, giúp cơ thể ổn định hơn.
– Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học: chế độ dinh dưỡng phong phú, đa dạng đặc biệt là các loại rau xanh và ngũ cốc, trái cây, canxi và protein, hạn chế chất béo và các chất kích thích và đồ uống có cồn để chăm sóc tốt nhất cho cơ thể.
– Bổ sung lượng estrogen tự nhiên cho cơ thể qua các loại đậu nành hoặc cỏ đinh lăng để cải thiện sinh lý nữ.
– Bổ sung thêm các loại vitamin và khoáng chất, đặc biệt là vitamin D để giúp cơ thể hấp thụ canxi tốt hơn.
– Thường xuyên tập thể dục, thể thao để duy trì sự dẻo dai của hệ xương cơ và giúp lưu máu tuần hoàn đều khắp cơ thể.
– Tham khám phụ khoa định kì: cách này sẽ giúp chị em phát hiện và phòng tránh tốt hơn các bệnh phụ khoa.
Khám phụ khoa định kỳ 6 tháng 1 lần để phát hiện và xử lý sớm các bệnh phụ khoa.
Hi vọng với những thông tin từ Siêu Thị Làm Đẹp, chị em sẽ có được những kiến thức bổ ích để chăm sóc tốt hơn cho sức khỏe nhé!