Những Mẹo Nhỏ Hữu Ích Cho Người Bị Bệnh Tiểu Đường

Bệnh tiểu đường là bệnh thường gặp ở rất nhiều người hiện nay, nhất là đối với những người lớn tuổi. Chính vì thế ở bài viết này Blog.SieuThiLamDep.Com sẽ chia sẻ những mẹo nhỏ hữu ích cho người bị bệnh tiểu đường. Hãy cùng nhau tìm hiểu để có được sức khỏe hoàn hảo nhé.

1.Kiểm soát khẩu phần ăn của mình.

nhung-meo-nho-huu-ich-cho--nguoi-bi-benh-tieu-duong

Đối với những người bị bệnh tiểu đường thì việc chọn thực phẩm ăn uống hằng ngày là việc rất quan trọng. Để phòng ngừa hiệu quả nhất thì bạn nên chọn những loại thực phẩm không chứa đường. Có rất nhiều loại thực phẩm dành cho người bị bệnh tiểu đường mà bạn có thể mua tại các siêu thị. Bạn cũng không nên ăn quá nhiều mà nên hạn chế khẩu phần ăn của mình một cách hợp lý nhất. Tuy nhiên, bạn đừng nhịn ăn đấy nhé.

2.Tập thể dục thường xuyên.

nhung-meo-nho-huu-ich-cho--nguoi-bi-benh-tieu-duong-1

Tập thể dụng không những rất tốt cho bệnh tiểu đường mà còn tốt cho một số loại bệnh thường gặp khác. Bạn có thể chọn những bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe đạp, tập dưỡng sinh,… quá trình tập thể dục sẽ giúp đốt cháy lượng đường và mỡ thừa trong cơ thể một cách hiệu quả.

3.Ngủ nghỉ hợp lý.

nhung-meo-nho-huu-ich-cho--nguoi-bi-benh-tieu-duong-2

Ngoài việc ăn uống và tập thể dục thì việc nghỉ ngơi cũng rất quan trọng đối với những người bị bệnh tiểu đường. Bạn nên ngủ đủ từ 7 – 8 tiếng mỗi ngày để giảm strees và cải thiện bệnh tiểu đường hiệu quả nhất.

4.Loại bỏ những thói quen xấu.

nhung-meo-nho-huu-ich-cho--nguoi-bi-benh-tieu-duong-3

Ăn vặt, thức khuya, xem tivi, ngồi trước màn hình laptop quá lâu,…là những thói quen xấu mà bạn nên loại bỏ ngay lập tức nếu không muốn bệnh của mình ngày càng thêm nặng.

Trên đây là những mẹo nhỏ giúp những người bị bệnh tiểu đường cải thiện sức khỏe một cách hiệu quả nhất. Ngoài ra, thì bạn cũng nên thường xuyên tham khảo ý kiến tư vấn sức khỏe của bác sĩ và kiểm tra định kì căn bệnh của mình nhé. Chúc các bạn thành công!

Giúp Con Bạn Giảm Cân Tốt Cho Sức Khỏe Tránh Béo Phì

Là người cha người mẹ thì việc chăm sóc con cái là trách nhiệm hàng đầu đáng để quan tâm. Với những chế độ ăn uống hợp lý và khoa học để bé phát triển thể chất toàn diện. Để con bạn tránh được những nguy cơ mắc bệnh béo phì vì có những lối ăn uống không lành mạnh dễ khiến bé mắc các nguy cơ xấu với sức khỏe.

Dưới đây là những bí quyết giảm cân giúp bé có được một sức khỏe tốt và cơ thể phát triển toàn diện.

Giúp con như thế nào?

Không nên bắt trẻ cấm cái này cái kia, lựa chọn cho trẻ những thực phẩm ăn uống thông minh. Nếu đã xác định sức khỏe là yếu tố tiên quyết thì ngay khi con thừa cân chút ít, bạn phải hành động ngay. Việc của bạn là giúp trẻ tự tin trong khi bạn đang hỗ trợ con thu nhỏ vòng eo và giảm cân an toàn.

giup-con-ban-giam-can-tot-cho-suc-khoe-tranh-beo-phi

Đừng bắt con tuân theo 1 chế độ ăn kiêng, thay vào đó hãy bắt đầu bằng những lựa chọn thông minh từ những thói quen đã có và cả nhà cùng thực hiện.

Thêm vào đó là bạn cần phải cho trẻ thoải mái tâm lí thường xuyên dẫn trẻ đi dạo tập thể dục để trẻ linh hoạt và thoải mái hơn.

Nói chuyện với con

Mỗi người có một cách lựa chọn riêng cho mình, khi con trẻ có những nguy cơ mắc bệnh béo phì. Là người mẹ, người thân trong gia đình cố gắng động viên trẻ chăm chỉ luyện tập, thường xuyên nói chuyện với trẻ khi trẻ muốn. Hãy để con biết rằng bạn yêu chúng và rằng cân nặng của chúng có thế nào cũng không thể quan trọng hơn tình cảm của mẹ dành cho con.

giup-con-ban-giam-can-tot-cho-suc-khoe-tranh-beo-phi-1

Chế độ ăn uống lành mạnh để có một sức khỏe dinh dưỡng cho trẻ phát triển

Phân tích cho trẻ hiểu những hậu quả củ việc béo phì để trẻ có thể nhận thức được tầm quan trọng của việc giảm cân. Nói với trẻ rằng cả gia đình sẽ cùng nhau thực hiện những điều tốt cho sức khỏe và hãy để trẻ biết rằng bạn sẽ làm bất cứ điều gì để hỗ trợ con.

Hạn chế trẻ ngồi xem tivi hoặc máy tính

Những lúc rảnh rối hay có thời gian bạn không nên ngồi xem phim hay máy tính quá nhiều vì như vậy con bạn sẽ bắt chước theo và ảnh hưởng đến sức khỏe và thể lực của trẻ. Đừng đầu tư thời gian vào tivi hay ngồi trước máy tính. Đôi khi đó là những thời khắc tuyệt vời nhưng đừng bao giờ quá 3 tiếng/đêm.

Chỉ nên xem 1 tiếng hay đưa ra nguyên tắc, bất kỳ ai xem tivi đều sẽ phải kết hợp với đạp xe hay tập trên máy chạy bộ .

Cả gia đình cùng tập

Ngoài những ngày nghỉ hay rảnh rỗi mỗi ngày bạn cùng gia đình thường xuyên đi bộ, chạy thể dục hay đạp xe đạp vừa giải trí vừa luyện cho trẻ những thói quen tốt cho trẻ. Hãy rủ cả nhà cùng ra ngoài trời để đạp xe, đi lòng vòng hay thậm chí chỉ là đi bách bộ một chút.

giup-con-ban-giam-can-tot-cho-suc-khoe-tranh-beo-phi-2

Hãy cùng đưa ra thách đố cho đoạn đường 5km nào đó hay bất kỳ ý tưởng luyện tập cùng nhau nào.

Dọn sạch tủ thức ăn

Những đồ ăn vặt của trẻ bạn cũng nên cho nhiều trái cây và khuyên trẻ không nên ăn nhiều bánh ngọt và các loại nước có ga. Hãy lấy tiền mua đồ ăn tích trữ tủ lạnh và tủ bếp cho vào lợn tiết kiệm.

Thay thế kem, bánh kẹo bằng hoa quả.

Lên kế hoạch ăn uống

Lựa chọn cho trẻ những chế độ ăn uống thường ngày phù hợp để vừa đảm  bảo sức khỏe vừa giúp trẻ giảm cân tránh những nguy cơ không tốt đến sứ khỏe của trẻ sau này. Trước khi đi mua sắm, hãy lên danh sách các bữa ăn cho cả 1 tuần. Sau đó, căn cứ vào danh sách này mà lựa chọn thực phẩm.

giup-con-ban-giam-can-tot-cho-suc-khoe-tranh-beo-phi-4

Lưu ý bữa sáng rất tốt cho tất cả mọi người trong gia đình – đó là một trong những cách dễ nhất để giúp giảm cân.

Khuyến khích cả gia đình cùng ngồi ăn, không làm việc khác.

Trợ giúp con đạt mục tiêu đề ra

Mỗi ngày cố gắng vận động và giup bé đạt đúng mục tiêu đã đề ra, đó cũng chính là giúp trẻ có một thói quen tốt giúp trẻ giảm nguy cơ mặc bệnh béo phì. Thay vì giảm bao nhiêu kilô trong 1 tuần, 1 tháng, hãy đặt ra mục tiêu mỗi ngày tập thể dục 30 phút hay ăn 3 phần rau trong 1 bữa/trong ngày.

Luôn kịp thời khen ngợi những nỗ lực giảm cân của con và giúp con khám phá ra lối sống lành mạnh hơn. Và nếu cả gia đình cùng thực hiện thì sẽ càng đem lại kết quả tốt đẹp hơn.

Những Bệnh Dễ Mắc Phải Khi Mang Bầu

Thời gian mang thai là giai đoạn rất quan trọng, chị em cần quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe của mình để đảm bảo cho cả mẹ và bé luôn khỏe mạnh. Một vào vấn đề mà các mẹ thường hay gặp phải mà chúng ta cân lưu ý:

Hen phế quản

Là bệnh thường xảy ra khi có thai. Trong thực tế gặp khoảng 7% phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ bị lên cơn hen, nhất là khi thời tiết thay đổi. Nếu bệnh được kiểm soát tốt thì không phải là nguy cơ nặng cho mẹ hoặc thai. Những trường hợp hen không được điều trị hiếm khi gây tử vong nhưng cũng có thể làm người mẹ có những biến chứng nghiêm trọng như tăng huyết áp (THA), nhiễm độc thai nghén và sinh non. Với thai nhi, những biến chứng có thể gặp khi người mẹ bị hen không được điều trị tốt là chậm phát triển trong tử cung, sinh non; nhẹ cân, ngạt khi sinh.

Viêm mũi dị ứng

suc-khoe-ba-bau

Với người có cơ địa dị ứng, khi mang thai lại trở nên nhạy cảm hơn với các yếu tố dị nguyên, do vậy chứng viêm mũi cũng xảy ra thường xuyên hơn. Viêm mũi dị ứng ảnh hưởng đến khoảng 15- 20% phụ nữ trong độ tuổi mang thai và là rối loạn thường gặp nhất, gây khó chịu trong thời kỳ thai nghén. Khi tiếp xúc với dị nguyên, người bệnh sẽ hắt hơi, chảy mũi liên tục, ngứa mũi, nước mũi chảy ra ràn rụa hoặc nghẹt mũi, rất khó chịu.

Để phòng bệnh, trước hết, phụ nữ có thai cần tìm hiểu xem dị ứng nguyên là gì để phòng tránh. Cần giữ nhà cửa, môi trường sống luôn thoáng mát, sạch sẽ, không nuôi súc vật trong nhà. Tránh các loại thực phẩm dễ gây dị ứng như trứng, sữa, các loại thủy hải sản… Giữ ấm cơ thể khi trời trở lạnh hoặc nhiệt độ thay đổi đột ngột…

Bệnh cúm

Là bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp do virut gây ra. Bệnh cúm rất dễ lây qua các hạt bụi nước có chứa virut khi người bệnh ho, hắt hơi hay do tiếp xúc trực tiếp. Vì vậy, bà bầu dễ bị lây nhiễm cúm hơn và thường nặng hơn do giảm khả năng miễn dịch, vì thế cúm nguy hiểm hơn với phụ nữ mang thai: tỷ lệ tử vong tăng lên nhiều lần, diễn biến cũng có thể lâu hơn. Bệnh cúm còn gây nguy cơ với thai nhi, nhất là trong những tháng đầu của thai kỳ như sảy thai, thai chết lưu hoặc đẻ non trong những tháng cuối. Ngoài ra, cúm có thể còn dẫn đến những dị tật bẩm sinh hở hàm ếch ở thai nhi. Đặc biệt, trong 5 tháng đầu của thai kỳ, nếu người mẹ bị cúm thì não bộ của thai nhi rất dễ bị tổn thương. Tiêm vaccin phòng cúm trước khi mang thai là biện pháp phòng ngừa có hiệu quả. Tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc khi có các biểu hiện của cúm mà cần được bác sĩ thăm khám và chỉ định cụ thể.

Mất ngủ

suc-khoe-ba-bau-2

Mất ngủ là một triệu chứng thường thấy ở phụ nữ mang thai giai đoạn cuối. Mất ngủ không nguy hiểm cho bà bầu và sự phát triển của thai nhi nhưng nếu tình trạng này kéo dài thường xuyên với những chứng bệnh khác sẽ làm tăng cảm giác khó chịu cho bà bầu.

Để bà bầu ngủ ngon giấc cần chú ý tư thế ngủ. Có thể kê một chiếc gối cao để gối đầu khi ngủ hoặc ngủ trên võng, ghế đứng. Các chuyên gia khuyên rằng, bà bầu nên nằm ghé sang bên trái để ngủ, tư thế ngủ này sẽ giúp lượng máu đến nhau thai tốt nhất. Trong trường hợp bụng bầu quá cỡ, bạn nên chèn một chiếc gối mềm ở phần bụng hoặc mua những chiếc gối chuyên dùng cho bà bầu. Tư thế ngủ thoải mái sẽ giúp cả mẹ và bé đều thoải mái, dễ có giấc ngủ ngon hơn. Khi mang thai, bà bầu không nên dùng đồ uống có ga hay chất kích thích như trà, cà phê vào buổi tối. Tránh xem phim hay các chương trình dễ gây cao hứng trước khi đi ngủ. Cần giữ tâm thật an và tinh thần thật thoải mái để có giấc ngủ ngon.

Bệnh về da:

Khi có thai, những thay đổi nội tiết trong cơ thể khiến phụ nữ thường phải đối mặt với các vấn đề về da như: nám da, vàng da, ngứa, rạn nứt da.

Khi mang bầu, do da bị kéo giãn quá mức, độ đàn hồi trên da không đáp ứng được, các sợi chun giãn dưới da bị đứt dẫn đến các đường rạn nứt. Những đường rạn nứt có chủ yếu ở bụng, vú, hông, đùi hay mông. Đám rạn da có thể tạo thành một vùng rộng và gây ngứa, lúc này càng gãi thì đường rạn càng lộ rõ hơn.

Có thể phòng ngừa sự xuất hiện các vết rạn nứt bằng cách dùng kem dưỡng da dành cho bà bầu, Đồng thời cung cấp đủ nước cho da là điều hết sức cần thiết vì da càng được cung cấp nước và thư giãn thì càng mềm mại và dễ co giãn, ít bị kéo giãn da sẽ ít bị rạn nứt.

Hiện tượng vàng da thường gặp ở một số phụ nữ mang thai vào 3 tháng cuối. Một vài chị em vừa bị vàng da vừa ngứa da nhưng hầu hết không có dấu hiệu bị đau. Hiện tượng vàng da thường tự biến mất trong khoảng 15 ngày sau sinh. Nếu vàng da xảy ra mỗi lần có thai hoặc thứ phát do bất thường về enzym thì có thể có nguồn gốc gia đình, trong trường hợp này thai có nguy cơ sinh non.

Bệnh trĩ và táo bón

Ăn ít chất xơ, ít uống nước, ít vận động khi mang thai và sử dụng nhiều chất bổ dưỡng, các loại thuốc và thực phẩm chứa sắt thường gây nóng cho cơ thể. Đây cũng là nguyên gây ra táo bón ở bà bầu.

Khi bị táo bón, nhiều thai phụ dễ bị ức chế, có cảm giác mệt mỏi, khó chịu, hay cáu gắt, thậm chí chán ăn… Điều này nếu kéo dài có thể khiến cơ thể mẹ bị thiếu chất dinh dưỡng, thai nhi không được nuôi dưỡng đầy đủ dẫn đến chậm phát triển, dễ mắc các khuyết tật, sau khi sinh sẽ có sức đề kháng kém…

Hơn nữa, táo bón lâu ngày là nguyên nhân có thể gây ra bệnh trĩ.

Ngoài ra, theo thời gian, bào thai phát triển sẽ khiến tĩnh mạch ở tầng sinh môn và đáy chậu thai phụ bị chèn ép là nguyên nhân hình thành trĩ. Người đã bị trĩ thì bệnh sẽ nặng hơn khi mang thai và sau sinh do khi sinh, tăng áp lực khoang chậu, tụ máu sưng phù tĩnh mạch ở phần hậu môn hoặc việc rặn sinh làm tăng áp lực lên ổ bụng cũng khiến búi trĩ dễ sa ra ngoài.

Để phòng hai chứng bệnh này, khi có thai, thai phụ càng nên uống nhiều nước, ăn nhiều thức ăn có chất xơ như rau củ quả. Hạn chế thức ăn nóng nhiệt, không nên ăn nhiều muối, đường. Đặc biệt không sử dụng thức ăn có chất kích thích.

Mẹo Chữa Bệnh Mề Đay Có Một Không Hai Từ Dân Gian

Bệnh mề đay là tên gọi của triệu chứng nổi mẩn đỏ, ngứa ngái trên da, là một trong những bệnh lý về da mà ở Việt Nam chúng ta có khoảng 40% dân số đều mắc phải. Ô nhiễm môi trường, thực phẩm hóa chất không đảm bảo vệ sinh, lạm dụng rượu bia, ăn uống thiếu khoa học,..là những nguyên nhân gây nên bệnh mề đay mẩn ngứa này.Vậy làm thế nào để ngăn ngừa tình trạng ngứa ngái khó chịu này. Hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé.

Mẹo Chữa Bệnh Mề Đay Có Một Không Hai Từ Dân Gian

Theo Hiệp hội da liễu Đông y, những bài thuốc, mẹo, kinh nghiệm từ dân gian là cách chữa bệnh mề đay hiệu quả cao. Vậy sao bạn không thử ngay.

Nguyên liệu chuẩn bị:

Chuẩn bị 2 lít nước

Lá cây đinh lăng (cây nhỏ lá) 50 g

Rau ngổ điếc : 50 g

Bông lúa rài (lúa tinh khôn) 6 bông

Cách làm:

Bước 1: Sơ chế các vị thuốc này bằng cách rửa sạch và để ráo nước.

Bước 2: Cho tất cả các nguyên liệu trên vào nồi và đun sôi. Sau khi sôi bạn cho nhỏ lửa lại và dun thêm khoảng 5 phút nữa rồi tắt bếp.

Mẹo Chữa Bệnh Mề Đay Có Một Không Hai Từ Dân Gian

Cách dùng:

Mỗi ngày bạn uống 5-6 lần đối với người lớn, còn trẻ em có thể uống 3 lần để chữa mề đay hiệu quả hơn. Bạn uống với bài thuốc này thì chỉ sau 1 tuần là khỏi ngay. Các nốt nổi mẩn ngứa trên da sẽ biến mất nhanh chóng. (Không nên nấu quá đậm đặc mà nấu loãng dễ uống).

Lưu ý:

Bài thuốc không dùng cho phụ nữ mang thai cho con bú.

Người có tiền sử, tim mạch, huyết áp .

Công dụng của các loại nguyên liệu trên

Cây đinh lăng: Theo y học cổ truyền, rễ đinh lăng có vị ngọt, hơi đắng, tính mát có tác dụng thông huyết mạch, bồi bổ khí huyết, lá có vị đắng, tính mát có tác dụng giải độc thức ăn, chống dị ứng, mẩn ngứa, chữa ho ra máu, kiết lỵ…

Cây rau ngổ: Trong rau ngổ có 92% nước, 2,1% protid, 1,2% glucid, 2,1% cenluloza, 0,8% tro, 0,29% vitamin B, 2,11% vitamin C, 2,11% caroten, có chứa nhiều tinh dầu (0,1%), chủ yếu là limonene, aldehyd perilla, monoterpenoid cetone, và cis-4-caranone, ngoài ra còn có các nhóm hợp chất coumarine và flavonoid có tác dụng kháng viêm và kháng khuẩn.

Mẹo Chữa Bệnh Mề Đay Có Một Không Hai Từ Dân Gian

Theo Đông y, rau ngổ có vị cay, mùi thơm, chơi chát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, trừ viêm, chống sưng, chống dị ứng, mẫn ngứa, chống lão hóa, ngừa ung thư,..Vậy nên, đây là một trog những vị thuốc thảo dược chữa được bách bệnh, bảo vệ sức khỏe cho con người.

Bông lúa rài là bông lúa sau khi cắt ngọn còn gốc này sinh mần và phát triển, cây bông lúa này có hàm lượng dinh dưỡng cao. Khi kết hợp với đinh lăng và rau ngỏ tạo nên một bài thuốc chữa bệnh mề đay, mẩn ngứa cực hiệu quả.

Ngoài bài thuốc trên bạn có thế tham khảo thêm những mẹo dân gian dưới đây:

Lá khế trị mề đay

Theo Đông y, lá khế có vị chát, tính lạnh có tác dụng tán nhiệt độc, giải độc, lợi tiểu tiện trị chứng lở ngứa, mề đay, rôm sẩy do phong nhiệt, huyết nhiệt gây ra. Để giảm ngứa và làm lặn các nốt nổi đầy trên da, bạn chỉ cần lấy một nắm khế tươi bỏ vào chảo rang cho héo lá. Căn sao cho lá khế ở nhiệt độ nóng vừa phải, không nên nóng quá sẽ gây bỏng da, rồi chà trực tiếp lên vùng ngứa. Lặp lại vài lần cho tới khi khỏi hẳn thì thôi.

Mẹo Chữa Bệnh Mề Đay Có Một Không Hai Từ Dân Gian

Bên cạnh đó bạn cũng nên lấy lá khế đun lên để uống hàng ngày. Bạn rửa sạch một nắm lá khế cho vào ấm đổ khoảng 500ml nước vào đun sôi, để nguội rồi uống thay nước giúp bạn điều trị mề đay, mẩn ngứa nhanh và hiệu quả hơn.

Đinh lăng

Theo y học cổ truyền, rễ đinh lăng có vị ngọt, hơi đắng, tính mát có tác dụng thông huyết mạch, bồi bổ khí huyết, lá có vị đắng, tính mát có tác dụng giải độc thức ăn, chống dị ứng, chữa ho ra máu, kiết lỵ…Để chữa bệnh mề đay, mẩn ngứa bạn sắc nước để uống hàng ngày.

Cách làm như sau: Dùng rễ phơi khô, mỗi lần từ 1- 4 g, dùng thân, rễ, lá, cành mỗi lần từ 30-50 g, cho vào ấm rồi đổ nước vào đun sôi và uống hàng ngày nhé. Ngoài việc uống thì bạn có thể dùng đinh lăng để ngâm rượu uống cũng là một cách có lợi cho sức khỏe.

Đu đủ nấu giấm trị mề đay

Với bài thuốc này bạn chỉ cần chuẩn bị: Đu đủ 100g, gừng tươi 6g, giấm gạo 100ml, lưu ý nên chọn đu đủ đã già nhưng chưa chín, vẫn còn độ giòn.

Mẹo Chữa Bệnh Mề Đay Có Một Không Hai Từ Dân Gian

Cách thực hiện rất đơn giản, đu đủ và gừng tươi thái thành những miếng nhỏ, bỏ giấm, gừng và đu đủ vào 1 cái nồi nhỏ đun nhỏ lửa. Nấu khi nào giấm cạn hết thì bắc ra.

Gừng nấu đường thẻ trị mề đay

Bạn cần chuẩn bị 1/2 chén giấm, 100gr đường thẻ và 50gr gừng tươi. Sau đó đem rửa sạch gừng, thái thành sợi rồi bỏ vào nồi đất đổ giấm và đường thể vào, cho thêm một chút nước với lượng vừa đủ nấu chín. Đun nhỏ lửa, canh chừng còn khoảng 1/2 chén nước thì bắc ra gạn bỏ bã lấy nước để dùng. Sử dụng liên tục cho đến khi khỏi hẳn các dấu hiệu bệnh.

Uống nước tía tô

Cách làm rất đơn giản, bạn chỉ cần lấy khoảng 50g lá tía tô rửa sạch, cắt nhỏ, cho vào cối giã, vắt nước cốt uống, còn bã thì xát vào chỗ da bị nổi mẩn đỏ. Uống nước này tránh ra gió, tránh dầm nước sẽ mau khỏi.

Sắc uống kinh giới

Lá kinh giới có vị cay, tính ấm, vào kinh phế và can của kinh giới có tác dụng tán hàn giải biểu, thúc nọc sởi, chống kinh giật, cầm máu nên mang lại hiệu quả tốt để điều trị những triệu chứng sẩn ngứa, nổi mề đay, phát ban… mà tình trạng dị ứng mang lại.

Mẹo Chữa Bệnh Mề Đay Có Một Không Hai Từ Dân Gian

Với loại thảo dược này bạn có thể dùng: kinh giới 16g, ngân hoa 12g, cỏ mần trầu 20g, lá đinh lăng 20g, chi tử 10g. Sắc uống ngày 1 thang cho tới khi lành bệnh. Hoặc bạn có thể mua thảo dược này dạng siro chiết xuất sẵn được bán tại các hiệu thuốc.

Trên đây là những mẹo chữa bệnh mề đay từ dân gian rất hiệu quả mà lại đảm bảo an toàn. Ngoài ra, để chăm sóc tốt cho sức khỏe của mình bạn nên có chế độ dinh dưỡng hợp lý kết hợp với Hạt Chia trong mỗi bữa ăn vừa bổ sung dinh dưỡng vừa ngăn ngừa được các bệnh lý trong cơ thể, nhất là những người già, trẻ em hay phụ nữ đang mang thai.

Bài Thuốc Điều Trị Chứng Đau Cột Sống Thắt Lưng Tốt Nhất

Chứng đau cột sống thắt lưng hay còn gọi là đau lưng vùng thấp do căng giãn cơ, dây chằng cạnh cột sống quá mức; thoái hóa đĩa đệm cột sống; thoát vị đĩa đệm CSTL; trượt thân đốt sống, dị dạng thân đốt sống (cùng hóa thắt lưng 5, thắt lưng hóa cùng 1…), loãng xương nguyên phát… Loại này diễn biến lành tính, chiếm 90% số trường hợp đau CSTL.

Bài Thuốc Điều Trị Chứng Đau Cột Sống Thắt Lưng Tốt Nhất

Điều trị theo nguyên nhân kết hợp thuốc điều trị với các biện pháp phục hồi chức năng, luyện tập, thay đổi lối sống nhằm bảo vệ cột sống thắt lưng; không lạm dụng điều trị ngoại khoa, đặc biệt đối với những trường hợp đau CSTL cấp hoặc bán cấp.

Tuy nhiên dùng thuốc tây nhiều không phải là một cách hay, nó có thể ảnh hưởng tới các bộ phận khác trong cơ thể như dạ dày, tim mạch,..Bạn có thể sử dụng bài thuốc Đông y đem lại hiệu quả cao mà không lo sợ tác dụng phụ của thuốc. Nếu tiêu thụ phương thuốc tự nhiên này, chỉ trong vài ngày, bạn sẽ trải nghiệm những thay đổi tích cực của cơ thể và trong vòng chưa đầy hai tháng, các cơn đau sẽ nhanh chóng biến mất hoàn toàn.

Nếu bạn muốn quên đi cơn đau ở cột sống, rất đơn giản, mỗi đêm trước khi đi ngủ, hãy ăn trực tiếp:

– 5 mận khô.

– 1 trái sung sấy khô.

Bài Thuốc Điều Trị Chứng Đau Cột Sống Thắt Lưng Tốt Nhất

– 1 quả mơ sấy khô.

Nguyên liệu cực kỳ đơn giản.

Ăn liên tục trong 2 tháng, các cơn đau cột sống, lưng và chanh sẽ nhanh chóng biến mất giúp bạn bảo vệ sức khỏe tốt hơn khi trời chuyển tiết.

Những loại trái cây này có chứa chất gây cảm ứng tái tạo mô, được tìm thấy trong các đĩa đệm, hỗ trợ tăng cường sự chắc khỏe của cơ quan này.

Hãy thử phương pháp này và bạn sẽ không còn gặp các vấn đề rắc rối về cột sống một lần nào nữa.

Bài Thuốc Điều Trị Chứng Đau Cột Sống Thắt Lưng Tốt Nhất

Sung sấy khô, vị thuốc không thể thiếu.

Mỗi loại trái cây sấy khô ở trên có chứa các chất dinh dưỡng và vi chất cụ thể. Khi kết hợp với nhau, bạn sẽ nhận được một bài thuốc dân gian tự nhiên và quen thuộc lại rất hiệu quả chống lại cơn đau ở cột sống.

Cách này có thể áp dụng cho cả nam và nữ, điều bạn cần làm duy nhất là tìm mua chúng và tiêu thụ mỗi ngày. Ngoài ra, bữa ăn hàng ngày của bạn cũng cần phải cung cấp lượng chất đầy đủ cho cơ thể khỏe mạnh, Hạt Chia là một trong những sự lựa chọn tuyệt vời nhất cho bạn và gia đình.

Những Người Này Tuyệt Đối Không Được Ăn Tỏi

Như chúng ta đã biết tỏi là loại thực phẩm không thể thiếu trong mỗi bữa ăn trong gia đình, nhưng ít ai biết được rằng trong tỏi có 3 hoạt chất allicin, liallyl sulfide và ajoene giúp giảm cholesterol, hạ huyết áp và một số hợp chất chống tế bào não, ung thư da,…

– Tỏi gồm có 2 loại là tỏi đen và tỏi trắng.

Sau đây mình sẽ giới thiệu những công dụng trị bệnh thần kỳ của tỏi để bạn hiểu thêm.

Công dụng của tỏi

+ Chỉ cần ngậm thường xuyên 1 tép tỏi vào mỗi buổi sáng giúp bạn giảm cảm giác thèm ăn từ đó giúp bạn giảm cân, giúp ngăn ngừa một số bệnh như sỏi thận, viêm phế quản và ho man tính.

+ Giúp người bị bệnh mỡ máu, cao huyết áp giảm khi sử dụng kết hợp nước éo tỏi, nước chanh và hỗn hợp giấm táo với mật ong. Đây là những nguyên liệu vàng giúp bạn giảm huyết áp.

+ Tỏi giúp bạn hỗ trợ giảm cân rất tốt, Tỏi cũng kích thích sản xuất norepinephrine, một hoc-môn làm tăng sự trao đổi chất đồng thời hạn chế sự thèm ăn.

+ Chăm sóc da với tỏi cũng là cách được rất nhiều chỉ em áp dụng, tỏi sẽ giúp các chị em làm chậm khả năng lão hóa giúp bạn trẻ mãi không già.

Ngoài ra thì bạn cũng có thể ngâm tỏi với rượu để sử dụng ngăn ngừa một số bệnh thường gặp rất hiệu quả, giúp sát trùng vết thương nhanh chóng.

– Những người bị bệnh dưới đây tuyệt đối không nên ăn tỏi.

Để không làm bệnh trầm trọng hơn thì những đối tượng này nên loại bỏ ngay tỏi ra trong các bữa ăn hàng ngày của họ để tránh làm cho bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Những người không nên ăn tỏi

+ Bệnh mắt.

+ Bệnh viêm gan.

+ Bệnh tiêu chảy.

+ Bệnh thận.

+ Có thể chất kém, khí huyết yếu.

+ Dị ứng hoặc không tiêu hóa được tỏi.

– Một số lưu ý khác mà bạn cần biết khi ăn tỏi:

+ Không nên sử dụng quá nhiều tỏi trong 1 ngày.

+ Không nên để tỏi vào trong tủ lạnh quá lâu.

+ Không ăn tỏi hoặc chế phẩm có chứa tỏi khi đang dùng thuốc chống đông máu Warfarin.

+ Không dùng tỏi đắp lên da lâu hơn 10 phút.

Hy vọng những thông tin mình chia sẻ trong bài viết này hữu ích với bạn. Thường xuyên truy cập vào web http://blog.sieuthilamdep.com để cập nhật những bài viết hay và hữu ích trong cuộc sống nhé! Chúc bạn thật nhiều niềm vui.

Bệnh Tai Biến Mạch Máu Não Và Cách Phòng Tránh

Bệnh Tai biến mạch máu não còn gọi là Đột quỵ não là một bệnh xảy ra khi việc cung cấp máu lên một phần bộ não bị đột ngột ngừng trệ. Đây là một loại bệnh rất nguy hiểm tới sức khỏe người bệnh. Và thường dễ gây nguy cơ tủ vong nếu như bạn không chú ý kịp thời.
Tai biến mạch máu não có hai loại: nhồi máu não (do tắc mạch) hoặc chảy máu não (do vỡ mạch). Các triệu chứng thần kinh trung ương khu trú biểu hiện nhanh, ngay tức thì khi tổn thương mạch máu não xảy ra, nên tai biến mạch máu não còn được gọi là đột quỵ. Đột quỵ là bệnh của hệ thần kinh phổ biến nhất hiện nay. Mọi hoạt động ngưng trệ sẽ là ảnh hưởng tới các cơ quan đầu não trong cơ thể và gây nguy hiểm đến tính mạng con người.

benh-tai-biem-mach-mau-nao-va-cach-phong-tranh

Tai biến mạch não xảy ra khi một phần của não không có máu nuôi hoặc giảm nặng lượng máu nuôi, khi đó các tế bào não bị mất oxy và dinh dưỡng sẽ bị chết trong vài phút. Tai biến mạch não là một cấp cứu cần được điều trị càng sớm càng tốt để giảm tổn thương não và biến chứng. Để phòng ngừa tai biến mạch não vấn đề quan trọng là kiểm soát các yếu tố nguy cơ chính như tăng huyết áp, hút thuốc, rối loạn mỡ máu…

Cách phòng ngừa bệnh tai biến mạch máu não

Kiểm soát huyết áp: đóng vai trò rất quan trọng. Kiểm soát huyết áp bao gồm thay đổi lối sống như thể dục, giảm stress, duy trì cân nặng lý tưởng, giảm muối và rượu bên cạnh việc điều trị bằng các thuốc hạ huyết áp. Khi có dấu hiệu huyết áp thay đổi bạn cầnphải đưa huyết áp về trạng thay bình thường ngay tránh nguy cơ đột quỵ và phát tác của loại bệnh nguy hiểm này.

Kiểm soát rối loạn lipid máu: ăn ít cholesterol và chất béo. Nếu không kiểm soát được bằng chế độ ăn phải dùng thuốc hạ lipid máu do bác sĩ chỉ định.

Bỏ thuốc lá, thuốc lào: Những người bị bệnh này cần phải từ bỏ những thứ gây nguy hiểm cho mình.  tai biến mạch não tăng ở cả người hút thuốc chủ động hoặc thụ động (người hít phải khói thuốc)

Kiểm soát đái tháo đường: bằng chế độ ăn, luyện tập, duy trì cân nặng và dùng thuốc.

benh-tai-biem-mach-mau-nao-va-cach-phong-tranh-1

Duy trì cân nặng lý tưởng: giúp làm giảm huyết áp, cải thiện mỡ máu và giảm nguy cơ tim mạch.

Chế độ ăn nhiều hoa quả và rau.

Luyện tập thể dục hàng ngày: tập aerobic, đi bộ, bơi, đạp xe… làm giảm huyết áp, cải thiện mỡ máu, tốt cho tim và mạch máu. Thể dục giúp giảm cân, kiểm soát đái tháo đường và giảm stress.

Hạn chế uống rượu: rượu mạnh làm tăng nguy cơ tăng huyết áp, tai biến mạch não. Tuy nhiên uống một lượng nhỏ đến vừa có thể giúp dự phòng tai biến mạch não và giảm xu hướng đông máu.

Điều trị hội chứng ngừng thở khi ngủ nếu có: cung cấp oxy vào buổi tối.

benh-tai-biem-mach-mau-nao-va-cach-phong-tranh-3

Tránh thuốc có hại: cocain, methamphetamine…

Dự phòng bằng thuốc: nếu người bệnh đã bị tai biến mạch não hoặc thiếu máu não thoáng qua việc dự phòng tai biến mạch não đóng vai trò rất quan trọng. Các thuốc dự phòng biến cố tai biến mạch não bao gồm: Thuốc chống ngưng tập tiểu cầu (Aspirin, có thể phối hợp với Dipyridamole như Aggrenox); có thể thay thế Aspirin bằng Clopidogrel (Plavix). Thuốc chống đông: nếu người bệnh có cục máu đông ở trong buồng tim, rối loạn nhịp tim, người bệnh nên được dự phòng tai biến mạch não bằng các thuốc chống đông bao gồm hepain và warfarin. Heparin được dùng trong thời gian ngắn khi người bệnh nằm viện; warfarin (coumadin) có thể được sử dụng lâu dài, tác dụng chống đông mạnh nhưng khoảng liều hẹp, liều dùng thật chính xác và cần theo dõi chặt chẽ tác dụng phụ.

Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Điều Trị Bệnh Đau Mắt Đỏ

Bệnh đau mắt đỏ được biết đến là một dịch bệnh có khả năng lây lan nhanh nhất là vào giai đoạn thời tiết ẩm ướt, hệ miễn dịch của con người thấp, nhạy cảm với môi trường.
Đường lây bệnh đau mắt đỏ.

Bệnh đau mắt đỏ

Bệnh đau mắt đỏ có thể lây qua:

– Tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh đau mắt đỏ qua đường hô hấp, nước mắt, nước bọt, bắt tay, đặc biệt nước mắt người bệnh là nơi chứa rất nhiều virus.

– Cầm, nắm, chạm vào những vật dụng nhiễm nguồn bệnh như tay nắm cửa, nút bấm cầu thang, điện thoại; đồ vật, đồ dùng cá nhân của người bệnh như khăn mặt, chậu rửa mặt… Dùng chung đồ dùng sinh hoạt như khăn mặt, gối.

– Sử dụng nguồn nước bị nhiễm mầm bệnh như ao, hồ, bể bơi.

– Thói quen hay dụi mắt, sờ vào mũi, vào miệng.

– Bệnh viện, công sở, lớp học, nơi làm việc, nơi công cộng, trên xe buýt, tàu hỏa, máy bay…, những nơi có mật độ người đông, cự ly gần rất dễ lây bệnh.

Nguyên nhân gây bệnh đau mắt đỏ

Nguyên nhân chủ yếu của bệnh đau mắt đỏ là do virus Adenovirus hoặc do vi khuẩn như liên cầu, tụ cầu, phế cầu gây ra. Bệnh thường gặp vào mùa hè đến cuối mùa thu, khi thời tiết từ nắng nóng chuyển sang mưa, độ ẩm không khí cao, khi giao mùa… Thời điểm này, cơ thể con người, nhất là những người nhạy cảm với thời tiết dễ bị mệt mỏi, hệ thống miễn dịch yếu nên dễ bị nhiễm bệnh. Bên cạnh đó, môi trường nhiều khói bụi, vệ sinh kém, sử dụng nước ô nhiễm, dùng chung khăn mặt, gối… cũng là điều kiện thuận lợi cho bệnh bùng phát.

Triệu chứng bệnh đau mắt đỏ 

Bệnh đau mắt đỏ

Bệnh đau mắt đỏ được biểu hiện chính bằng mắt đỏ và có ghèn. Người bệnh thường đỏ một mắt trước, sau đó lan sang mắt thứ hai, cảm thấy khó chịu ở mắt, sau đó cộm như có cát, mắt nhiều dử, buổi sáng ngủ dậy hai mắt khó mở do nhiều dử dính chặt. Dử mắt có thể màu xanh hoặc màu vàng tùy tác nhân gây bệnh. Mi mắt sưng nề, mọng, mắt đỏ (do cương tụ mạch máu), đau nhức, chảy nước mắt.

Một số trường hợp viêm kết mạc có giả mạc (giả mạc là lớp màng dai trắng khi lật mi lên mới thấy) thường lâu khỏi hơn các trường hợp khác. Khi bị bệnh đau mắt đỏ, người bệnh cũng có thể có thêm các triệu chứng như mệt mỏi, sốt nhẹ, đau họng, ho, xuất hiện hạch ở tai.

Thông thường người bệnh đau mắt đỏ vẫn nhìn thấy bình thường, thị lực không bị suy giảm nhưng nếu để bệnh nặng, mắt người bệnh  mắt đỏ có thể bị phù đỏ, có màng trong mắt, xuất huyết dưới kết mạc… thì hậu quả sẽ lớn hơn.

Cách chữa và điều trị bệnh đau mắt đỏ

Kháng sinh không phải là vũ khí chính

Hiện chưa có thuốc diệt virut gây đau mắt đỏ. Các thuốc đang có hiện nay như acyclovir, zovirax… chỉ có tác dụng hạn chế sự sinh sôi của virut. Nếu dùng thì cũng không làm bệnh nhanh khỏi hơn mà chỉ hỗ trợ quá trình diễn biến của bệnh diễn ra thuận lợi. Đối với kháng sinh chỉ nên dùng kháng sinh tra, nhỏ tại chỗ, kháng sinh phổ rộng để phòng ngừa nhiễm trùng cơ hội trên bệnh nhân đau mắt đỏ. Cũng chỉ nên dùng một trong các loại kháng sinh sau đây: tobramycine 0.3% (tobrex, toeycine), quinolone (oflovid, okacin, vigamox), neomycine và polymycine B (cebemycine).

Tại sao lại phải dùng nước muối sinh lý hoặc nước mắt nhân tạo?

Bệnh đau mắt đỏ

Nước muối sinh lý 0,9% hay cao cấp hơn là nước mắt nhân tạo (Tear natural) sẽ rửa trôi mầm bệnh, rửa trôi chất tiết và gỉ mắt, làm êm dịu đôi mắt đang cộm rát khó chịu. Các chế phẩm trên không có chất kháng sinh cũng không có chất diệt virut nhưng vẫn được kê đơn rộng rãi là nhờ những tính năng trên. Các chế phẩm bôi trơn mắt có độ nhớt quá cao như celluvisc, liposic không nên dùng trong giai đoạn đầu của bệnh đau mắt đỏ.

Có nên dùng các phương thức điều trị dân gian?

Rất nhiều người nghiện xông lá trầu không, lá dâu, lá tre… Kinh nghiệm cho thấy, các phương pháp này tuy có làm người bệnh dễ chịu đôi chút nhưng không hề làm bệnh mau khỏi, chưa kể một số bệnh nhân xông lá có thể gây bỏng mắt, trợt giác mạc, xuất huyết dưới kết mạc và sưng nề hơn sau khi xông lá. Uống lá dấp cá, uống chè hoa cúc có vẻ khả dĩ hơn phương pháp xông lá.

Có nên uống kháng sinh, uống thuốc chống sưng nề hay chống viêm?

Hoàn toàn không cần thiết. Như đã nói kháng sinh không phải là vũ khí để chống chọi với mầm bệnh virut. Tuy một vài bệnh nhân có sốt nhẹ, đau họng, sưng hạch, ho húng hắng… nhưng đó là triệu chứng xâm nhập của virut vào cơ thể và phản ứng của hệ bạch huyết. Do vậy không cần phải dùng kháng sinh. Thuốc chống sưng nề, chống viêm có lẽ chỉ làm bác sĩ và bệnh nhân yên tâm hơn chứ không có tác dụng thực tế.

Việc dùng các thuốc nhỏ mắt có cortizol

Polydexa hay clodexa đã từng gây kinh hoàng cho rất nhiều bệnh nhân bởi rất nhiều tai biến của chúng. Ai cũng biết đây là con dao hai lưỡi trong điều trị học nhãn khoa. Tuy nhiên trong viêm kết mạc dịch, quan điểm có vẻ cởi mở hơn. Các thuốc giảm viêm dùng sau ngày thứ 5 kể từ lúc phát bệnh có vẻ làm bệnh diễn tiến nhanh theo chiều hướng tốt. Một vài trường hợp cá biệt bệnh sẽ nặng lên do những nguyên nhân sau đây: chẩn đoán nhầm, kháng sinh không đủ hiệu lực che chở nhiễm khuẩn. Sau cùng thì chúng ta vẫn nên nhớ một nguyên tắc là: không được sử dụng các sản phẩm có cortizol nếu không có đơn của thầy thuốc chuyên khoa mắt.

Cách phòng bệnh

Đau mắt đỏ tuy là bệnh cấp tính, triệu chứng rầm rộ, dễ lây nhưng thường lành tính, ít để lại di chứng. Tuy nhiên bệnh thường gây ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, học tập và lao động, và có không ít trường hợp bệnh kéo dài, gây biến chứng ảnh hưởng đến thị lực sau này nên mọi người cần có ý thức phòng bệnh tốt và cần được xử trí kịp thời khi mắc bệnh.

Mầm bệnh có khả năng sống ở môi trường bình thường trong vài ngày và người bệnh vẫn có thể là nguồn lây sau khi đã khỏi bệnh đau mắt đỏ một tuần. Vì vậy, cách phòng bệnh tốt nhất là thực hiện triệt để các biện pháp vệ sinh và cách ly với người bệnh.

Khi không có dịch:

– Luôn đảm bảo vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch.

– Dùng riêng khăn, gối, chậu rửa mặt.

– Giặt sạch khăn mặt bằng xà phòng và nước sạch, phơi khăn ngoài nắng hàng ngày.

– Không dùng tay dụi mắt.

Khi đang có dịch đau mắt đỏ:

Ngoài việc luôn thực hiện các biện pháp trên, cần lưu ý thêm biện pháp sau:

– Rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.

– Rửa mắt hàng ngày bằng nước muối sinh lý (nước muối 0,9%), ngày ít nhất 3 lần vào các buổi sáng, trưa, tối.

– Không dùng chung thuốc nhỏ mắt, không dùng chung đồ đạc với người đau mắt.

– Hạn chế tiếp xúc với người bị đau mắt.

– Hạn chế đến những nơi đông người đặc biệt là những nơi có nhiều mầm bệnh như bệnh viện…

– Hạn chế sử dụng các nguồn nước bị ô nhiễm, hạn chế đi bơi.

Xử trí khi có người bị bệnh hoặc nghi bị bệnh đau mắt đỏ

– Lau rửa ghèn, dử mắt ít nhất 2 lần một ngày bằng khăn giấy ẩm hoặc bông, lau xong vứt bỏ khăn, không sử dụng lại.

– Không tra vào mắt lành thuốc nhỏ của mắt đang bị nhiễm khuẩn.

– Tránh khói bụi, đeo kính mát cho mắt.

– Những trẻ em bị bệnh nên nghỉ học, không đưa trẻ đến trường hoặc những nơi đông người trong thời gian bị bệnh.

– Khi trẻ bị đau mắt, thông thường sẽ bị một bên mắt trước, bố mẹ và người nhà cần chăm sóc trẻ thật cẩn thận, để tránh nhiễm bệnh cho mắt còn lại. Cho trẻ nằm nghiêng một bên, nhỏ mắt rồi dùng gạc y tế lau ngay ghèn, dử và nước mắt chảy ra (làm tương tự đối với người lớn).

– Tránh ôm ấp khi trẻ em bị bệnh, ngủ riêng.

– Trước và sau khi vệ sinh mắt, nhỏ mắt, cần rửa tay thật sạch bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.

– Người bệnh cần được nghỉ ngơi, cách ly, dùng thuốc theo đơn của thầy thuốc. Không tự ý mua thuốc nhỏ mắt. Không dùng thuốc nhỏ mắt của người khác.

– Không đắp các loại lá vào mắt như là trầu, lá dâu…

– Nếu bệnh không thuyên giảm sau vài ngày phải đến ngay cơ sở y tế để được khám, điều trị.

Chúc các bạn thành công !

 

Điều Gì Xảy Ra Với Cơ Thể Khi Bạn Uống Nước Ép Mướp Đắng Mỗi Ngày?

Bạn đã bao giờ thắc mắc rằng: uống nước ép mướp đắng mỗi ngày có lợi gì cho cơ thể? Mướp đắng không chỉ là một thực phẩm mà còn là vị thuốc quý cho sức khỏe, “thần dược” của sắc đẹp. Vậy chúng ta cùng điểm qua những lợi ích của mướp đắng qua bài viết dưới đây nhé.

Điều Gì Xảy Ra Với Cơ Thể Khi Bạn Uống Nước Ép Mướp Đắng Mỗi Ngày?

Nhờ những thành phần dinh dưỡng cao trong nước ép mướp đắng mà bạn có thể sử dụng nó như một vị thuốc quý đem lại nhiều lợi ích không tưởng cho bạn:

Kiểm soát đường huyết

Trong nước ép mướp đắng chứa chất momorcidin và charatin, Polypeptide-p giúp bạn kiểm soát, điều hòa lượng đường trong máu, giảm nồng độ insulin trong máu bảo vệ sức khỏe cho những người bị bệnh tiểu đường.

Vì vậy, các chuyên gia khuyên những người có chỉ số đường huyết cao, bệnh tiểu đường nên 3 ngày uống 1 cốc nước ép mướp đắng sẽ kiểm soát được lượng đường trong máu.

Cải thiện chứng biếng ăn

Với những người ăn không ngon miệng, trẻ biếng ăn thì bạn nên uống nước ép mướp đắng thường xuyên. Bởi trong nước ép mướp đắng có chứa chất kích thích tăng tiết dịch tiêu hóa giúp bạn tăng sự thèm ăn hơn.

Điều Gì Xảy Ra Với Cơ Thể Khi Bạn Uống Nước Ép Mướp Đắng Mỗi Ngày?

Bổ gan, giải độc gan

Được các bác sĩ khuyên những người chức năng gan yếu, mắc các bệnh về gan như gan nhiễm mỡ, ..thì nên uống mỗi ngày 1 ly nước ép mướp đắng sẽ tăng cường sức khỏe cho gan, giải độc gan, tăng dịch vị, cải thiện chức năng túi mật hiệu quả.

Hỗ trợ điều trị ung thư tuyến tụy

Chất chống oxy hóa và hàm lượng vitamin C trong nước ép mướp đắng khá cao do đó nó có khả năng phòng tránh các bệnh ung thư và hỗ trợ điều trị ung thư tuyến tụy.

Hơn nữa, mướp đắng còn ngăn chặn sự chuyển hóa glocose trong máu đến các tế bào. Khi không có glocose cung cấp năng lượng các tế bào sẽ tự động chết đi. Từ đây thì các tế bào ung thư sẽ bị triệt tiêu nhanh chóng bảo vệ sức khỏe cho tuyến tụy hoạt động bình thường trở lại.

Giảm các triệu chứng bệnh vảy nến

Không chỉ ngăn ngừa ung thư, ổn định đường huyết trong cơ thể mà uống nước ép mướp đắng hàng ngày còn giúp chữa các bệnh lý về da như vảy nến, sần sùi,..Bạn lấy 1 ly nước ép mướp đắng hòa với 1 muỗng nước cốt chanh sẽ uống vào sang sớm trước khi ăn sáng sẽ là loại thức uống giúp bạn ngăn chặn và đẩy lùi chứng bệnh vảy nến.

Điều Gì Xảy Ra Với Cơ Thể Khi Bạn Uống Nước Ép Mướp Đắng Mỗi Ngày?

Làm sáng mắt

Các hợp chất beta-carotene (biến chất từ vitamin A) và vitamin A, vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch, thị giác và tăng cao độ trong sáng cho mắt nếu bạn thường xuyên dùng nước ép mướp đắng. Đây là một trong những công dụng của mướp đắng mà rất ít người để ý.

Lọc máu

Sự xâm nhập của các loại vi khuẩn, nguồn mú ô nhiễm ảnh hưởng rất lớn đối với sức khỏe con người. Vậy nên uống nước ép mướp đắng còn giúp bạn lọ các chất bẩn cũng như bảo vệ sự xâm nhập của các loại vi khuẩn gây hại cho sức khỏe.

Vitamin C và A cơ thể chống lại các gốc tự do tấn công tế bào và gây bệnh. Mỗi tuần 1 cuốc nước ép mướp đắng là bạn không được bỏ qua nhé!

Làm đẹp, trị mụn, chống lão hóa da

Bạn có thể uống kết hợp uống và bôi nước ép mướp đắng lên da để có làn da mịn màng, trắng sáng, trị mụn trứng cá, chống lão hóa, bệnh vảy nến, eczema,…Vậy nên các chị em nên tận dụng những bí quyết làm đẹp đơn giản này ngay tại nhà nhé.

Điều Gì Xảy Ra Với Cơ Thể Khi Bạn Uống Nước Ép Mướp Đắng Mỗi Ngày?

Ngoài ra, nước ép mướp đắng cũng có tác dụng giúp bạn điều hòa huyết áp, phòng tránh các bệnh về tim mạch,…

Cách thức làm nước ép mướp đắng đúng chuẩn

Nguyên liệu:

– 1kg mướp đắng tươi

– 1 lít nước sạch

– Túi vải

– Máy xay

Cách làm:

Mướp đắng rửa sạch, bổ đôi, bỏ hạt, cắt nhỏ rồi cho vào máy xay sinh tố xay nhỏ. Cho vào 1 cái túi vải sợi đã được khử trùng cùng với nước để vắt lấy nước mướp đắng.

Điều Gì Xảy Ra Với Cơ Thể Khi Bạn Uống Nước Ép Mướp Đắng Mỗi Ngày?

Nước 1: Bạn dùng 500ml nước, vắt được thì cho lên bếp đun sôi trong khoảng 15 phút với lửa nhỏ, để nguội.

Nước 2: Dùng 300ml hòa với bã để vắt lấy nước và đun sôi để nguội như nước 1.

Nước 3: Dùng lượng nước còn lại cho vào bã vắt lấy nước rồi đổ cả nước 1 và 2 vào cùng nước 3 đun sôi lên là được.

Hoặc bạn cũng có thể dùng máy ép trực tiếp mướp đắng rồi cho thêm ít nước lọc vào đun sôi là được. Liều lượng phù thuộc và mục đích sử dụng của bạn như trên.

Lưu ý khi dùng mướp đắng:

Không nên ăn mướp đắng quá nhiều cùng lúc, và liêu tục trong 1 thời gian gài, bởi điều này có thể gây hại tới sức khỏe như:

– Làm tăng men gan: Vì cung cấp quá nhiều nên các hoạt chất trong mướp đắng sẽ làm tăng các enzym, khiến các tế bào gan bị thay đổi cấu trúc dẫn đến tình trạng tăng men gan.

– Gây ngô độc: Khi sử dụng cho trẻ em các bạn cần phải chú ý, dùng đúng liều lượng và mục đích nhé. Bởi trong mướp đắng có chất vicien có trong hạt có thể gây ngộ độc cho trẻ em.

Điều Gì Xảy Ra Với Cơ Thể Khi Bạn Uống Nước Ép Mướp Đắng Mỗi Ngày?

– Giảm khả năng thụ thai: các nhà khoa học đã làm thí nghiệm trên chó, chuột và thỏ đưa ra kết quả rằng: Sử dụng 1,7g/ ngày sẽ ảnh hưởng đến chất lượn tinh trùng của chó đực. Ở chuột cái gây nên chứng chống thụ thai. Ở chuột và thỏ mang thai gây xuất huyết tử cung khi uống nước ép mướp đắng.

Với những lợi ích mà nước ép mướp đắng mang lại cho sức khỏe chúng ta là vô cùng lớn. Ngoài ra, bạn có thể hạn chế và ngăn ngừa các bệnh thường gặp bằng chế độ ăn uống khoa học, kết hợp với các loại thực phẩm bổ sung như Hạt Chia pha nước hoặc rắc lên cơm mỗi ngày nhé.

Bài Thuốc Chữa Ho Khan, Viêm Họng 3 Ngày Là Khỏi Hẳn Trong Mùa Lạnh

Thời tiết chuyển mùa là nguyên nhân gây ra các bệnh lý về hô hấp như viêm họng, ho khan, cảm lạnh, viêm phế quản,.. trong đó bệnh phổ biến nhất là ho, cảm lạnh ở nhiều lứa tuổi. Nhất là trẻ em và người già, nên chọn một phương pháp điều trị mà không sợ tác dụng phụ gây ảnh hưởng đến các cơ quan bộ phận khác hay khi hệ thống miễn dịch của cơ thể bị suy yếu.

Bài Thuốc Chữa Ho Khan, Viêm Họng 3 Ngày Là Khỏi Hẳn Trong Mùa Lạnh

Bệnh sẽ biến chứng gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe nếu như chúng ta không chữa trị kịp thời, lâu dần sẽ trở thành bệnh mãn tính và khó có thể chữa khỏi được. Vậy nên khi chúng ta có các biểu hiện như sổ mũi, đau rát cổ, ho kéo dài, khan tiếng..thì hãy sử dụng bài thuốc dân gian này nhé, đảm bảo chỉ cần thực hiện 3 ngày liên tục bệnh ho khan của bạn sẽ khỏi hẳn mà không cần phải uống thuốc.

1.Quất – chữa ho khan, ho gió

Bạn có thể sử dụng bài thuốc dân gian từ quất để chữa ho cho mình và các thành viên trong gia đình khi thời tiết giao mùa. Bài thuốc này rất đơn giản và đem lại hiệu quả cao, chỉ sau 3 ngày thực hiện liên tục bệnh ho của bạn sẽ khỏi hẳn luôn.

Bài Thuốc Chữa Ho Khan, Viêm Họng 3 Ngày Là Khỏi Hẳn Trong Mùa Lạnh

Cách làm: Dùng 10gr quất chín, 10gr hoa hồng bạch, 10g hạt chanh, rửa sạch, cho vào bát cùng với một ít mật ong hay đường phèn, đem hấp cơm 20 phút. Sau đó lấy ra nghiền nát, vắt lấy nước để uống. Nước này có tac dụng trị ho khan, ho gió.

2.Tỏi ngâm mật ong:

Lấy 1 củ hành tím, 2 củ tỏi. Bóc vỏ hành, tỏi, rửa sạch, thái mỏng. Cho hành, tỏi vào lọ, đổ đầy mật ong vào ngâm qua đêm hoặc trong 12h.

Chắt hành tỏi bỏ đi, lấy nước siro cho con uống ngày 2-3 lần, mỗi lần 1 thìa cafe. Bảo quản trong nhiệt độ phòng.

Bài Thuốc Chữa Ho Khan, Viêm Họng 3 Ngày Là Khỏi Hẳn Trong Mùa Lạnh

Hỗn hợp có thể dùng để trị ho, viêm họng, cũng có thể cho con uống phòng bệnh khi thấy bé chớm có những triệu chứng mắc bệnh.

3.Trám – chữa ho khan, rát cổ, khản tiếng

Theo Đông y, trám có vị ngọt, hơi chát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, nhuận phổi thông hô hấp, tiêu đờm, có thể chữa các bệnh sưng họng, nhiệt ở phổi dẫn đến ho khan. Trám dùng làm thuốc thường là trám trắng.

Bài Thuốc Chữa Ho Khan, Viêm Họng 3 Ngày Là Khỏi Hẳn Trong Mùa Lạnh

Cách làm: Dùng 5 quả trám, 5gr trà xanh, 20gr mật ong. Đập giập trám, cho vào nồi đun 15 phút rồi rót vào cốc đã cho vào sẵn trà xanh, mật ong, hãm 10-15 phút rồi uống. Thực hiện liên tục trong 3 ngày liên tục là khỏi đứt.

Bên cạnh đó bạn cũng nên chọn cho mình những chế độ dinh dưỡng hàng ngày đầy đủ, nên cũng cấp các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin, protein, chất đạm cần thiết cho cơ thể khỏe mạnh.

4.Rau má, lá chanh, lá tre, vỏ rễ dâu – trị ho khan kéo dài

Cách làm:

– Dùng 20gr rau má, 12 g lá chanh, 12 g lá tre, 16gr vỏ rễ dâu (sao mật); 8gr quả dành dành (sao vàng), 8gr cam thảo dây.

– Trộn các nguyên liệu này chung với 500ml nước, sắc đến khi còn khoảng 200ml thì dừng lại. Dùng nước này uống để trị ho khan không đờm kéo dài.

Bài Thuốc Chữa Ho Khan, Viêm Họng 3 Ngày Là Khỏi Hẳn Trong Mùa Lạnh

– Người lớn ngày uống 2 lần, trẻ em có thể tùy theo tuổi mà uống từ 3-5 lần.

Hi vọng với các bài thuốc mà Siêu Thị Làm Đẹp chia sẻ trên giúp bạn bảo vệ sức khỏe và hệ miễn dịch khỏe mạnh khi thời tiết trái mùa.

Chúc bạn luôn khỏe mạnh.