Bí Quyết Chữa Bách Bệnh Chỉ Qua Ngón Tay Không Cần Dùng Đến Thuốc Của NGười Nhật

Tại đất nước Mặt Trời Mọc, có một bí quyết chữa bệnh mà không cần phải sử dụng bất kì viên thuốc nào nhưng đã tồn tại được trên 5.000 năm nay đó chính là cách chữa bệnh qua các ngón tay.

Mỗi ngón tay đều có 1 mối liên kết nhất định với các cơ quan trong cơ thể như bộ não, tim, phổi, thận… hiểu được mối quan hệ này mà người Nhật đã tìm ra những bí quyết chữa bệnh vô cùng tuyệt vời, hãy cùng tìm hiểu nhé.

Ngón tay cái

Bí Quyết Chữa Bách Bệnh Chỉ Qua Ngón Tay Không Cần Dùng Đến Thuốc Của NGười Nhật

Nếu bạn rơi vào trạng thái căng thẳng, mệt mỏi thậm chí là hồi hộp chỉ cần giữ ngón tay cái thật chặt trong vòng 20 giây. Ngón tay cái tập trung khá nhiều dây thần kinh, việc nắm giữ nó giúp làm dịu hệ thống thần kinh của bạn, giảm căng thẳng, mệt mỏi.

Không chỉ giúp ổn định tinh thần, ngón tay cái còn có các dây thần kinh kết nối với lá lách, dạ dày chính vì vậy bạn cũng có thể áp dụng bài tập này khi rối loạn tiêu hóa, đau bụng hay táo bón…

Ngón tay trỏ

bi-quyet-chua-bach-benh-chi-qua-ngon-tay-2
Ngón tay trỏ có các dây thần kinh liên kết với thận. Nắm giữ ngón tay trỏ trong 1 khoảng thời gian sẽ giúp cân bằng nước trong cơ thể, ngăn ngừa sỏi hình thành chính vì vậy đây là bài tập thích hợp cho những người đang gặp các vấn đề liên quan đến thận.

Ngón tay giữa

bi-quyet-chua-bach-benh-chi-qua-ngon-tay-3

Các dây thần kinh ở ngón tay giữa có mối liên quan đến những cơn đau đầu hay cảm giác tức giận, thất vọng, mệt mỏi. Nếu bạn bị đau đầu nhẹ, hãy nắm chặt ngón tay giữa trong vòng vài phút, cơn đau sẽ dịu đi và mất dần đấy nhé. Mặt khác, các ngón tay giữa được kết nối với gan, túi mật và bàng quang, vì vậy bạn có thể điều trị bệnh liên quan đến các bộ phận kia một cách tự nhiên bằng cách giữ ngón tay ba lần trong ngày.

Ngón tay đeo nhẫn

bi-quyet-chua-bach-benh-chi-qua-ngon-tay-4

Các dây thần kinh của ngón tay đeo nhẫn có liên quan đến trung tâm và phổi. Khi bạn nắm chắt ngón tay đeo nhẫn và massage nhẹ nhàng sẽ giúp cơ quan hô hấp hoạt động tốt hơn, bài tập này tốt cho những người mắc các vấn đề về hô hấp như khó thở, suy giảm chức năng hô hấp.

Ngón tay út

bi-quyet-chua-bach-benh-chi-qua-ngon-tay-5

Ngón tay út sẽ giúp xoa dịu cơn đau tim, làm dịu dây thần kinh trong cơ thể chính vì vậy những người cao tuổi, những người mắc bệnh tim mạch nên massage và nắm chặt ngón tay út hàng ngày.

Lòng bàn tay

Các dây thần kinh được liên kết với cơ hoành và rốn chính vì vậy khi massage lòng bàn tay hay xoa bóp lòng và làm nóng lòng bàn tay sẽ giúp tăng cường sức khỏe tổng thể.

Đặc biệt khi bạn xòe bàn tay sau đó dùng những ngón tay của bàn còn lại cào, ấn nhẹ từ dưới lên trên của lòng bàn tay sẽ giúp làm giảm cơn đau bụng, tránh táo bón, tiêu chảy…

Hi vọng những chia sẻ từ Siêu Thị Làm Đẹp sẽ giúp ích nhiều hơn cho bạn trong cuộc sống nhé!

Thực Phẩm Tốt Cho Những Người Mắc Bệnh Dạ Dày

Những người mắc bệnh dạ dày thường ăn uống rất khiêm khổ bởi họ phải kiêng hết cái này kiêng hết cái kia. Vì khi đó dạ dày của bạn không tốt nên bạn cần phải ăn uống cận thận và để ý hơn. Người bệnh bị đau dạ dày không nên ăn quá no. Giờ đây những bệnh thường gặp trong cuộc sống nhiều vô kể nhưng những bệnh lí nhảy cảm luôn là một vấn đề nóng hổi đối với mọi nhà.

Đối với những người bệnh dạ dày thì vấn đề ăn uống cũng rất khó khăn, không được để bụng đói cũng không được ăn quá no, vì như vậy sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình hoạt động co bóp của dạ dày.  Nếu ăn quá no dạ dày sẽ phải làm việc quá tải, đồng thời sản sinh ra nhiều acid có hại, dễ gây đau. Khi ăn, nên ăn chậm và nhai kỹ. Các thức ăn cần mềm và dễ tiêu hóa như cháo, mỳ gạo, cơm nhão…những thức ăn này có chất kiềm, có tác dụng làm bão hòa acid trong dạ dày.

thuc-pham-tot-cho-nhung-nguoi-mac-benh-da-day

Những thực phẩm như Sữa, trứng, bột sắn, gạo nếp, bánh mỳ…cũng là những thực phẩm tốt cho người đau dạ dày.

Dưới đây là những thực phẩm tốt cho người bệnh dạ dày mà bạn có thể tham khảo nhé!

Thực phẩm thô

Thực phẩm thô có nghĩa là những loại thực phẩm như gạo, bắp, đậu, các loại hạt,..Theo lời khuyên từ các chuyên gia, ăn nhiều thực phẩm thô thay cho thực phẩm tinh lọc là giải pháp chính trong chế độ dinh dưỡng đối với người bị rối loạn tiêu hóa, các chứng bệnh về đau/ loét dạ dày. Chế độ dinh dưỡng này sẽ giúp bạn tránh làm tổn thương cho dạ dày và cũng tốt cho sự tiêu hóa của cơ thể. Thực phẩm thô hay các loại hạt toàn phần bao gồm gạo lức, nếp lức, bắp, các loại đậu; một số hạt có chất béo như mè, hạt điều, hạt bí còn nguyên lớp màng ngoài của hạt…

Trong thực phẩm thô có chứa nhiều chất xơ, sinh tố và chất khoáng, những sinh tố nhóm B cần thiết cho nhu cầu chuyển hóa các chất và tiêu hóa thức ăn. Thêm vào đó, hạt thô có nhiều chất chống oxy hóa quan trọng bảo vệ lớp màng tế bào ở thành trong của dạ dày.

Bánh mì nướng

Những người bệnh dạ dày thường rất nhảy cảm với những thực phẩm không tốt cho tiêu hóa, do vậy bạn cần phải nạp những nguyên liệu mà dạ dày cần và không làm ảnh hưởng tới sức khỏe. Bánh mì nướng tạo thêm các axit trong dạ dày, khiến bạn cảm thấy dễ chịu hơn và không chứa quá nhiều chất béo. Tuy nhiên, lưu ý nhỏ là bạn hãy tránh xa bơ và mứt cho đến khi dạ dày của bạn làm việc tốt hơn.

thuc-pham-tot-cho-nhung-nguoi-mac-benh-da-day1

Bánh mì nướng tạo thêm các axit trong dạ dày, khiến bạn cảm thấy dễ chịu hơn và không chứa quá nhiều chất béo.

Trà thảo mộc

Uống nước trà cũng là một cách giúp bạn cải thiện được bệnh dạ dày. Các loại trà thảo dược (không chứa caffeine – chất có thể khuyến khích việc tạo acid trong cơ thể) giúp điều hòa hệ thống tiêu hóa, ngăn các chứng khó chịu, đầy bụng. Các nhà khoa học cũng khuyên cáo chúng ta nên uống trà thảo mộc để giúp bạn giảm đau một cách nhanh chóng và tiện hơn. Trà thảo dược chiết xuất từ hoa cúc được khuyên dùng vì chúng có tác dụng giảm viêm nhiễm trong dạ dày. Lưu ý nhỏ khi bạn yêu thích các loại trà bạc hà, vì chúng làm cơ vòng thực quản dưới co giãn, cho phép các acid vào trong dạ dày, gây ra chứng ợ hơi.

Gừng

Gừng là một thực phẩm rất tốt cho người đau dạ dày, vì vậy bạn nên ăn gừng trong quá trình điều trị bệnh đau dạ dày. Người ta khuyên rằng, việc bổ sung gừng vào thực đơn hàng ngày uống trà gừng hoặc ăn một vài lát gừng sống sẽ giúp cải thiện chức năng tiêu hóa. Đây cũng là cách đơn giản nhất để điều trị tình trạng đau dạ dày, đầy hơi, khó tiêu.

thuc-pham-tot-cho-nhung-nguoi-mac-benh-da-day2

Bên cạnh đó bạn cũng cần phải chú ý. Người bị đau dạ dày không nên ăn những thức ăn khô, cứng như các loại quả khô, lương thực cứng, măng, dưa…những thức ăn này khó tiêu hóa, tạo thêm áp lực làm việc cho dạ dày.

Đồng thời, Các loại đồ uống có chất kích thích như cà phê, trà, rượu cũng nên hạn chế vì những loại nước uống này sẽ làm ảnh hưởng đến người bệnh. Ngoài ra, các thực phẩm dễ sản sinh vị chua và hơi như khoai lang, khoai tây, bánh kẹo, đường dấm, dưa muối là những thức ăn có thể kích thích bài tiết nhiều axít, không có lợi cho việc làm lành chỗ loét.

Cũng giống như việc giảm cân, người bị bệnh dạ dày thay vì ăn nhiều trong 1 lần bạn nên chia nhỏ bữa ăn ra làm nhiều lần. Khi ăn, người đau dạ dày nên ăn mỗi lần số lượng ít và ăn nhiều lần, cách nhau một giờ. Sau đó dần dần tăng số lượng cho đến khi không còn triệu chứng đau bụng, đầy hơi, ợ hơi, ợ chua thì ăn uống gần như bình thường.

Đặc biệt, chế độ ăn cho người đau dạ dày cần cung cấp đầy đủ năng lượng và chất đạm, đặc biệt cần bổ sung thêm các loại vitamin và muối khoáng như: axít folic, vitamin A, D, K, canxi, sắt, kẽm, magiê.

Bệnh Thấp Khớp – Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Chữa Trị

Bệnh thấp khớp là bệnh thường gặp ở người cao tuổi và lao động nặng, đây là căn bệnh liên quan đến hệ thống miễn dịch tự động, mà nguyên nhân chính là do sự viêm nhiễm mãn tính phần dịch khớp gây ra, thường đi kèm với các đặc điểm đa hệ khác. Với bệnh thấp khớp, lớp màng hoạt dịch khớp chính là đối tượng chịu tấn công và bị tổn thương, do chính hệ miễn dịch của cơ thể gây ra.
Những ai có thể mắc bệnh thấp khớp?

 Bệnh thấp khớp

Mặc dù thấp khớp là căn bệnh phổ biến ở mọi người, nhưng nó xuất hiện ở nữ giới nhiều hơn là ở nam giới. Nguyên nhân gây bệnh vẫn chưa được xác định cụ thể.
Bệnh thấp khớp có thể xuất hiện ở tất cả các lứa tuổi, nhưng hay gặp nhất là trong độ tuổi từ 25-50.
Đôi khi, trẻ em cũng bị mắc bệnh thấp khớp. Người ta sử dụng thuật ngữ “phong thấp nhi đồng” (“Juvenile Rheumatoid Arthritis”) để chỉ căn bệnh này ở trẻ em.

Nguyên nhân gây bệnh thấp khớp? 

Đến nay vẫn chưa xác định được nguyên nhân cụ thể gây nên bệnh khớp, tuy nhiên một vài yếu tố sau đây cũng tác động rất lớn đến bệnh này:

Giới tính: Các thống kê đã chỉ ra rằng nam giới có nguy cơ mắc bệnh gout cao hơn nữ giới, trong khi đó nữ giới lại dễ mắc bệnh viêm khớp hơn nam giới.

 Gien: Nếu gia đình có cha mẹ hoặc họ hàng bị bệnh thấp khớp thì nguy cơ mắc bệnh sẽ cao hơn.

Nghề nghiệp: Rất nhiều nghiên cứu được tiến hành để tìm ra mối liên quan giữa các dạng của bệnh thấp khớp và nghề nghiệp đã thấy rằng những người làm nghề sơn sửa móng tay chân, thợ sơn, thường xuyên sử dụng acetone và thuốc trừ sâu dễ mắc bệnh viêm khớp hơn. Nghiên cứu gần đây tại Thụy Điển chỉ ra rằng những người thường xuyên tiếp xúc với các loại xăng dầu tăng 30% nguy cơ mắc bệnh thấp khớp.

Chế độ ăn: Cơ thể thừa cân và béo phì làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm khớp vì thế cần điều chỉnh cân nặng hợp lý. Việc sử dụng thực phẩm giàu chất béo bão hoà, thiếu chất chống ôxy hóa, các vitamin và chất khoáng cần thiết làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Hút thuốc: Các nghiên cứu đã xác nhận mối liên quan trực tiếp giữa hút thuốc và bệnh viêm khớp. Các nghiên cứu tại Thuỵ Điển đã chỉ ra rằng những người hút thuốc làm tăng 21% nguy cơ mắc viêm khớp.

Bệnh thấp khớp

Những biểu hiện và triệu chứng của bệnh thấp khớp? 

Một số biểu hiện và triệu chứng của bệnh thấp khớp là:

•   Sốt nhẹ

•   Uể oải và mệt mỏi
•   Ăn uống không ngon miệng.
•   Những khớp nhỏ tại ngón tay, ngón chân, bàn tay, bàn chân, cổ tay, khuỷu tay và mắt cá chân bị sưng tấy và đau.

•   Những khớp lớn hơn, chẳng hạn như khớp gối, cũng có thể bị ảnh hưởng..
•   Đau và sưng tấy đồng loạt (cùng vị trí ở cả hai tay, hai chân, v.v…).
•   Khớp dần trở nên tê cứng và có thể xảy ra biến dạng khớp.
•   Sáng sớm khi thức dậy, các khớp thường bị tê cứng và kéo dài hơn 30 phút.
•   Các khớp bị ảnh hưởng trở nên tê cứng, nếu bất động trong một thời gian dài.
•   Xuất hiện những nốt mẩn nhỏ dưới da.

Cách điều trị bệnh thấp khớp?

Bệnh thấp khớp

Người ta sử dụng những phương pháp sau đây để chữa trị các triệu chứng thấp khớp:
•   Vật lý trị liệu.
•   Giảm cân.
•   Liệu pháp nóng.
•   Liệu pháp lạnh.
•   Liệu pháp nghề nghiệp.
Cũng có thể sử dụng các loại dược phẩm để chữa trị bệnh thấp khớp. Một số loại dược phẩm thường dùng bao gồm:
•   Thuốc chống viêm không chứa steroid (NSAID)
•   Corticosteroid
•   Thuốc DMARD (thuốc chống thấp khớp thay đổi bệnh)
•   Anti-cytokine (chống phân bào)
Các loại thuốc trên không chỉ chữa trị các triệu chứng, mà còn có thể hạn chế (kìm nén) hệ miễn dịch và làm chậm quá trình phát triển của bệnh.
Điều trị bệnh thấp khớp khá phức tạp và cần phải được giám sát bởi một bác sỹ chuyên điều trị thấp khớp.
Nếu biến dạng khớp xảy ra, thì bệnh nhân sẽ cần phải thực hiện phẫu thuật để chữa trị.

Giảm Đau Nhức Xương Khớp Với Bài Thuốc Nam Từ Cây Xấu Hổ

Khi “trái gió trở trời” những người già, phụ nữ, người trung niên thường hay bị đau nhức xương khớp toàn thân. Điều đó không những làm ảnh hưởng tới sức khỏe mà còn gây cho bạn cảm giác khó chịu, mệt mỏi và khó khăn khi đi lại. Vậy để giảm đau nhức xương khớp, cải thiện tình trạng sưng phù ở các khớp tay chân thì ngoài chế độ dinh dưỡng đẩy đủ, bạn có thể sử dụng bài thuốc nam từ cây xấu hổ để điều trị nhé.

Giảm Đau Nhức Xương Khớp Với Bài Thuốc Nam Từ Cây Xấu Hổ

Cây xấu hổ ( cây trinh nữ, cỏ thẹn,..) là một loại thảo dược dùng để chữa mất ngủ, giảm đau nhức xương khớp rất hiệu quả. Cây xấu hổ thường được dùng làm thuốc, toàn cây gọi là hàm tu thảo. Cành lá thu hái vào mùa khô, dùng tươi hoặc dùng khô, rễ đào quanh năm, rửa sạch, thái mỏng, phơi khô.

Theo y học cổ truyền, cây xấu hổ có vị ngọt, hơi sơ, tính hơi hàn, có tác dụng trấn tĩnh, an thần, chống viêm, làm dịu đau, hạ áp, tiêu tích, lợi tiểu. Các nghiên cứu hiện đại cho thấy cây xấu hổ có tác dụng ức chế thần kinh trung ương, kết quả thu được đã chứng minh kinh nghiệm dùng xấu hổ chữa mất ngủ trong dân gian là đúng.

Các bộ phận của cây xấu hổ khi dùng làm thuốc có dược tính như sau:

-Cành và lá cây: Có vị ngọt, hơi đắng, tính lạnh, hơi có độc. Tác dụng thanh can hỏa, an thần, tiêu tích, giải độc. Dùng để chữa viêm ruột, viêm dạ dày, mất ngủ, trẻ em cam tích, mắt nóng tướng đau, sưng tấy, mưng mủ ở phần sâu.

– Liều dùng: 15 – 30g dưới dạng thuốc sắc hoặc nấu với thịt, dùng đắp ngoài không kể liều lượng.

Giảm Đau Nhức Xương Khớp Với Bài Thuốc Nam Từ Cây Xấu Hổ

– Rễ cây: Có vị chát, hơi đắng, tính ấm, có độc. Tác dụng chỉ khái hòa đàm, thông kinh hoạt lạc, hòa vị, tiêu tích. Dùng chữa viêm khí quản mạn tính, phong thấp đau nhức, viêm dạ dày mãn tính…Liều dùng: 10 – 15g dưới dạng thuốc sắc hoặc ngâm rượu mỗi ngày.

Kinh nghiệm giảm đau nhức xương khớp từ cây xấu hổ:

– Chữa đau nhức xương khớp lâu ngày:

Dùng rễ cây xấu hổ, thái thành từng miếng mỏng phơi khô. Ngày dùng 120g đem rang lên, sau đó tẩm rượu 35-40 độ rồi lại rang cho khô. Thêm 600ml nước, sắc còn 200-300ml, chia làm 2-3 lần uống trong ngàyBài thuốc này thường dùng 4-5 ngày là thấy kết quả.

– Chữa đau lưng, đau nhức xương khớp, chân tay tê bại:

+ Rễ xấu hổ (thái mỏng, tẩm rượu, sao cho thơm) 30g sắc với 400ml nước còn 100ml, chia uống làm 2 lần trong ngày.

Giảm Đau Nhức Xương Khớp Với Bài Thuốc Nam Từ Cây Xấu Hổ

Bài thuốc giảm đau xương khớp bảo vệ sức khỏe khi lớn tuổi

+ Rễ xấu hổ, hy thiêm, gai tầm xoọng, dây đau xương, thiên niên kiện, thổ phục linh, tục đoạn, dây gắm, kê huyết đằng, mỗi thứ 12g. Sắc uống ngày 1 thang.

+ Rễ xấu hổ, rễ bưởi bung, rễ cúc tần, mỗi thứ 20g; rễ đinh lăng, rễ cam thảo dây, mỗi thứ 10g. Sắc uống ngày 1 thang, có thể ngâm rượu.

– Hỗ trợ điều trị và dự phòng tái phát đau xương, thấp khớp, tê thấp:

+ Rễ cây xấu hổ và rễ cây lá lốt, mỗi thứ từ 15 – 20g khô, sắc uống trong ngày.

+ Dùng nước sắc cây xấu hổ và cây lá lốt, cho thêm một chút muối ăn để ngâm các khớp bị bệnh trong thời gian chừng 20 – 30 phút khi nước thuốc còn ấm.

– Thuốc xông tắm chữa viêm khớp:

Cây xấu hổ, lá lốt, mỗi thứ 40-50g, lá long não 20g, quế chi 15g, hoắc hương, tía tô, cây hy thiêm, lá ngải cứu, đơn tướng quân mỗi thứ 30 – 40g.

Giảm Đau Nhức Xương Khớp Với Bài Thuốc Nam Từ Cây Xấu Hổ

Cho tất cả vào nồi, thêm nước xâm xấp đun sôi, tới khi có mùi thơm tỏa ra trùm vải kín để hơi nước thuốc ngấm vào bộ phận bị bệnh, xông khoảng 10 – 15 phút mỗi ngày. Tới khi mồ hôi ra toàn thân thì dừng lại. Nên xông hoặc tắm hơi ngày 1 lần. Mỗi liệu trình 2 tuần, sau đó nghỉ 1 tuần rồi làm tiếp liệu trình khác.

Trên đây là các bài thuốc nam giảm đau nhức xương khớp từ cây xấu hổ mà bạn nên áp dụng khi cần. Nếu bạn dùng lâu dài thì chỉ trong một thời gian bạn sẽ thấy bệnh đau xương khớp được thuyên giảm một cách rõ rệt. Ngoài ra, bạn cũng nên sử dụng bổ sung các loại Bổ khớp để bổ trợ xương khớp khỏe mạnh.

Uống Nước Cam Mỗi Ngày, Cả Năm Không Phải Uống Viên Thuốc Cảm Nào

Cam là loại trái cây quen thuộc đối với tất cả chúng ta. Với vị chua ngọt và hương thơm nhẹ nhàng, 1 ly nước cam mỗi ngày sẽ giúp chúng ta giảm bớt căng thẳng, mệt mỏi, không những vậy còn tăng cường sức đề kháng, chống lại các bệnh thông thường.

Bạn có biết chỉ cần 1 ly nước cam mỗi ngày cả năm chúng ta sẽ không còn phải lo lắng về cảm cúm, nếu không thích sử dụng thuốc thì đây chính là sự lựa chọn tuyệt vời cho bạn đấy nhé.

Công dụng kỳ diệu của nước cam

Uống Nước Cam Mỗi Ngày, Cả Năm Không Phải Uống Viên Thuốc Cảm Nào

– Nước cam có chứa hàm lượng vitamin C cao có khả năng tăng cường sức đề kháng, chống lại các loại virut gây bệnh thông thường.

– Uống nước cam còn có tác dụng chống oxy hóa, chống lão hóa của các tế bào.

– Uống nước cam giúp tăng khả năng hấp thụ canxi cho cơ thể, giúp xương khớp và răng chắc khỏe hơn.

– Uống nước cam còn giúp tạo tinh thần sảng khoái và thoái mái để bắt đầu 1 ngày mới.

– Uống nước cam ở bất kỳ hình thức nào thì cũng không làm tăng lượng chất béo hoặc chất cholesterol trong nó.

– Nước cam đặc biệt thích hợp cho những người thường xuyên vận động giúp bù đắp lượng nước, muối và đường fructoza cho cơ thể.

Vì sao uống nước cam giúp chúng ta tránh được bệnh cảm cúm

uống nước cam

Những người bị cảm cúm thay vì sử dụng thuốc có thể uống nước cam hoặc ăn cam tươi sẽ giúp tăng cường sức đề kháng giúp cơ thể khỏe mạnh hơn, ngăn chặn các loại vi rút và vi khuẩn gây bệnh.

Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, trong nước cam có chứa flavonoid có lợi cho sức khỏe, đây còn là nguồn cung cấp các chất chống oxy hóa hesperidin giúp ổn định sức khỏe.

Hàm lượng vitamin C có trong nước cam còn giúp làm ổn định huyết áp, lợi tiểu, giảm chất béo, giúp thận bài tiết nhiều muối và nước ra khỏi cơ thể, chống căng thẳng, mệt mỏi.

Không chỉ phòng chống các bệnh thông thường, nhiều nghiên cứu còn cho thấy những người ăn nhiều cam, quýt hàng ngày còn ít có khả năng mắc các bệnh ung thư phổi, dạ dày hơn. Một lượng lớn chất flavonoid và vitamin C trong trái cam giúp làm giảm một nửa nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Ai nên dùng nước cam và ai không nên?

uong-nuoc-cam-moi-ngay-ca-nam-khong-phai-uong-vien-thuoc-cam-nao-3

Hầu hết những người bình thường, có sức khỏe ổn định đều có thể sử dụng nước cam. Những người không mác phải các bệnh liên quan đến dạ dày như viêm loét dạ dày, tá tràng hay viêm tuyến tụy thì không nên sử dụng nước cam bởi có thể làm tăng dịch axit trong dạ dày gây khó tiêu, ợ nóng, viêm loét nặng hơn. Bên cạnh đó, nước cam có tác dụng nhuận trạng nên những người bị tiêu chảy chỉ nên pha loãng nước cam với nước lọc và uống từ ngụm.

Không nên uống nước cam khi quá no hoặc quá đói, chỉ nên uống sau khi ăn khoảng 1 – 2 để tăng khả năng hấp thu. Không nên uống nước cam vào buổi tối vì nước cam có tác dụng sinh tân dịch, lợi tiểu dễ gây đi tiểu và mất ngủ.

Nên ăn cam tươi hoặc uống nước cam ngay sau khi vắt, không nên quả bảo quá lâu vì sẽ mất đi chất dinh dưỡng của nó.

Hi vọng với những kiến thức chăm sóc sức khỏe từ Siêu Thị Làm Đẹp sẽ giúp bạn chăm sóc tốt hơn cho sức khỏe của cả gia đình nhé!

Chữa Đau Bao Tử Hiệu Quả Mà Không Cần Dùng Thuốc

Thường xuyên sử dụng rượu bia cũng như chế độ ăn uống thiếu khoa học làm cho không ít người phải đối mặt với cơn đau dạ dày quằn quại. Tuy nhiên, hầu hết chúng ta đều chờ đến khi cơn đau hành hạ mới bắt đầu biết “quan tâm” đến sức khỏe của mình.

Để chữa đau dạ dày mà không cần dùng đến thuốc, Siêu Thị Làm Đẹp xin mách nhỏ bạn những bí quyết vô cùng hiệu quả dưới đây.

Chữa đau bao từ với gừng:

Chữa Đau Bao Tử Hiệu Quả Mà Không Cần Dùng Thuốc

Gừng là vị thuốc quen thuộc trong dân gian. Trong nước gừng có chứa nhiều enzyme tiêu hóa, hỗ trợ quá trình tiêu hóa. Nó cũng giúp giảm hơi tích tụ trong dạ dày do ăn bị khó tiêu, giảm cơn đau do viêm loét.

Mỗi ngày bạn chỉ cần lấy 1 ly nước ấm hòa với ½ thìa bột gừng hoặc nấu trà gừng uống vào muỗi buổi sáng đều có tác dụng chữa đau bao tử hiệu quả.

Chữa đau bao tử với quế

Quế có tác dụng chữa chứng đầy bụng, làm dịu cơn đau dạ dày hiệu quả. Chỉ cần hòa ½ muỗng cà phê bột quế vào nước nóng. Khi nước nguội thì uống.

Chữa đau bao tử với trà bạc hà

Chữa Đau Bao Tử Hiệu Quả Mà Không Cần Dùng Thuốc

Trà bạc hà có tác dụng làm dịu cơn đau. Chính chất menthol trong bạc hà làm dịu các cơ của hệ tiêu hóa, từ đó làm giảm cơn đau dạ dày cho bạn.

Bạn hãy lấy 1 muỗng cà phê bạc hà khô cho vào cốc nước nóng, chờ cho nước còn ấm ấm thì uống.

Bạc hà không chỉ giúp chữa đau bao tử mà còn mang lại cảm giác sảng khoái cho bạn nữa đấy nhé.

Chữa đau bao tử với cà rốt

Không chỉ giúp giảm cân nhanh, cà rốt giúp cải thiện tiêu hóa, xoa dịu cơn đau. Để có kết quả tốt hơn, bạn có thể làm món sinh tố cà rốt và chuối. Xay cà rốt và chuối chín rồi uống mỗi khi cơn đau dạ dày xuất hiện sẽ giúp làm giảm cảm giác đau nhanh chóng.

Chữa đau bao tử với thì là

Chữa Đau Bao Tử Hiệu Quả Mà Không Cần Dùng Thuốc

Hạt thì là giúp điều trị cơn đau dạ dày bằng cách giảm các triệu chứng như đầy hơi và ăn uống khó tiêu. Ngâm hạt thì là trong nước sau đó mới lấy uống. Nó giúp cắt cơn đau dạ dày hiệu quả.

Chữa đau bao tử với sữa và mật ong

Sữa và mật ong giúp tạo lớp mỏng bao phủ niêm mạc dạ dày để giảm thiểu cơn đau. Bạn chỉ cần thêm 2 muỗng mật ong vào một ly sữa ấm. Khuấy đều rồi uống. Không chỉ bổ sung thêm vitamin và khoáng chất, sữa và mật ong còn giúp làm giảm cơn đau dạ dày hiệu quả.

Chúc bạn thành công với những chia sẽ từ Siêu Thị Làm Đẹp nhé!

Những Thực Phẩm Tăng Cường Phòng Bệnh Sởi Cho Trẻ

Thực phẩm phòng bệnh sợi cho trẻ – Bên cạnh các biện pháp thông thường như tránh để trẻ đến nơi đông người, vệ sinh cá nhân sạch sẽ, đeo khẩu trang mỗi khi ra đường v.v, để phòng bệnh sởi hiệu quả, các mẹ cần chú ý tới chế độ ăn của bé sao cho vừa đảm bảo dinh dưỡng vừa giúp tăng cường hệ miễn dịch. Dưới đây là danh sách thực phẩm mẹ nên tăng cường con dùng trong thời điểm này:
1. Thực phẩm giàu Kẽm ngăn ngừa bệnh sởi hiệu quả

nhung-thuc-pham-tang-cuong-phong-benh-soi-cho-tre
Kẽm giúp khống chế sự sinh sôi và nảy nở của virus. Vì vậy bổ sung kẽm cũng là một cách để tăng cường sức đề kháng cho trẻ. Để bổ sung kẽm cho trẻ, cha mẹ cần lưu ý chọn nguồn thực phẩm giàu kẽm như thịt bò nạc, hải sản, đậu, rau bi-na, nấm v.v. Ngoài ra ăn thịt nạc, gia cầm , lòng đỏ trứng gà hoặc cá cũng giúp cơ thể hấp thụ được nhiều kẽm.

2. Tăng cường rau củ quả

nhung-thuc-pham-tang-cuong-phong-benh-soi-cho-tre

Tăng cường rau củ quả giải thanh độc cho cơ thể trẻ tránh bệnh sởi

Các loại rau củ quả có chứa nhiều Vitamin A và Vitamin C cũng giúp tăng cường hệ miễn dịch cho bé. Đặc biệt là Vitamin A vì đây là loại vitamin quan trọng cho mắt, chống lại sự tấn công của virus sởi vào mắt bé. Vitamin A bạn có thể tìm thấy ở các loại rau củ quả có màu cam như đu đủ, cà rốt, bí đỏ. Bổ sung cho bé bằng những món ăn như chè bí đỏ, bí đỏ xào, cháo thịt cà rốt, canh khoai tây cà rốt. Vitamin C có thể tìm thấy ở các loại hoa quả như chanh, bưởi, cam …giải nhiệt, thanh độc cho cơ thể tránh những bệnh cho con trẻ như bệnh sởi.

3. Sữa chua

nhung-thuc-pham-tang-cuong-phong-benh-soi-cho-tre
Sữa chua có chứa Probiotic, một loại lợi khuẩn đóng vai trò quan trọng để cơ thể bé chống lại bệnh tật và tăng cường tiêu hóa. Để bé có sức khỏe chống lại virus sởi, mẹ nên cho bé (từ 6 tháng tuổi trở lên) ăn sữa chua với “liều lượng”: 6 – 10 tháng ăn nửa hộp/ ngày, 1 – 2 tuổi ăn 3/4 – 1 hộp/ ngày, trên 2 tuổi ăn 1 hộp/ ngày.
Ngoài ra khi cho bé ăn sữa chua mẹ lưu ý ko hâm nóng hay pha với nước nóng để tránh làm mất khả năng hoạt động của vi khuẩn có lợi. Nên để bé ăn sữa chua sau bữa ăn chính và nên súc miệng khi ăn xong.

4. Tỏi

nhung-thuc-pham-tang-cuong-phong-benh-soi-cho-tre
Thành phần của tỏi chứa nhiều chất kháng sinh allicin chống lại virus gây bệnh sởi. Với trẻ nhỏ, việc cho thêm chút tỏi khi xào nấu không những tăng cường hương vị cho món ăn mà còn giúp bé rất nhiều trong việc tăng cường sức đề kháng của cơ thể.

Vì vậy để chăm sóc sức khỏe trẻ em bạn cần phải chú trọng đén chế độ ăn cho trẻ cũng như tìm những thức phẩm tốt cho sức khỏe khỏe mạnh.

Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Chữa Trị Bệnh Gan Nhiễm Mỡ

Bệnh gan nhiễm mỡ chỉ loại bệnh lý mà trong tế bào gan có những giọt mỡ và bong bóng mỡ khác nhau. Tiến triển của gan nhiễm mỡ dẫn đến viêm gan do mỡ, xơ hóa gan và xơ gan. Gan nhiễm mỡ là biểu hiện đầu tiên của bệnh gan do mỡ. Ở người bình thường lượng mỡ trong gan rất thấp, chỉ chiếm 2-4 % trọng lượng của gan bao gồm các trigyceride, axít béo, phospholipid, cholesteron. Tùy theo nguyên nhân gây bệnh mà lượng mỡ tích tụ trong gan cũng khác nhau.
Bệnh gan nhiễm mỡ được chia làm 3 loại tùy vào lượng mỡ: Loại nhẹ (hàm lượng mỡ chiếm 5-10%), loại vừa (hàm lượng mỡ 10-25%) và loại nặng (lượng mỡ trên 30%). Thông thường bệnh gan nhiễm mỡ có thể chữa trị được, nếu chẩn đoán và điều trị kịp thời gan có thể phục hồi lại bình thường.

Bệnh gan nhiễm mỡ

Nguyên nhân của bệnh gan nhiễm mỡ có thể phân làm nhiều loại như:

– Gan nhiễm mỡ do dinh dưỡng: bao gồm thành phần thức ăn không hợp lí, có nhiều chất béo, hấp thu quá nhiều đường, thói quen ăn uống không tốt (uống nhiều bia rượu), chế độ sinh hoạt không điều độ (ngồi nhiều, ít vận động, tinh thần suy nhược căng thẳng), di truyền nếu trong gia đình có nhiều người bị béo phì.

– Gan nhiễm mỡ do chất hóa học như uống quá nhiều bia rượu, nhiễm độc phospho, Arsenic, chì…

– Gan nhiễm mỡ do nội tiết, do bệnh tiểu đường…

– Gan nhiễm mỡ do miễn dịch.

– Gan nhiễm mỡ do dùng một số loại thuốc có thể dẫn đến bệnh như các loại corticide, Tetracyclin, các thuốc kháng ung thư, thuốc hocmon sinh dục nữ…

– Do vi khuẩn, virus trong quá trình bị viêm gan siêu vi B, C thường có biến chứng gan nhiễm mỡ đặc biệt là viêm gan siêu vi C (nhiều khi còn gọi là hậu viêm gan siêu vi là gan nhiễm mỡ).

Nguyên tắc điều trị gan nhiễm mỡ: cần căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh, căn cứ vào tình hình cụ thể của từng bệnh nhân để điều trị tổng hợp:
– Loại bỏ các nguyên nhân và nhân tố gây ra bệnh gan nhiễm mỡ. Nếu có bệnh tiểu đường, chứng tăng mỡ máu… cần điều trị tích cực để khống chế.

– Năng vận động, duy trì thể trọng bình thường; tránh uống bia, rượu.

– Nâng cao ý thức bảo vệ sức khỏe, loại bỏ thói quen sinh hoạt không tốt.

– Khi cần thiết phải sử dụng thuốc bảo vệ gan, thuốc tiêu mỡ và chống xơ hoá gan, thúc đẩy sự bài tiết mỡ trong gan, chống viêm ngăn ngừa hoại tử tế bào gan và xơ hóa gan.

•    Gan nhiễm mỡ do rượu

•    Gan nhiễm mỡ không do rượu.

Một điều dễ hiểu nếu một người bị tiểu đường hoặc quá béo nếu uống quá nhiều rượu hoặc bia sẽ rất dễ bị gan nhiễm mỡ.

Gan nhiễm mỡ do rượu:

Bệnh gan nhiễm mỡ

Tất cả những người uống hơn 60g cồn mỗi ngày, ngay cả nếu chỉ uống trong một thời gian ngắn đều có nguy cơ bị gan nhiễm mỡ.

Tại Mỹ, khoảng 15.3 triệu người đang nghiện rượu. Nếu thử nghiệm lá gan của họ, gần như người nào cũng bị gan nhiễm mỡ. May mắn thay, hiếm khi gan nhiễm mỡ đưa đến tử vong, và lá gan sẽ trở lại hoàn toàn bình thường nếu bệnh nhân ngừng uống rượu. Tuy nhiên, nếu người nghiện rượu vẫn tiếp tục uống rượu, lá gan của họ sẽ từ từ trở thành chai. Một số người có thể sẽ bị ung thư gan.

Gan nhiễm mỡ không do rượu:

Trong trường hợp này, gan nhiễm mỡ có thể là triệu chứng đầu tiên của bệnh tiểu đường. Khi chúng ta ăn quá nhiều so với mức tiêu thụ của cơ thể, năng lượng thặng dư sẽ tích trữ dưới dạng mỡ.  Mỡ ứ đọng lại khắp nơi trong cơ thể, rõ rệt nhất là bụng, hông, cằm và cổ. Nhưng chính những “hạt” mỡ ẩn nấp bên trong cơ thể mới thật sự nguy hiểm đến sức khỏe của chúng ta.  Vì thế, rất nhiều bệnh nhân tuy gầy ốm vẫn có thể bị gan nhiễm mỡ, nhất là khi họ bị tiểu đường hoặc/và mỡ cao.

Triệu chứng bệnh gan nhiễm mỡ

Thông thường gan nhiễm mỡ không gây ra triệu chứng gì đáng kể. Khi bệnh trở nên trầm trọng hơn có thể có một số triệu chứng:

– Mệt mỏi, yếu ớt, khó chịu, buồn nôn và bụng nôn nao khó chịu.

– Lá gan có thể bị sưng to

– Một số ít người có thể bị vàng da.

Nếu gan chỉ bị nhiễm mỡ thôi, bệnh không nguy hiểm cho lắm. Tuy nhiên, nếu hệ thống miễn nhiễm phát hiện có sự bất thường và hoạt động loại bỏ những tế bào gan hư hỏng này, bạch huyết cầu sẽ xuất hiện khắp nơi gây ra viêm gan. Viêm lâu ngày sẽ đưa đến xơ rồi chai gan.

Chẩn đoán gan nhiễm mỡ

Bệnh gan nhiễm mỡ

Vì gan nhiễm mỡ không gây ra một triệu chứng nào đáng kể, bệnh này thường chỉ phát hiện khi bệnh nhân tình cờ đi siêu âm gan (ultrasound of the abdomen) vì một lý do nào khác.

Tuy hình thù của lá gan sẽ có một số sắc thái đặc biệt khi khám nghiệm bằng siêu âm hoặc MRI, nhưng phương pháp chính xác nhất vẫn là sinh thiết lá gan (liver biopsy). Trong phương pháp này, một cây kim nhỏ sẽ được “đâm” thẳng vào lá gan. Sau đó tế bào gan sẽ được nghiên cứu dưới kính hiển vi. Phương pháp này tương đối an toàn và không đau đớn lắm nên chỉ cần tiêm một ít thuốc tê vào dưới da mà thôi.

Cách Điều trị Bệnh Gan Nhiễm Mỡ

Phương pháp hữu hiệu nhất để điều trị bệnh gan nhiễm mỡ là cai rượu. Vì thế, người bị gan nhiễm mỡ phải ngừng uống rượu bia càng sớm càng tốt, nhất là khi gan chưa bị xơ và chai.

Một số thuốc điều trị bệnh tiểu đường như Actos, Avandia hoặc thuốc hạ cholesterol như lovastatin có thể thuyên giảm sự tiến triển của gan nhiễm mỡ.

Giảm cân nếu bạn thừa cân hoặc béo phì.

Phòng ngừa bệnh gan nhiễm mỡ

– Bằng cách lựa chọn một lối sống lành mạnh, bạn có thể ngăn ngừa thừa cân, béo phì, một trong những nguyên nhân gây bệnh gan nhiễm mỡ. Thực hiện chế độ giảm cân từ từ và bền vững.

– Thực hiện chế độ ăn uống cân bằng tốt đó là ít chất béo bão hòa và tăng chất xơ.

– Tạo thói quen tập thể dục, ít nhất là bốn lần một tuần. Bạn có thể đi bộ, bơi, làm vườn, luyện tập những bộ môn thể thao mà bạn yêu thích (tốt nhất nên tham khảo ý kiến của chuyên gia để có chế độ luyện tập phù hợp với tình trạng sức khỏe của bạn).

– Hạn chế uống rượu.

Dùng bạn đã bị gan nhiễm mỡ, đừng quá bi quan, bạn có thể đảo ngược tình hình với việc duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh, luyện tập và tránh xa rượu bia sẽ giúp bạn có sức khỏe tốt.

Bệnh Ung Thư Vú: Nguyên Nhân, Điều Trị Và Cách Phòng Tránh Ở Phụ Nữ

Bệnh ung thư đến giờ vẫn là một căn bệnh “vô phương cứu chữa” có tỉ lệ tử vong cao hàng đầu, trong đó ung thư vú là một căn bệnh chiếm tỉ lệ cao ở phụ nữ Việt Nam và cả trên thế giới.

Bệnh Ung Thư Vú: Nguyên Nhân, Điều Trị Và Cách Phòng Tránh Ở Phụ Nữ

Cho đến nay, nền y học cũng đã đạt được nhiều thành tích tiến bộ trong việc nghiên cứu các loại thuốc kháng lại, ức chế và triệt tiêu tế bào ung thư vú giúp kéo dài năm sống cho chị em phụ nữ. Bằng những phương pháp như phẫu thuật, hóa trị hay xạ trị có thể hạn chế được sự phát triển cả các tế bào ung thư vú một cách hiệu quả nhất.

Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn biết tất tần tật về bệnh ung thư và cách điều trị.

I.UNG THƯ VÚ LÀ GÌ?

Bệnh Ung Thư Vú là căn bệnh xuất hiện khi các tế bào (ung thư) ác tính bị phát hiện trong các mô của vú. Các tế bào ung thư này sau đó phát tán trong các mô hoặc cơ quan và di căn sang các phần khác của cơ thể. Và đó là một trong nhiều tế bào ung thư gây ảnh hưởng tới sức khỏe của chị em phụ nữ.

II.NGUYÊN NHÂN

Nguyên nhân gây nên căn bệnh ung thư vú ở hầu hết chị em phụ nữ là do:

+ Tiền sử gia đình bị ung thư vú: điều này có nghĩa là trong gia đình có mẹ, chị, em gái đã mắc bệnh ung thư vú thì nguy cơ mắc bênh này sẽ cao hơn.

+ Có vài xáo trộn trong tuyến vú

+ Sự đột biến của một số gene

Bệnh Ung Thư Vú: Nguyên Nhân, Điều Trị Và Cách Phòng Tránh Ở Phụ Nữ

+ Chịu tác động lâu dài của oestrogen (phụ nữ có kinh trước 12 tuổi và mãn kinh sau 55 tuổi)

+ Dùng thuốc nội tiết trong thời gian dài; không sinh con hoặc có con đầu lòng sau 30 tuổi

+ Không cho con bú mẹ

+ Hút thuốc lá và uống rượu

+ Ăn nhiều thịt, chất béo

+ Cơ địa béo phì.

Phụ nữ thừa cân thuộc dạng nội hình (hình quả táo) tích trữ mỡ thừa ở vùng bụng và các cơ quan nội tạng, có nguy cơ ung thư vú cao hơn những phụ nữ thừa cân dạng trung bình (hình quả lê) trữ mỡ thừa ở hông và đùi, hoặc dạng ngoại thái (hình cọng giá).

IV.CÁC GIAI ĐOẠN CỦA UNG THƯ VÚ

Giai đoạn đầu

Đây là giai đoạn mới chớm khi các tế bào ung thư còn bị giới hạn trong ông dẫn sữa mà chưa ăn sâu vào nhũ mô vũ hay các mô nâng bên ngoài ống dẫn sữa. Cơ hội có thể chữa lành của thời kỳ này từ 90% đến 100% bằng giải phẫu toàn phần vú, hay một phần vú cộng với xạ trị (radiation). Có nhiều trường hợp, bác sĩ còn cho bệnh nhân dùng thêm thuốc loại kích thích tố như tamoxifen.

Giai đoạn 2

Lúc này các tế bào ung thư đã lớn hơn một tí, kích thước 1-2cm và chưa lây lan vào hạch nách. Cơ hội sống còn sau mười năm là khoảng 80% đến 90%.

Bệnh Ung Thư Vú: Nguyên Nhân, Điều Trị Và Cách Phòng Tránh Ở Phụ Nữ

Cách chữa cũng tương tự giai đoạn đầu nhưng một số bệnh nhân có thể được khuyên nên sử dụng thêm hóa chất trị liệu nữa (chemotherapy). Ngoài ra, các phụ nữ đã tắt kinh còn có thể được dùng một loại thuốc gọi là Aromatase Inhibitor như Arimidex, Letrozole, hay Aromasin thay vì tamoxifen. Đây cũng là thuốc loại kích thích tố.

Giai đoạn 3:

Vào giai đoạn này thì khối u lớn hơn khoảng 3-5cm và chưa lan vào hạch nách. Cơ hội sống còn sau mười năm tùy thuộc vào kích thước của ung thư và bao nhiêu hạch bị lây lan. Cách chữa cũng tương tự như giai đoạn 2, nhưng phần lớn bệnh nhân được khuyên nên sử dụng thêm hóa chất trị liệu (chemotherapy), nhất là những ung thư lớn hay đã vào hạch nách.

Giai đoạn 4

Lúc này khối u lớn chúng khoảng hơn 5cm và đã lan vào nhiều hạch nách nhưng chưa lây lan đi xa. Cơ hội sống còn sau mười năm tùy thuộc vào kích thước của ung thư và bao nhiêu hạch bị lây lan. Đây là thời kỳ khá trễ và có cơ hội mắc bệnh ung thư vú trở lại hay lây lan qua các bộ phận khác rất cao. Cách chữa thường bắt đầu bằng hóa chất trị liệu (chemotherapy), sau đó là giải phẫu và xạ trị, giúp bảo vệ sức khỏe phụ nữ.

Giai đoạn 5

Có thể nói đây là giai đoạn cuối và nặng nhất của căn bệnh ung thư vú. Lúc này đây các tế bào ung thư đã lây lan qua các bộ phận khác trên cơ thể như gan, phổi, xương, não,..Ở giai đoạn này rất nguy hiểm, bệnh nhân có nguy cơ mất mạng bất cứ lúc nào. Cách chữa trị lúc này thường là sử dụng hóa chất hay thuốc loại kích thích tố để hạn chế sự lây lan của các tế bào ung thư trong cơ thể.

Vậy nên, ung thư được biết sớm bao nhiêu thì cơ hội sống cao hơn bấy nhiêu. Cách phát hiện sớm muộn là nên đi khám định kỳ thường xuyên để biết được tình trạng sức khỏe của mình.

V.CÁC GIẢI PHÁP ĐIỀU TRỊ UNG THƯ VÚ

1.Phẫu thuật

Phẫu thuật là phương pháp mổ xẻ lấy khối u ở vủa, sau đó bệnh nhân được xạ trị để giảm bớt nguy cơ bệnh trở lại. Nếu nặng thì có thể phải cắt bỏ toàn thể vú, các hạch dưới nách và phần mô lót quanh bắp thịt ngực.

 

Tạo lại hình dáng của vú sau khi vú thật bị cắt bỏ hoàn toàn hay một phần và gây ra sự dị dạng của vú: Có nhiều cách tạo hình khác nhau: dùng chất độn silicone, hay chính mô tế bào của người bệnh để tái tạo vú.

2.Xạ trị ( Radiation Therapy )

Xạ trị là một phương pháp điều trị bằng năng lượng quang tuyến X cao độ để triệt tiêu các tế bào ung thư. Cách xạ trị này nhằm ức chế sự ohats triển của các tế bào ung thư trước khi phẫu thuật loại bỏ, hay tiêu diệt tế bào ung thư còn sót lại sau cuộc giải phẫu. Xạ trị thường được sử dụng sau phẫu thuật cắt bỏ khối u ung thư quá lớn hay có nhiều hạch ở nách bị ung thư. Xạ trị thường được chia ra làm nhiều ngày. Mỗi ngày, một phần nhỏ của tổng số quang tuyến sẽ được chiếu vào cơ phận bị bệnh. Đối với ung thư vú, bệnh nhânthường được chiếu quang tuyến khoảng từ sáu đến bảy tuần.

Bệnh Ung Thư Vú: Nguyên Nhân, Điều Trị Và Cách Phòng Tránh Ở Phụ Nữ

Các bệnh nhân thường chịu đựng được một cách dễ dàng các phản ứng phụ của xạ trị ung thư vú. Các phản ứng thông thường nhất là bị phỏng nhẹ, lột da, đau ran. Đôi khi, nếu bị phản ứng phụ quá nặng, bệnh nhân cần phải nghỉ một thời gian ngắn trước khi điều trị lại.

3.Hoá chất trị liệu ( Chemotherapy )

Dùng hóa chất trị liệu là để triệt tiêu các tế bào ung thư. Hóa chất trị liệu (chemotherapy) thường được dùng thêm với việc giải phẫu, xạ trị (radiation therapy) hay dùng để chống ung thư khi nó tái phát hay lây lan. Hóa chất trị liệu được dùng sau hay trước khi mổ sạch ung thư ở giai đoạn 3, 4 và 5, điều này đã được các bác sĩ chứng minh là có thể gia tăng cơ hội sống cho bệnh nhân.

Hóa chất trị liệu có nhiều phản ứng phụ mà bạn cần phải để ý, tuy nhiên các phản ứng này thường được làm giảm bởi nhiều cách khác nhau nhằm chống lại các phản ứng phụ của hóa chất và phần lớn bệnh nhân có thể chịu được được dễ dàng hơn. Các hóa trị nào được dùng thì sẽ được bác sĩ chỉ định rõ đối với từng bệnh nhân.

4.Điều trị bằng cách chế ngự mục tiêu ( TARGETED THERAPY )

Cách điều trị này có nghĩa là những yếu tố di truyền hay kết quả của những yếu tố di truyền trong cơ thể như những yếu tố gây ra bệnh ung thư có thể trở thành mục tiêu trị liệu.

Chẳng hạn như yếu tố di truyền Her 2 neu (hay erbB2) là yếu tố tăng trưởng các tế bào biểu bì, trong đó có các tế bào ung thư vú. Đây là loại ung thư vú nguy hiểm nhất cần phải loại bỏ. Bệnh nhân có thể sử dụng các loại thuốc đặc trị để điều trị theo chỉ định của các bác sĩ.

5.Trị liệu bằng kích thích tố ( HORMONAL THERAPY )

Các điều trị này là nhăm ngăn chặn tế bào ung thư bằng cách tiêm thêm kích thích tố vào trong cơ thể. Nói chung, rất nhiều ung thư vú tăng trưởng dưới sự kích thích của các kích thích tố nữ. Nếu ta chế ngự được sự kích thích này, các tế bào ung thư có thể ngưng phát triển hay bị tiêu hủy. Vì ung thư vú là một bệnh chịu ảnh hưởng của kích thích tố nữ, điều khiển kích thích tố nữ trong cơ thể là một cách rất hữu hiệu để chữa ung thư vú loại nhạy cảm với kích thích tố nữ. Tôi xin nhấn mạnh là cách chữa ung thư vú bằng cách điều khiển kích thích tố nữ chỉ có hiệu quả cho các ung thư vú nào nhạy cảm với kích thích tố nữ mà thôi.

6.Dùng thuốc đặc trị

Điều trị ung thư vú đòi hỏi bạn phải kiên trì và tuân thủ các nguyên tắc chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên, cho dù chúng ta sử dụng biện pháp nào đi chăng nữa thì vẫn có những mặt hạn chế nhất định, ví dụ như phương pháp hóa trị sẽ làm ảnh hưởng đến cơ thể, gây mệt mỏi, suy kiệt sức khỏe của người điều trị; hoặc phương pháp xạ trị là dùng tia X để tiêu diệt các tế bào ung thư nhưng lại không thể tiêu diệt hết tất cả các khối u, làm khối u vẫn có thể phát triển và di căn …

VI.CÁCH PHÒNG NGỪA UNG THƯ VÚ

1.Duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh (BMI < 25)

Cơ thể khỏe mạnh và duy trì được cân nặng ổn định sẽ giúp bạn phòng chống được nguy cơ mắc bệnh ung thư vú ở phụ nữ. Trọng lượng đạt được ở tuổi trung niên, độc lập của BMI, đã được thể hiện ung thư vú tăng lên đáng kể.

2.Tránh uống rượu và hút thuốc

Phụ nữ uống nhiều chất cồn mỗi ngày cũng có nguy cơ mắc bệnh ung thư vú cao 20-25%. Thêm nữ, hút thuốc cũng làm tăng nguy cơ ung thư vú sau ung thư phổ. Vì vậy, để có một cuộc sống khỏe mạnh không bệnh tật, bạn nên tránh xa thuốc lá và tránh tiếp xúc với khói thuốc.

3.Ăn càng nhiều trái cây và rau quả càng tốt

Bữa ăn hàng ngày rất quan trọng trong việc phòng tránh bệnh ung thư vú bao gồm các loại rau họ cải (bông cải xanh, bắp cải , cải bruxen, súp lơ), rau lá xanh đậm (collard, cải xoăn, rau bina), cà rốt và cà chua. Các loại trái cây bao gồm cam quýt, dâu và anh đào.

Bệnh Ung Thư Vú: Nguyên Nhân, Điều Trị Và Cách Phòng Tránh Ở Phụ Nữ

Lưu ý cách tốt nhất là ăn các loại rau họ cải sống hoặc luộc, vì các chất phytochemical giúp bảo vệ chống lại bệnh ung thư vú có trong rau cải bị mất dần đi khi đun nóng ở nhiệt độ cao.

4.Tập thể dục thường xuyên

Tập thể dục hàng ngày là cách tăng cường sức khỏe phụ nữ, bảo vệ mạnh mẽ chống lại ung thư vú. Dành 30 phút hoặc nhiều hơn mỗi ngày cho các bài tập aerobic (hoặc đi bộ nhanh) là chìa khóa thành công trong việc phòng chống ung thư vú.

5.Kiểm soát chất béo trong cơ thể

Các loại chất béo trong chế độ ăn uống của bạn có thể ảnh hưởng đến nguy cơ ung thư vú. Giảm thiểu tiêu thụ chất béo omega-6 (hướng dương, dầu cây rum, ngô và dầu hạt bông), chất béo bão hòa và chất béo trans (Chất béo trans là các chất béo không bão hòa có đồng phân trans). Chất béo dạng trans fat thường có trong :Margarin, mỡ pha với bánh cho xốp giòn, thực phẩm chế biến như bánh snack (bánh quy giòn, khoai tây chiên) bánh nướng (bánh xốp nướng, bánh quy dẹt nhỏ) với hydrogenated oil, những món đồ rán, chiên, đặc biệt các loại dầu chiên đi chiên lại hoặc trong việc trộn xa lát, mỳ gói…

Hãy tiêu thụ các chất béo omega-3, đặc biệt là từ dầu cá (cá hồi, cá ngừ, cá thu, cá mòi, cá hồi hồ và cá trích). Tiêu thụ các loại dầu không bão hòa đơn (cải dầu, dầu ôliu, hạt / hạt, bơ), là những thực phẩm có đặc tính chống ung thư.

6.Kiểm soát lượng đường huyết

Để ngăn ngừa lượng đường huyết trong cơ thể bạn cần chú ý tới các thực phẩm bột mì trắng, gạo trắng, khoai tây trắng, đường và các sản phẩm có chứa đường gây ra thay đổi hoóc môn thúc đẩy tăng trưởng của tế bào trong mô vú. Thay thế những những sản phẩm này bằng các loại như ngũ cốc và hạt / cây họ đậu vì chúng có nhiều chất xơ và chất lignan là một chất đặc biệt có thể giúp phụ nữ hạn chế ung thư vú.

7.Thêm các chế phẩm từ đậu nành

Thêm các chế phẩm từ đậu nànhtrong chế độ dinh dưỡng hàng ngày sẽ giúp bạn ngừa được bệnh ung thư vú, giảm cholesterol xấu và bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể: như đậu phụ, đậu nành nén, đậu edamame, đậu nành rang, sữa đậu nành và tương Miso. Sự liên hệ giữa việc giảm nguy cơ ung thư vú với việc ăn thực phẩm đậu nành là do chất isoflavones đậu nành có hiệu ứng estrogenic làm thay đổi các tế bào vú, dẫn đến việc giảm các các chất sinh ung thư carcinogens.

8.Cẩn thận khi bổ sung estrogen thay thế

Ðiều trị bằng hormon thay thế là con dao hai lưỡi, nếu điều trị đúng cách thì sẽ cho kết quả tốt, nếu dùng không đúng, theo dõi không tốt sẽ dẫn đến những hậu quả nguy hiểm: làm tăng nguy cơ quá sản nội mạc tử cung, ung thư nội mạc tử cung, các bệnh vú (như đau, cương vú, ung thư), tăng huyết áp, huyết khối. Cũng tránh các hợp chất giống như estrogen tồn tại trong môi trường, như thuốc trừ sâu và hoá chất công nghiệp.

9.Phòng ngừa bệnh ung thư vú bằng thực phẩm sữa ong chúa

Sữa ong chúa không những có thể sử dụng để điều trị ung thư, mà nó còn có thể được dùng để phòng ngừa các bệnh ung thư, vì hoạt tính kháng ung thư có trong hai loại thuốc này. Sản phẩm có thể sử dụng cho những ai muốn phòng tránh ung thư một cách hữu hiệu và an toàn nhất.

10.Duy trì một cuộc sống tích cực lạc quan

Luôn giữ tinh thần thoải mái, xây dựng những mối quan hệ tốt đẹp và lành mạnh. Hãy ngủ đủ giấc (7-8 giờ/đêm).

VII.KẾT LUẬN:

Tóm lại, ung thư vú là một căn bệnh rất phổ biến ở phụ nữ Việt Nam cũng như trên thế giới và nguy hiểm. Ung thư vú có thể chữa lành được nếu truy tầm sớm và chữa trị đúng cách, trong điều trị ung thư vú đòi hỏi phải nắm vững những kiến thức cơ bản về sinh bệnh học và cũng rất cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa các thầy thuốc thuộc nhiều chuyên khoa sâu về ung thư học nhằm đạt được thành công ở mức độ cao nhất.

Bài Thuốc Chữa Gout – Căn Bệnh Nhà Giàu

Bệnh gout là một căn bệnh phổ biến hiện nay, được người ta gọi bằng một cái tên “bệnh nhà giàu”. Điều này có nghĩa là bệnh đã xuất hiện từ lâu đời và với chi phí điều trị rất là tốn kém. Hiện nay bệnh gout chưa thể khẳng định là có thể chữa khỏi hoàn toàn được hay không. Nhưng bệnh có thể được giảm và hạn chế sự lay lan hay tình trạng bệnh không nghiêm trọng hơn với các bài thuốc chữa trị dưới đây.

Bài Thuốc Chữa Gout – Căn Bệnh Nhà Giàu

Nguyên nhân gây ra bệnh có thể là do sự gia tăng quá mức của hàm lượng axit uric trong máu và đây là một loại bệnh dạng viêm khớp. Những đối tượng thường mắc bệnh này người trung niên, người cao tuổi và đặc biệt là phụ nữ sau thời mãn kinh.

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trong trong hỗ trợ điều trị căn bệnh này. Người mắc bệnh gout nên tiêu thụ những loại thực phẩm giàu selen chẳng hạn như bông cải xanh, các loại hạt, thức ăn nhiều axit béo omega 3.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo những bài thuốc dân gian trị gout rất hiệu quả ngay tại nhà.

Bài thuốc 1:

Nguyên liệu gồm: Cam thảo đất, táo mèo, vỏ bưởi, hạt chuối sứ, củ ráy tía, củ sơn thục, củ khúc khắc, lá lốt, dây tơ hồng, cà gai leo, củ tỏi đỏ và cây bồ công anh.

Bài Thuốc Chữa Gout – Căn Bệnh Nhà Giàu

Đem phơi 8gr, mỗi ngày sắc 1 thang và uống đều sau bữa ăn. Sắc 1 lít nước, đến khi còn lại nữa lít là được, hoặc đổ vào 3 chén nước lấy lại hơn 1 chén để uống.

Hoặc xay mịn thuốc rồi cho vào ấm chế nước uống như pha trà. Mỗi ngày uống từ 3-4 ấm là tốt nhất. bạn kiên trì thực hiện thì trong vòng 1-2 tháng sẽ thấy được kết quả rõ rệt, tình trạng đau nhức các khớp tay chân sẽ giảm hẳn.

Bài thuốc 2:

Đậu xanh để nguyên vỏ, ninh nhừ, (không cho thêm gia vị). Sáng ngủ dậy ăn một bát thay ăn sáng. Tối trước khi đi ngủ ăn một bát. Ăn liên tục như vậy trong 30 ngày. Tùy vào khẩu vị của từng người mà có thể nấu khô hoặc nhão.

Bài Thuốc Chữa Gout – Căn Bệnh Nhà Giàu

Bài thuốc này thực sự rất đơn giản nhưng để có hiệu quả cần phải có sự kiên trì của người bệnh bởi đậu xanh ăn nhiều dễ ngán, nếu không thực sự quyết tâm khó có thể ăn đều đặn trong thời gian 30 ngày. Sức khỏe của bạn sẽ được bảo vệ hơn ngay cả khi đang điều trị bệnh.

Bài thuốc 3

Thuốc nam cũng có một bài thuốc chữa trị bệnh gout rất hay từ lá sa kê, lá ổi non và đậu bắp để chữa trị bệnh gout. Cụ thể như sau:

+ Nguyên liệu: Lá sa kê (2 lá), Đậu bắp (100g), Lá ổi non (20g)

+ Cách làm: Cho các nguyên liệu trên vào đun với 1,5 lít nước, đun đến khi cạn bớt còn khoảng 1 lít nước thì chắt ra để uống dần trong ngày

Bài Thuốc Chữa Gout – Căn Bệnh Nhà Giàu

+ Công dụng: Giảm axit uric hiệu quả nên giúp trị bệnh gout.

Dùng kết hợp 3 loại gồm: lá sakê, búp ổi và đậu bắp, 3 loại đem sắc (nấu) lấy nước uống liên tục rất tốt cho bệnh nhân có bệnh đái tháo đường, đồng thời bị bệnh gout.

Bài thuốc 4

Trong lá bằng lăng còn chứa valoneic axít dilactone (VAD) được sử dụng như chất ức chế xanthine oxidase làm giảm axít uric trong bệnh gút. Dịch chiết từ lá bằng lăng được chứng minh có tác dụng đối với bệnh gút tốt hơn thuốc.

Bài Thuốc Chữa Gout – Căn Bệnh Nhà Giàu

Hãm như trà: 50g lá già hoặc 50g quả khô hãm với 0,5 lít nước sôi. Uống ngày 4 – 6 cốc mỗi ngày. Sau 1-2 tháng sẽ thấy bệnh đau nhức khớp giảm hẳn.

Hi vọng với các bài thuốc dân gian này có thể giúp bạn chữa khỏi bệnh gout và bảo vệ sức khỏe tốt hơn khi lớn tuổi. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng các loại thuốc bổ khớp hỗ trợ giúp bạn bảo vệ xưng khớp, giảm các triệu chứng đau nhức hiệu quả.