Những Lợi Ích Thật Tuyệt Vời Nếu Bạn Uống Nhiều Nước Mỗi Ngày

nhung-loi-ich-that-tuyet-voi-neu-ban-uong-nhieu-nuoc-moi-ngay-1

Nước là một thành phẩn không thể thiếu của cơ thể con người. Không chỉ là một loại nước uống giải khát cho cơ thể mà nước còn mang lại rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe và làm đẹp. Đó là lý do vì sao bạn nên uống nhiều nước mỗi ngày.

Dưới đây là những lợi ích tuyệt vời mà nước đem lại cho cơ thể để bạn có động lực uống nước nhiều hơn nhé!

nhung-loi-ich-that-tuyet-voi-neu-ban-uong-nhieu-nuoc-moi-ngay-1

Mỗi tế bào của cơ thể chúng ta cần đủ nước để làm việc một cách chính xác và hiệu quả. Có những lợi ích không thể tin được đang chờ đợi nếu bạn sẵn sàng để biến nước trở thành thức uống chính và yêu thích mỗi ngày. Nó sẽ là lựa chọn tốt nhất nếu bạn muốn tăng cường vẻ đẹp mà không sợ gây ra những tác dụng phụ.

Giúp não hoạt động tốt

Bằng cách thay thế các loại đồ uống khác bằng nước lọc, bạn sẽ giúp bộ não hoạt động tốt hơn. Đó là một trong những lợi ích sức khỏe của việc uống nước. Nước là nhiên liệu cần thiết cho não, vì não chứa hơn 70% lượng nước. Giữ nước sẽ kích hoạt tế bào não.

Giúp giảm cân

nhung-loi-ich-that-tuyet-voi-neu-ban-uong-nhieu-nuoc-moi-ngay-2

Uống nước lọc sẽ làm bạn quên đi cơn đói, bởi vậy mỗi lần ăn thực phẩm nào đó, bạn nên uống trước một cốc nước lọc. Khi đó, cảm giác thèm ăn sẽ giảm nhanh chóng từ đó giúp bạn giảm cân hiệu quả. Ngoài ra, nước rất cần cho hệ tiêu hóa của bạn, vì hệ tiêu hóa muốn hoạt động tốt thì phải cần có nước.

Loại bỏ độc tố

Uống nước sẽ giúp loại bỏ các chất thừa cũng như độc tố ra khỏi cơ thể. Khi bạn uống đủ nước, các độc tố còn được loại bỏ ra khỏi cơ thể qua việc tiết mồ hôi.

Hệ thống thận của chúng ta là cơ quan duy nhất lọc nước và nó hoàn toàn phụ thuộc vào nước để hoạt động. Do vậy, uống nước hàng ngày là điều cần thiết để thận hoạt động hiệu quả, nhất là đối với những người cao tuổi.

Giúp bạn có đôi mắt long lanh

Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn. Nếu muốn có đôi mắt đẹp hãy uống nước thường xuyên sẽ giúp cho đôi mắt của bạn thêm tươi sáng, rạng ngời.

Nuôi dưỡng làn da từ bên trong

nhung-loi-ich-that-tuyet-voi-neu-ban-uong-nhieu-nuoc-moi-ngay-3

Việc cung cấp đủ nước cho cơ thể sẽ có tác dụng nuôi dưỡng làn da từ bên trong. Da trữ khoảng 20% nước của cơ thể, trong 1 ngày, các hoạt động vệ sinh, đổ mồ hôi khiến lượng nước ấy mất đi.

Nếu không kịp thời bổ sung nước, có thể gây ra khô và nếp nhăn trên da. Hãy suy nghĩ tới việc uống nước như là cách dưỡng ẩm da từ trong ra ngoài.

Chống mụn và trứng cá

Nước có tác dụng chống mụn và trứng cá rất tốt bởi chúng giúp loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể và làm sạch sâu lỗ chân lông. Nếu bạn thêm một chút nước cốt chanh vào nước uống thì bạn còn có thể nhân đôi thêm tác dụng chống mụn và trứng cá giúp da bạn sáng và sạch hơn.

Giúp da sạch lỗ chân lông

Da và cơ thể hàng ngày phải tiếp xúc rất nhiều với thứ độc hại, nên nước sẽ giúp chúng ta thải độc thông qua các lỗ chân lông, giúp da sạch khỏe, sáng mịn hơn.

nhung-loi-ich-that-tuyet-voi-neu-ban-uong-nhieu-nuoc-moi-ngay-4

Da săn chắc

Điều trị bằng nước là phương pháp hiệu quả để giải độc và làm săn chắc da của bạn. Trong khi nước ấm giúp lỗ chân lông mở ra để loại bỏ bụi bẩn thì nước lạnh sẽ giúp đóng các lỗ chân lông và thắt chặt lại để da săn chắc, tăng độ đàn hồi.

Chống lão hóa

Nước là loại thuốc tốt nhất để duy trì sự trẻ trung của bạn. Nó sẽ giúp dưỡng ẩm cho da, giữ độ đàn hồi và ngăn ngừa nếp nhăn, giúp bạn có một làn da tươi sáng.

 

Giảm mùi cơ thể

Uống đủ lượng nước là phương pháp hiệu quả để giảm mùi cơ thể của bạn. Nước sẽ làm loãng mồ hôi và ngăn ngừa mùi bốc ra.

Cải thiện sức khỏe tổng thể

nhung-loi-ich-that-tuyet-voi-neu-ban-uong-nhieu-nuoc-moi-ngay-5

Làn da của bạn sẽ phản ánh phần lớn sức khỏe tổng thể của bạn. Uống đủ nước sẽ giúp cải thiện sức khỏe tổng thể và điều này sẽ giữ cho làn da của bạn luôn khỏe mạnh và xinh đẹp.

Tóc óng mượt

Hãy uống nước để có mái tóc mượt và sáng bón. Nếu cơ thể mất nước thì tóc và da sẽ chịu ảnh hưởng đầu tiến đấy.

Tham khảo Tổng hợp

Tất Tần Tật Các Loại Vitamin Tốt Cho Cơ Thể Và Vai Trò Của Chúng

Mỗi dưỡng chất đóng một vai trò quan trọng với sức khỏe của bạn và chúng đều có trong những thực phẩm mà bạn ăn mỗi ngày.

Việc xác định cơ thể cần bổ sung dưỡng chất nào sẽ giúp bạn lựa chọn đúng nguồn thực phẩm chứa dưỡng chất đó:

1/ Vitamin A

Vai trò: Vitamin A đóng một vai trò quan trọng trong việc tăng khả năng miễn dịch, sinh sản và đặc biệt là cải thiện tầm nhìn. Vitamin A, trong đó bao gồm beta-carotene giúp võng mạc, giác mạc và màng của mắt hoạt động đúng chức năng.

Nguồn thực phẩm: Nồng độ cao nhất của vitamin A được tìm thấy trong khoai lang. Tiếp theo là những thực phẩm như gan bò, rau bina, cá, sữa, trứng, cà rốt…

2/ Vitamin B6

Vai trò: Vitamin B6 là một thuật ngữ chung cho 6 hợp chất khác nhau có tác dụng tương tự trên cơ thể bạn. Các hợp chất này chuyển hóa thức ăn, hỗ trợ hemoglobin (một phần của tế bào hồng cầu), ổn định lượng đường trong máu và thúc đẩy kháng thể chống lại bệnh tật.

Nguồn thực phẩm: cá, gan bò, gia cầm là tất cả các nguồn dồi dào của B6. Nguồn thực phẩm giàu vitamin B6 cho người ăn chay là các loại đậu gà, đậu xanh…

3/ Vitamin B12

Vai trò: Vitamin B12 rất quan trọng cho chức năng thần kinh và cho sự hình thành của DNA và tế bào máu đỏ. Nó giúp chống lại bệnh thiếu máu, gây mệt mỏi và suy nhược.

Nguồn thực phẩm: Vitamin B12 chứa nhiều trong ngao, nghêu, gan bò, cá hồi, cá ngừ và nhiều loại ngũ cốc ăn sáng.

4/ Vitamin C

Vai trò: Vitamin C là chất chống oxy hóa quan trọng, và nó cũng là một thành phần cần thiết trong quá trình chuyển hóa protein và sự tổng hợp các chất dẫn truyền thần kinh.

Nguồn thực phẩm: Hầu hết mọi người nghĩ rằng các loại trái cây họ cam quýt là nguồn dồi dào vitamin C nhất, nhưng ớt chuông đỏ mới thực sự là thực phẩm có chứa nhiều vitamin C, nhiều hơn so với bất kỳ thực phẩm nào. Ngoài ra, những nguồn giàu vitamin C khác bao gồm: kiwi, bông cải xanh, cải bruxen và dưa đỏ.

5/ Canxi

Vai trò: Canxi là khoáng chất phong phú nhất trong cơ thể, giúp củng cố răng và xương chắc khỏe, tăng cường chức năng cơ bắp, bài tiết hoóc-môn.

Nguồn thực phẩm: Các sản phẩm từ sữa có chứa hàm lượng canxi tự nhiên cao nhất, kế đến là rau lá xanh (như cải xoăn và cải bắp), nước ép trái cây và bột ngũ cốc.

6/ Vitamin D

Vai trò: Cơ thể chúng ta cần vitamin D để thúc đẩy sự hấp thụ canxi và tăng cường sức khỏe của xương khớp. Nó cũng quan trọng trong sự tăng trưởng tế bào, tăng cường hệ miễn dịch và giảm viêm.

Nguồn thực phẩm: Các loại cá béo bao gồm cá kiếm, cá hồi, cá thu. Ngoài ra, vitamin D còn có trong các thực phẩm như sữa, ngũ cốc ăn sáng, sữa chua, nước cam.

7/ Vitamin E

Vai trò: Vitamin E là một chất chống oxy hóa mạnh bảo vệ tế bào khỏi các gốc tự do có hại. Nó rất quan trọng trong việc tăng khả năng miễn dịch, tuần hoàn máu khỏe mạnh và thúc đẩy quá trình đông máu (xảy ra khi bạn bị đứt tay).

Nguồn thực phẩm: Dầu mầm lúa mì chứa hàm lượng lớn vitamin E nhiều hơn bất kỳ nguồn thực phẩm nào khác. Ngoài ra, vitamin E còn có nhiều trong hạt hướng dương, hạnh nhân.

8/ Folate

Vai trò: Folate giúp tái tạo các tế bào mới, đặc biệt có vai trò quan trọng đối với phụ nữ mang thai. Đây là một loại vitamin B giúp ngăn ngừa dị tật bẩm sinh.

Nguồn thực phẩm: Folate được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm, bao gồm các loại rau có lá màu xanh đậm, trái cây, các loại hạt và các sản phẩm từ sữa. Gan bò có chứa nhiều folate cao nhất nhưng nếu bạn không thích loại thực phẩm này thì có thể lựa chọn rau bina – loại rau chứa nhiều folate. Ngoài ra, bạn có thể bổ sung folate qua bánh và ngũ cốc.

9/ Sắt

Vai trò: Protein trong cơ thể sẽ sử dụng kim loại này để vận chuyển oxy và thúc đẩy quá trình phân chia tế bào. Hầu hết các chất sắt của cơ thể được tìm thấy trong hemoglobin, protein trong các tế bào máu đỏ mang oxy đến các mô trên khắp cơ thể để duy trì hoạt động của các cơ quan.

Nguồn thực phẩm: Có hai loại chất sắt: sắt heme (có trong thức ăn động vật như thịt đỏ, cá, gia cầm) và sắt nonheme (trong các nguồn thực vật như đậu lăng và các loại đậu). Trong đó, gan gà chứa nhiều sắt ở dạng heme nhất.

10/ Vitamin K

Vai trò: Vitamin K là một thành phần rất quan trọng trong việc thúc đẩy đông máu. Nếu không có nó, cơ thể bạn sẽ không thể ngăn chặn tình trạng chảy máu khi bị đau hoặc đứt tay.

Nguồn thực phẩm: Rau lá xanh là những nguồn dồi dào của vitamin này. Trong đó, cải xoăn, cải rổ, rau bina, củ cải, mù tạt, củ cải đường… chứa nhiều vitamin K nhất.

11/ Lycopene

Vai trò: Sắc tố hóa học này được tìm thấy trong các loại trái cây và rau củ màu đỏ, chúng có đặc tính chống oxy hóa cực mạnh. Một số nghiên cứu cho thấy rằng lycopene có thể giúp bảo vệ cơ thể chống lại nhiều bệnh, bao gồm bệnh tim và một số dạng ung thư khác nhau.

Nguồn thực phẩm: Cà chua chứa nhiều lycopene. Tiếp sau đó là dưa hấu, đu đủ, ớt chuông, bắp cải tím…

12/ Lysine

Vai trò: Lysine, còn được gọi là L-lysine, là một loại a-xít amin giúp cơ thể hấp thụ canxi và tạo ra collagen cho xương và các mô liên kết. Nó cũng đóng vai trò trong việc sản xuất carnitine – chất dinh dưỡng giúp điều chỉnh nồng độ cholesterol.

Nguồn thực phẩm: thức ăn động vật giàu đạm, đặc biệt là thịt đỏ là nguồn cung cấp lysine, cũng như các loại hạt, đậu.

13/ Magiê

Vai trò: Cơ thể sử dụng magiê trong hơn 300 phản ứng sinh hóa. Chúng bao gồm cả việc duy trì cơ bắp và chức năng thần kinh, giữ nhịp tim ổn định và giữ xương chắc khỏe.

Nguồn thực phẩm: Lúa mì, hạnh nhân, hạt điều và các loại rau xanh như rau bina.

14/ Niacin

Vai trò: Niacin, một loại vitamin B rất quan trọng trong việc chuyển đổi thức ăn thành năng lượng. Nó cũng hỗ trợ hệ thống tiêu hóa, da và cải thiện chức năng hệ thần kinh.

Nguồn thực phẩm: Đậu phộng hoặc bơ đậu phộng, thịt bò và gan gà đặc biệt giàu niacin.

15/ A-xít béo Omega-3

Vai trò: Khi nói tới chất béo, chúng ta thường nghĩ chúng có hại cho sức khỏe, nhưng một số loại chất béo, bao gồm cả a-xít béo omega-3 là những chất béo không bão hòa có lợi cho sức khỏe. Omega-3 rất tốt cho não bộ và giúp giảm viêm.

Nguồn thực phẩm: Có hai loại a-xít béo omega-3: a-xít Alpha-linolenic (ALA) được tìm thấy trong các nguồn thực vật như dầu thực vật, rau xanh, các loại hạt, trong khi a-xít eicosapentaenoic (EPA) và a-xít docosahexaenoic (DHA) – được tìm thấy trong mỡ cá. Một chén salad cá ngừ có chứa khoảng 8,5 gam a-xít béo không bão hòa.

16/ Kali

Vai trò: Kali là một chất điện phân cần thiết để kiểm soát các hoạt động của tim. Nó cũng được sử dụng để xây dựng protein và cơ bắp, đồng thời giúp phá vỡ và chuyển hóa carbohydrate thành năng lượng.

Nguồn thực phẩm: Khoai lang, chuối, cà chua, rau củ cải, khoai tây, thịt gà, cá… cũng là những nguồn giàu kali.

17/ Riboflavin

Vai trò: Riboflavin là một chất chống oxy hóa giúp cơ thể chống lại nhiều bệnh, tạo ra năng lượng, thúc đẩy sản xuất các tế bào máu đỏ.

Nguồn thực phẩm: Gan bò, ngũ cốc là những nguồn Riboflavin dồi dào.

18/ Selenium

Vai trò: Selen là một khoáng chất có đặc tính chống oxy hóa mạnh mẽ. Cơ thể chỉ cần một lượng nhỏ khoáng chất này nhưng nó đóng một vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa các bệnh mãn tính. Nó cũng giúp điều chỉnh chức năng tuyến giáp và hệ thống miễn dịch.

Nguồn thực phẩm: Cá ngừ và các loại hạt là những nguồn giàu Selen.

18/ Thiamin

Vai trò: Thiamin còn được gọi là vitamin B1 giúp chuyển hóa tinh bột thành năng lượng. Nó cũng là một chất dinh dưỡng quan trọng tăng cường chức năng bộ não và hệ thần kinh.

Nguồn thực phẩm: Gạo nâu, hạnh nhân, hướng dương, khoai tây là những nguồn thực phẩm chứa thiamin.

19/ Kẽm

Vai trò: Kẽm đóng vai trò trong chức năng miễn dịch và nó cũng quan trọng đối với các giác quan của bạn như khứu giác, vị giác.

Nguồn thực phẩm: Hàu chứa nhiều kẽm nhất, tiếp đó là thị đỏ, thịt gia cầm…

Dưa Hấu Và Những Điều Cảnh Giác Để Bảo Vệ Sức Khỏe

Dưa hấu là loại quả vô cùng phổ biến đặc biệt trong mùa hè được rất nhiều người ưa thích. Bên cạnh những lợi ích về sức khỏe, nếu bạn không ăn dưa đúng cách sẽ đem lại những tác dụng không mong muốn cho sức khỏe.

Vì sao không nên dùng muỗng ăn dưa hấu?

Một quả dưa hâu chiếm hơn 90% là nước và 6% là đường , ngoài ra nó còn chứa kali và Lycopene, không chỉ có tác dụng giải khát, giải cảm mà giá trị dinh dưỡng cũng rất cao. Tuy nhiên, các chuyên gia đã khuyến cáo không nên dùng muỗng “múc” dưa hấu khi ăn. Vì sao lại như vậy?

+ Làm bạn giảm cảm giác thèm ăn

Với lượng nước dồi dòa cùng lượng đường không nhỏ trong quả dưa hấu nên ăn nhiều sẽ khiến bạn dễ có cảm giác no, dẫn đến tình trạng không muốn ăn cơm và các thực phẩm chính khác. Nếu kéo dài thói quen này thậm chí còn khiến bạn mất cân bằng dinh dưỡng, sức khỏe suy giảm.

+ Đường huyết trong cơ thể tăng cao

Đường trong máu còn gọi là đường huyết có vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe cơ thể. Khi bạn dùng muỗng ăn dưa chính là cách khiến bạn dung nạp quá tải thành phần đường, dẫn đến đường huyết trong cơ thể tăng cao, gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn.

+ Dễ “mập bụng” và nước tiểu có màu đỏ

Ăn quá nhiều dưa hấu không khiến bạn mất đi vóc dáng cân đối, điển hình nhất là vòng eo to lên. Mà còn, khiến nước tiểu của bạn còn có thể biến thành màu hơi đỏ. Đương nhiên, mọi thay đổi này không bao giờ có lợi cho sức khỏe.

+ Nghiêm trọng hơn có thể gây chướng bụng, đau bụng

Ngoài việc dùng muỗng ăn dưa sẽ khiến bạn dễ mập mà thói quen ăn dưa ngay khi vừa lấy từ tủ lạnh ra hoặc do dưa hấu không đảm bảo vệ sinh sẽ khiến bạn xuất hiện tình trạng chướng bụng, đau bụng. Ăn dưa quá nhiều khi bụng đói cũng có tác hại tương tự.

+ Dễ làm tổn thương tỳ vị

Đây là một tác hại mà rất ít người để ý đến. Dưa hấu là loại hoa quả có tính hàn, ăn dưa bằng cách dùng muỗng múc sẽ dễ gây tổn thương cho tỳ vị, ảnh hưởng đến sự hấp thu dưỡng chất và tiêu hóa của cơ thể.

>> Bạn có thể xem thêm lợi ích giảm cân của dưa hấu để biết cách sử dụng thực phẩm này một cách tốt và có lợi nhất.

Lời khuyên khác khi ăn dưa

Để có một sức khỏe tốt mà vẫn không cần phải từ bỏ sử thích ăn dưa thì bạn cần lưu ý những điều sau:

-Kiểm soát tốt lượng dưa ăn, đặc biệt cần thận trọng hơn với người có đường huyết cao.

– Hạn chế ăn dưa lấy trực tiếp từ tủ lạnh, nhất là người có dạ dày hay đường ruột quá nhạy cảm với kích thích lạnh, người già, trẻ nhỏ và sản phụ cũng vậy.

– Khi đã có cảm giác no thì không nên cố ăn thêm dưa hấu.

– Không ăn dưa hấu thay cơm hoặc chỉ ăn dưa mà không cần uống nước.

– Không ăn dưa hấu đã bổ ra để quá lâu.

– Nên ăn dưa sau bữa cơm khoảng 1 tiếng.

– Kỵ nhất là khi vận động mạnh lập tức vào phòng máy lạnh và ăn dưa hấu ướp lạnh.

Mẹo chọn dưa ngon

Để chọn được một quả dưa ngon bạn nên chú ý đến những quả phần dưới cùng có hình vòng tròn nhỏ, bạn nên chọn vòng tròn này càng nhỏ càng tốt. Còn nếu vòng tròn quá lớn thì vỏ dưa thường rất dày và ăn không ngon.

Nên trọn quả dưa có vỏ màu xanh mướt, tránh những quả có vỏ xuất hiện đốm trắng.

Các đường vân trên vỏ dưa nên ngay ngắn thì đó là dưa ngon.

Phần cuống quả dưa nếu có hình dạng một nhánh thẳng thì không nên mua, cuống phải cong thì dưa mới ngọt.

9 Động Tác Đơn Giản Giúp Bạn “Đánh Bay” Mọi Loại Stress Ngay Tức Khắc

Mỗi ngày, bạn đều phải mệt mỏi với hàng tá công việc từ xã hội tới gia đình. Đôi lúc không chịu nổi khiến bạn vô cùng căng thẳng, stress, luôn cảm thấy bực bội, khó chịu trong người. Hãy dành 10 phút mỗi ngày với những bài tập ngay trên ghế này, bạn sẽ thấy khá hơn nhiều đấy!

1. Kĩ thuật thở Ujjayi

Khởi động bằng cách điều hòa nhịp thở nhẹ nhàng: Ngồi thẳng người trên ghế và đặt 2 tay lên eo. Hít thật sâu qua mũi để không khí tràn vào cơ thể, sau đó thở ra từ từ. Lặp lại kĩ thuật này 10 lần.

2. Tư thế chú mèo

Hít vào và ưỡn cong lưng nhìn lên phía trần nhà. Thở ra đồng thời khom người , ép bụng xuống để lưng trở thành hình vòng cung. Lặp lại kĩ thuật này 5 lần để giảm thiểu nhức mỏi vùng lưng và cổ.

3. Tư thế “chào Mặt trời” bằng tay

Ngồi vươn cao người, hít vào và nâng cánh tay lên, ép hai lòng bàn tay vào với nhau. Thở ra, đồng thời nhẹ nhàng thả hai cánh tay xuống hai bên. Lặp lại kĩ thuật này 5 lần để kéo dài xương sống và giảm thiểu căng thẳng ở vùng vai – cổ.

4. Tư thế vặn mình “chào Mặt trời”

Tương tự như bài tập trước, đồng thời thêm thao tác nghiêng mình sang trái/phải khi thở ra. Lặp lại kĩ thuật 5 lần với mỗi bên, mỗi lần vặn mình giữ khoảng 5 giây.

5. Tư thế chim đại bàng

Tư thế này giúp bạn loại bỏ bất kì chứng đau nhức vai nào: Duỗi thẳng cánh tay ở hai bên. Tiếp theo, để 2 tay cao ngang vai, tay này đặt lên trên tay kia phía trước mặt bạn. Gập cong tay ở phần khuỷu để cho 2 tay xoắn vào nhau. Giữ nguyên tư thế và hít thở sâu 5 lần, sau đó thư giãn và lặp lại động tác với tay còn lại ở phía trên.

6. Tư thế mắt cá chân – đầu gối

Ngồi thẳng người, gập đầu gối phải và đặt mắt cá chân bên phải lên đầu gối trái. Cúi người về phía trước để kéo căng cơ thể hơn. Giữ nguyên tư thế và hít thở sâu 5 lần, sau đó thư giãn và lặp lại động tác với chân còn lại. Tư thế này sẽ giúp giảm thiểu đau nhức vùng eo đáng kể.

7. Tư thế nữ thần

Mở rộng chân và hướng ngón chân ra hai bên. Đặt tay phải xuống phía trong chân phải, hướng xuống phía sàn nhà. Nâng cánh tay bên trái hướng lên phía trần nhà, mắt nhìn theo tay trái. Giữ nguyên tư thế và hít thở sâu 5 lần, sau đó lặp lại động tác tương tự với bên còn lại. Bạn cũng có thể áp dụng các động tác yoga tại công sở như là một liệu phải giảm căng thẳng mệt mỏi ngay lập tức.

8. Tư thế chiến binh

Tư thế này vừa giúp bạn tự tin hơn, vừa kéo căng toàn bộ cơ thể. Ngồi cao ở mép ghế, gập đầu gối bên phải sang một bên và kéo căng chân trái ra phía sau và nhấn gót chân xuống. Hít thở sâu 5 lần và lặp lại động tác này với bên còn lại.

9. Tư thế cúi người về phía trước

Kết thúc bài tập bằng động tác gập người thư giãn để điều hòa máu về não. Ngồi thẳng người, sau đó ngồi gập người ôm lấy chân, để đầu, cổ và cả cơ thể thả lỏng. Giữ tư thế này bao lâu bạn muốn trước khi trở về tư thế ngồi.

Khi Huyết Áp Thay Đổi Bạn Cần Lưu Ý Gì?

Chỉ số cho bạn biết rằng huyết bạn đang giữ ở ngưỡng an toàn là 90mmHg cho tâm thu và tâm trương là 60mmHg. Nếu khi kiểm tra huyết áp, bạn thấy chỉ số đưa ra cao hơn nhiều so với con số này nghĩa là bạn đang bị huyết áp cao và nếu thấp hơn nhiều thì cảnh báo rằng bạn bị tụt huyết áp rồi.

Vậy khi bạn phát hiện bị thay đổi huyết áp như vậy bạn cần điều chỉnh lại chế độ ăn uống, hoạt động hàng ngày cũng như cảm xúc của bản thân.

Thay đổi chế độ ăn

Thay vì bạn có ba bữa chính thì bạn có thể chia nhỏ chúng ra, để tránh hiện tượng nạp quá nhiều đường cùng một lúc khiến huyết áp bị tăng đột ngột do đường trong máu tăng.

Tránh tiêu thụ các thực phẩm chế biến sẵn chứa carbohydrate, thay vào đó hãy dụng các loại hạt có vỏ và ngũ cốc nguyên cám.

Uống nhiều nước

Nếu bạn bị tụt huyết áp, hãy uống nhiều nước hơn mỗi ngày, khoảng 2 lít  mỗi ngày sẽ tránh được tình trạng máu quánh hơn, làm tụt huyết áp. Đặc biệt nếu bạn hoạt động ngoài trời nhiều thì nên tăng lượng nước này lên, bạn có thể uống các loại nước tăng lực tuy nhiên nước lọc vẫn tốt hơn.

Cân bằng chế độ ăn uống

Hãy cân bằng lại thực đơn hàng ngày của bạn, đảm bảo chúng cung cấp vừa đủ dưỡng chất. một số loại thực phẩm nên có trong thực  đơn của bạn như :các loại thịt nạc, cá, nhiều trái cây, rau quả, ngũ cốc nguyên hạt.

Tăng lượng vitamin B12 và folate

Vitamin B12 rất tốt cho sức khỏe của tuần hoàn huyết. Các loại rau có lá xanh đậm, thường chứa rất nhiều vitamin B12.

Không nên sử dụng thực phẩm có khả năng làm hạ huyết áp

Nếu thuộc tuýp bệnh về hạ huyết áp thì bạn không ăn những thực phẩm có tính cay nóng như: quế, tiêu ớt, gừng…

Bỏ rượu

Đặc biệt đối với người bị huyết áp thấp, vì rượu gây ra sự mất nước cho cơ thể, lấy nước cả trong lòng mạch, làm tụt huyết áp trầm trọng, rất nguy hiểm. Đây là lý do tại sao khi uống rượu lại thấy khát nước và khô cổ.

Thực phẩm chứa cafein

Đối với bệnh nhân bị tăng huyết áp thì, không nên dùng những thực phẩm có chứa cafein vì nó tác động lên thành mạch, và làm co mạch, tăng huyết áp. Còn với người bị tụt huyết áp, thì có thể dùng một lượng nhỏ để làm tăng huyết áp.

Thay đổi tư thế từ từ

Lưu ý điều này khi bạn bị mắc bệnh về huyết áp, bạn cần chú ý hoạt động chậm rãi, không nên thay đổi tư thế đột ngột nó làm huyết áp không ổn định, đặc biệt là khi sáng sớm ngủ dậy, cần hoạt động nhẹ, hít thở sâu trên giường rồi mới ngồi dậy từ từ.

Theo Cô Nàng Kate Chia Sẻ Chế Độ Ăn Uống Đặc Biệt Trong 28 Ngày Giúp Da Trẻ Hơn So Với Tuổi

Kate Habberley sở hữu làn da trẻ hơn đến 9 tuổi so với tuổi thật của mình nhờ vào chế độ ăn kiêng giới hạn trong một thời gian cố định.

Lượng đường quá cao trong máu không chỉ khiến cơ thể béo phì, thừa cân mà chúng còn là nguyên nhân phá hủy các protein collagen dưới da. Khiến cho da xuất hiện sắc tố nâu tạo ra các nếp nhăn và khiến cho da lão hóa nhanh chóng.

Bạn đã biết cách cân bằng lượng đường và giúp da chống lão hóa chưa, hãy cùng học hỏi bí quyết của Kate Habberley.

Kate Habberley, một phụ nữ người Mỹ, 42 tuổi hiện đang sống cùng chồng và hai con tại Ofordshire. Để làm cho làn da trẻ hơn, cô đã tìm đến phương pháp ăn theo cách chế biến đặc biệt có tên Fischer.

Phương pháp này tập trung vào việc chế biến và ăn các thực phẩm nhằm loại bỏ AGEs. Một chất độc hại phá hủy cấu trúc của các protein, là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh mất trí nhớ, bệnh tim mạch và là nguyên nhân chính gây ra những khuyết điểm trên da cũng như khiến da bị lão hóa, chảy xệ, mất tính đàn hồi.

Được sự hướng dẫn của các chuyên gia dinh dưỡng, Kate đã thực hiện một chế độ ăn uống mà chỉ sau 28 ngày làn da của cô ấy đã trở nên mềm mịn còn làn da thì trẻ hơn đến 9 tuổi.

“Để thực hiện chế độ ăn này tôi không chỉ thay đổi thực đơn của mình mà còn thay đổi cả cách nấu nướng quen thuộc của mình.” Kate cho biết.

Đầu tiên các chuyên gia dinh dưỡng đề ra cho cô ấy một kế hoạch ăn kiêng như sau:

Nó sẽ bao gồm 3 ngày ăn detox, không thịt, không cafein nhưng với hoa quả và rau xanh thì ăn không giới hạn, cô ấy có thể ăn chúng bao nhiêu tùy thích. Những ngày còn lại thì sẽ nới lỏng thực đơn dần, Kate sẽ có thể bổ sung thêm một chút cafein, thịt gia cầm và cá, tuy nhiên vẫn nói không với đường và đồ uống có cồn.

Một ngày sẽ bắt đầu với một bữa sáng đầy đủ dưỡng chất, sau đó buổi trưa cô sẽ chỉ sử dụng một nửa thực phẩm bổ sung protein ít đạm thấp như gà, cá, đậu và một nửa còn lại chứa cacbonhydrate AGE như là khoai lang, cơm, lúa mạch, lúa mì.

Các bữa ăn nhẹ thì sẽ ăn các hoa quả giàu chất chống oxy hóa như đu đủ, lựu, ổi, chuối hoăc những loại quả có mọng nước.

Ngoài ra, một ngày cô ấy phải uống đủ tám ly nước, sử dụng các loại trà thảo mộc và nước rau tươi, bổ sung hàng ngày omega 3, canxi, crom, magiê, mangan, kẽm và vitamin D, C, B3 và B6.

Quá trình nấu nướng của Kate cũng thay đổi để có thể tạo ra những bữa ăn giàu dinh dưỡng và không gây hại cho da.

“Tôi nấu các món hầm, súp thay vì các món nhanh như chiên, xào, hay nướng, việc này giúp phân hủy các chất AGEs tạo ra sắc tố nâu cho da từ thực phẩm giàu đạm và protein.” Kate chia sẻ.

“Có một bí quyết nhỏ khi sử dụng gia vị, tôi thường ưu tiên các gia vị như bột nghệ, bột quế, gừng và hồi vì chúng ức chế sự lão hóa da rất tốt. Thêm một thìa giấm táo pha loãng hoặc trộn chúng với salad cũng giúp cho quá trình giảm tuổi sinh học cho da được thúc đẩy. Khi chế biến các món cá hay thịt tôi ướp chúng với nước chanh tươi để ức chế sự hình thành AGEs.” Kate nói.

“Chỉ sau hai tuần tôi đã cảm thấy rõ rệt những thay đổi trên da của mình, nó sáng hơn và láng mịn, sức khỏe của tôi cũng tốt hơn, tôi luôn đủ năng lượng và khỏe mạnh, chế độ ăn này cũng đã giúp tôi giảm được 4 kg trong hai tuần lễ đầu tiên.” Kate vui mừng cho hay.