Bệnh tiểu đường ( còn gọi là bệnh đái thoái đường) là một bệnh mãn tính, là bệnh rối loại chuyển hóa đường trong cơ thể do hậu quả của sự thiếu hụt Insulin (một loại hormone do tụy hay còn gọi là lá mía của người tiết ra). Hay nói cách khác là người ta tìm thấy lượng đường glucozo trong máu tăng cao và khi lượng insulin trong cơ thể không làm nhiệm vụ, các ránh lưu thông đường glucozo sẽ bị đóng lại, glucose tích tụ trong máu làm tăng lượng đường trong máu dẫn đến tình trạng đường huyết tăng ca, gây ra các vấn đề sức khỏe liên quan đến bệnh tiểu đường.
Từ xa xưa, các thầy thuốc đã ghi nhận sự xuất hiện của bệnh tiểu đường. Đặc biệt, trong vài thập niên gần đây, số người mắc bệnh tiểu đường ở Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung gia tăng với tốc độ rất nhanh chóng, do vậy hiện nay tiểu đường được xem như là một đại dịch của toàn cầu.
1.Nguyên nhân nào gây ra bệnh tiểu đường?
Hiện nay các nhà nghiên cứu cho rằng chưa thể xác định được nguyên nhân chính gây nên bệnh tiểu đường là gì? Tuy nhiên, người ta ghi nhận có yếu tố di truyền hoặc gia đình (tức là khi gia đình có người bị tiểu đường thì những người còn lại có nguy cơ dễ bị bệnh tiểu đường hơn). Yếu tố xã hội cũng góp phần gây ra bệnh tiểu đường như mập phì, cách ăn uống, lối sống ít hoạt động thể lực… đây là yếu tố mà chúng ta có thể cải thiện được. Cụ thể:
Do yếu tố di truyền: Gen đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển bệnh tiểu đường. Gen hoặc những nhóm gen biến thể có thể tác động làm giảm khả năng sản xuất insulin của tuyến tụy. Điều này có nghĩ là bố hoặc mẹ có tiền sử về bệnh tiểu đường thì khả năng bạ bị bệnh tiểu đường cũng là có thể.
Do hệ thống miễn dịch: Khi hệ miễn dịch của cơ thể bị suy giảm cũng đồng nghĩa với việc các tế bào bạch cầu trong hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công tế bào beta. Đó chính là nguyên nhân khiến các tuyến tụy bị suy giảm hoặc mất chức năng sản xuất insulin dẫn đến tình trạng bệnh tiểu đường.
Yếu tố môi trường, thực phẩm, vi khuẩn, virus và các độc tố: Những thực phẩm ta ăn, ta uống hàng ngày bị nhiễm độc, vi khuẩn xâm nhập, thường xuyên tiếp xúc với những loại hóa chất độc hại,.. Chính các yếu tố này gây ra sự phá hủy tế bào beta của tuyến tụy gây nên bệnh lý.
Do béo phì và lười vận động: Những người thừa cân, béo phì cũng có khả năng bị bệnh tiểu đường. Do cơ thể thứa calo, mất đi sự cân đối calo với các hoạt động trong cơ thể từ đó gây tình trạng kháng insulin. Hơn nữa khi cơ thể nạp quá nhiều calo mà bạn không vận động, điều này sẽ tác động tới các tuyến tụy gây sức ép buộc tuyến tụy sản xuất insulin, trong thời gian dài sẽ khiến tuyến tụy bị suy giảm và cũng từ đó mất dần khả năng sản xuất insulin gây nên bệnh tiểu đường.
2. Ai dễ mắc bệnh tiểu đường?
– Người mập phì
– Gia đình trực hệ có người bị đái tháo đường (bố, mẹ, anh chị em ruột).
-Người bị tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu.
– Nữ sinh con nặng hơn 4kg hoặc đã được chẩn đoán là tiểu đường trong thai kỳ
– Cao huyết áp
– Rối loạn mỡ trong máu (HDL ≤ 35mg/dl và hoặc Triglyceride ≥ 250mg/dl)
– Đã được chẩn đoán là rối loạn dung nạp đường hay rối loạn đường huyết lúc đói (mức đường trong máu chưa đến mức gọi là tiểu đường nhưng đã là cao so với người bình thường).
3. Triệu chứng của bệnh tiểu đường là gì?
Những người có dấu hiệu bị bệnh tiểu đường thường có các triệu chứng như:
– Khát không ngừng.
– Đi tiểu thường xuyên, đặc biệt ban đêm.
– Mệt mỏi, uể oải.
– Hay cảm thấy đói
-Thị lực kém
– Giảm cân nhanh.
– Ngứa bộ phận sinh dục hoặc bị nấm âm đạo tái diễn.
Trong đó:
– Tiểu đường típ 1: thường gặp ở người gầy, trẻ tuổi, có các biểu hiện tiểu nhiều, uống nhiều, ăn nhiều và gầy nhiều. Hay bị táo bón, mắt nhìn mờ, nhiễm trùng da tái diễn,..
– Tiểu đường típ 2: thường gặp ở người mập, cũng có các triệu chứng tiểu nhiều, uống nhiều, mờ mắt, cảm giác kiến bò ở đầu ngón tay và chân…Tuy nhiên, trong đa số các trường hợp triệu chứng bệnh thường âm ỉ nên bệnh thường phát hiện muộn, tình cờ.
4. Biến chứng của tiểu đường là gì?
– Tim mạch: cao huyết áp, xơ vữa động mạch, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim
– Thận: đạm trong nước tiểu, suy thận
– Mắt: đục thủy tinh thể, mù mắt
– Thần kinh: dị cảm, tê tay chân
– Nhiễm trùng: da, đường tiểu, lao phổi, nhiễm trùng bàn chân…
– Tử vong.
5. Điều trị tiểu đường như thế nào?
Đối với những người bệnh tiểu đường thì việc bảo vệ sức khỏe và tìm cách điều trị nhằm hạn chế được khả năng ảnh hưởng của bệnh đến sức khỏe. Bạn cần phải chú ý đến chế độ ăn uống, thường xuyên vận động, xây dựng những thói quen tốt trong cuộc sống,..sẽ góp phần cải thiện phần nào về bệnh.
– Kiểm soát lượng bột đường ăn vào. Điều này rất quan trọng trong việc đạt mục tiêu kiểm soát đường huyết.
– Nên sử dụng nguồn bột đường (carbohydrate) từ rau, trái cây, ngũ cốc nguyên vỏ, sản phẩm từ sữa tốt hơn nguồn từ các thực phẩm chứa mỡ và đường. Cần tránh ăn đường cát, đồ uống ngọt.
– Chọn chất bột đường có nhiều chất xơ, hấp thụ tối thiểu 130 gram/ngày, không quá 60% tổng năng lượng.
– Chất đạm (protein): 1g/kg cân nặng/ngày.
– Ăn cá ít nhất 3 lần/ tuần.
– Chất béo (lipid): Chọn loại mỡ không bão hòa.
– Không nên uống quá một lon bia một ngày.
– Nếu có thói quen hút thuốc lá thì nên ngưng hẳn
-Thường xuyên vận động, bạn có thể đi bộ mỗi ngày 30 phút. Ở người lớn tuổi có thể chia đi bộ nhiều lần trong ngày, mỗi lần từ 10 đến 15 phút.
– Thường xuyên thăm khám và tham gia các chương trình huấn luyện bệnh nhân
-Thuốc giảm đường huyết khi cần thiết (thuốc uống, insulin).
6. Vai trò của chế độ ăn trong bệnh tiểu đường như thế nào?
Hiện nay, các nhà dinh dưỡng khuyến cáo nên chọn những chế độ ăn uống đảm bảo sức khỏe và dinh dưỡng của người tiểu đường nên gần giống với người bình thường:
-Lượng bột đường (gạo, bắp, khoai…) gần với mức người bình thường (50-60%)
-Cho phép người tiểu đường được sử dụng đường đơn giản ở mức hạn chế (đường để nêm thức ăn, cho vào các loại thức uống…)
– Giảm lượng chất béo (nên ăn các loại dầu, mỡ cá): 20-30%
-Tăng chất xơ (có nhiều trong rau, trái cây).
Người tiểu đường nên có chế độ ăn gần như bình thường, ăn đều đặn, không bỏ bữa, chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày (4 – 6 bữa). Đây là yếu tố quan trọng giúp điều trị bệnh tiểu đường thành công.
Cần lưu ý là không có một thực đơn chung cho mọi bệnh nhân tiểu đường bởi vì mỗi bệnh nhân tiểu đường có sở thích ăn uống khác nhau, mức độ hoạt động thể lực khác nhau, mức đường trong máu khác nhau, hoặc cách sử dụng thuốc khác nhau.
7. Làm gì để phòng tránh bệnh tiểu đường?
Đối với người thừa cân, béo phì:
– Dựa vào chỉ số BMI (chỉ số khối của cơ thể)
BMI = CN:CC2 (trong đó cân nặng tính bằng kg, chiều cao tính bằng mét)
Chỉ số này nên giữ trong khoảng 18,5-23
– Vòng eo: nam < 90cm, nữ < 80cm
– Tỉ lệ mỡ cơ thể: nam < 25%
nữ < 30%.
Gia tăng hoạt động thể lực:
– Chơi thể thao hơn 30 phút trong hầu hết các ngày
– Tập thể dục khoảng 1giờ/ngày trong hầu hết các ngày
– Năng động trong mọi hoạt động, bước khoảng từ 5.000-10.000 bước chân/ngày.
Dinh dưỡng hợp lý:
– Ăn đa dạng: nên ăn trên 20 loại thực phẩm mỗi ngày bằng cách ăn các món ăn hỗn hợp, có nhiều món trong một bữa ăn, và món ăn nên thay đổi trong ngày, giữa các ngày, theo mùa… Nên hạn chế ăn những thức ăn cung cấp năng lượng rỗng như đường, nước ngọt, kẹo…
– Ăn chừng mực: không ăn bữa nào quá no hay quá đói, không ăn thứ gì quá nhiều.
– Ăn thức ăn nguyên vẹn, gần với thiên nhiên để ít bị mất đi các thành phần dinh dưỡng có trong thức ăn.
Với những người bệnh tiểu đường thì việc bảo vệ sức khỏe và vấn đề ăn uống hàng ngày, mọi sinh hoạt cần phải được chú ý. Bạn có thể sử dụng thêm các loại thực phẩm hỗ trợ để ngăn ngừa và cải thiện bệnh tiểu đường hiệu quả hơn. Hạt Chia là một trong những thực phẩm rất tốt cho sức khỏe, và những người bệnh tiểu đường sống lâu sống khỏe mỗi ngày.