Theo các chuyên gia thì ngay từ khi mang thai các mẹ nên bổ sung dưỡng chất đầy đủ để khi trẻ chào đời phát triển và tăng cân nhanh hơn. Ngoài ra, các mẹ có thể bổ sung thêm các thực đơn ăn dặm giúp bé tăng cân hiệu quả hơn, nên cho bé ăn dặm bắt đầu từ 3 tháng tuổi trở lên. Cụ thể như thế nào bạn có thể tham khảo thực đơn tăng cân dưới đây theo từng tháng tuổi và nhu cầu dinh dưỡng của bé nhé.
- Thực Đơn Tăng Cân Lành Mạnh Cho Trẻ Dưới 10 Tuổi
- Thực Đơn Tăng Cân Khoa Học Cho Người Tập Thể Hình
- Thực Đơn Tăng Cân Tăng Cơ An Toàn Cho Phái Mạnh
Thực đơn tăng cân của bé từ 3 – 5 tháng:
Ngoài việc bú sữa mẹ, các bạn nên bắt đầu cho bé nêm nếm các hương vị để bé nhận biết mùi hương bằng cháo loãng, rau củ quả xay nhuyễn. Từ đây sẽ giúp bé tăng cân hiệu quả hơn, và cũng giúp bé dễ dàng ăn uống sau này hơn. Ở thời kỳ này bạn nên chọn những thực phẩm thanh đạm, rau xanh, củ quả,.. mỗi ngày một ít chứ không nên nhiều.
Khoảng 9h sáng bạn có bé ăn 1/3 chén cháo loãng thịt bí đỏ, trong khi ăn không nên cho đường hoặc muối vào chế độ của bé nhé.
3h chiều bạn cho bé uống khoảng 100ml sữa bột ngoài, và nên cho bé uống nước nhiều trong ngày.
Các mẹ cũng nên chú ý, ở giai đoạn này hệ tiêu hóa của bé còn non yếu do đó, bạn cà cháo hoặc xay nhuyễn ra rồi lắng lấy xác đổ đi nhé.
Thực đơn tăng cân cho bé từ 5 – 6 tháng:
Khi bé đã làm quen dần với các hương vị của món ăn bạn bắt đầu cho bé ăn dạm, nhưng cũng không nên quá nhiều. Mỗi ngày 2 lần cho bé ăn một ít cháo loãng đã xay nhuyễn cũng với thịt, rau củ quả. Đây cũng là các giúp bé tăng cân khoa học hơn, các mẹ nên chọn loại rau củ quả dễ tiêu bởi hệ tiêu hoá của bé còn yếu, nếu thực phẩm khó tiêu có thể khiến bé bị rối loạn tiêu hoá, ốm, sốt, đi ngoài…
Vì vậy, các mẹ nên nhớ, thức ăn của trẻ ở giai đoạn này cũng cần phải chọn kỹ càng, dễ tiêu hóa và an toàn thực phẩm và cũng không nên ép bé ăn khi bé không chịu mà bạn nên chờ thêm 1 -2 ngày nữa bé sẽ dần làm quen và ăn thôi.
Ngoài uống sữa bạn cho bé ăn thêm ½ chén cháo loãng hoặc xay nhuyễn, mỗi ngày 1-2 lần để giúp bé tăng cân khoa học và an toàn hơn.
Thực đơn tăng cân cho bé từ 7 – 8 tháng tuổi:
Khi sang giai đoạn này các mẹ nên bắt đầu cho bé ăn dặm với thực phẩm đặc hơn một chút như cháo đặc, thức ăn thô. Đây là giai đoạn mẹ cho bé làm quen với hương vị thức ăn hỗn hợp nên mẹ có thể cho bé ăn nhiều loại cùng thời điểm. Nghĩa là trong thực đơn của bé bạn nên cho nhiều loại rau xanh, thịt nạc kết hợp để có được một món cháo đầy đủ dưỡng chất. Các mẹ nên nhớ muốn con tăng cân nhanh cần phải đảm bảo một bữa ăn của bé có đủ các tinh bột, chế béo, chất đạm, vitamin và khoáng chất.
Khi các mẹ nấu cháo xong thêm một chút dầu cá hồi để giúp bé phát triển tốt hơn, kích thích trí não phát triển thông minh hơn. Từ 7 – 8 tháng tuổi, bé nên được cho ăn dặm 2 bữa/ ngày + uống sữa. nếu mẹ quá ít sữa thì bạn có thể cho bé ăn cháo nhiều hơn trong mỗi bữa.
Chẳng hạn như: 8h sáng cho bé ăn 2/3 chén cháo đặc nghiền nhuyễn, 3h chiều bạn cho bé ăn thêm một lần nữa. mẹ chọn cháo thịt rau xanh, củ quả nghiền nhuyễn và đặc hơn chút, và cho bé uống nhiều nước trong ngày.
Thực đơn tăng cân cho bé từ 9 – 12 tháng tuổi:
Khi bé sang tháng thứ 9 trở đi mẹ cho bé ăn tăng lượng thức ăn lên sau mỗi bữa ăn và chế biến cũng nên thô dần sao với giai đoạn đầu giúp bé tăng cân nhanh chóng hơn. Trong mỗi thực đơn tăng cân bữa ăn phụ các mẹ có thể cho bé ăn thêm váng sẽ để bổ sung thêm canxi, chất béo giúp bé phát triển chiều cao và cân nặng nhanh chóng và khoa học hơn. Thời điểm này, một số bé đã có thể nhai thức ăn được, mẹ nên cho bé tập nhai với rau củ mềm, cơm mềm để hoàn thiện kỹ năng nhai của bé.
Để biết bé tăng lên bao nhiều và tốc độ tăng cân của bé thế nào mỗi tháng bạn nên cân để điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cho bé hiệu quả hơn. Theo các chuyên gia từ 1-5 tháng đầu bé tăng cân nhanh hơn từ 1-2kg/tháng, còn khi sáng tháng thứ 6 đến tháng thứ 8 lúc này bé sẽ tăng chậm lại từ 0.5 – 1kg/tháng và đến tháng thứ 9 sẽ chậm hơn khoảng 0.5kg/tháng.
Từ đó để các mẹ yên tâm chăm sóc bé lớn lên và đảm bảo sức khỏe cho bé khỏe mạnh, phát triển não bộ hoàn thiện hơn.
Ở thời kỳ đầu này các mẹ nên chú ý đến quá trình chăm sóc các bữa ăn cho bé, một vài thực phầm dưới đây các mẹ tuyệt đối chưa nên cho trẻ ăn sớm nhé.
Muối: khi chế biến các món ăn dặm cho bé, chẳng hạn như bột hay cháo, các mẹ tuyệt đối không được nêm nếm gia vị muối hoặc bột ngọt và thức ăn của bé. Bởi thận của bé lúc này còn quá yếu và chưa thích ứng rất dễ gây tổn hại.
Hải sản có vỏ: Theo các chuyên gia khuyến cáo, trẻ dưới 1 tuổi không nên cho bé ăn các loại hải sản có vỏ, chỉ khi bé trên 1 tuổi mới bắt đầu tập cho bé ăn dần các loại như ốc, sò, ngêu, hến..Bởi đây là những thực phầm rất dễ gây dị ứng, nhất là đối với bé dưới 1 tuổi hệ tiêu hóa của bé con quá non yếu.
Các loại phô mai mềm: Tốt nhất bạn không nên cho bé dưới 1 tuổi ăn các loại phô mai mềm bởi chúng có thể nhuyễn khuẩn cao, gây ngộ độc, ..gây hạn chế đế sự phát triển cân nặng và trưởng thành của bé.
Các mẹ nên đa dạng các loại rau xanh trong mỗi thực đơn ăn hàng ngày của bé
Sữa bò tươi: nhiều mẹ nghĩ rằng, cho bé uống sữa bò tươi để giúp bé tăng cân nhanh, mau lớn. Với bé dưới 1 tuổi các mẹ không nên cho bé uống sữa bò tươi bởi hàm lượng protein quá cao trong sữa có thể khiến cho trẻ khó tiêu hóa, đầy bụng, tăng nguy cơ dị ứng ở bé.
Đường : Đường và tất cả những thực phẩm chứa đường không hề tốt cho răng miệng của bé dưới 1 tuổi. Đây không phải là một cách tăng cân khoa học mà các mẹ nên chú ý. Các mẹ cho bé ăn đường sẽ khiến cho răng sữa mới nhũ bị sâu hại, tốt nhất cho bé ăn các loại đường tự nhiên từ trái cây, rau củ nhé.
Cá nhiều thủy ngân: Các loại cá lớn như cá mập, cá kiếm, cá ngừ đại dương, cá thu lớn, chứa hàm lượng thủy ngân cao, do đó các mẹ không nên cho bé dưới 1 tuổi ăn các loại ca này.
Hi vọng với bài viết này có thể giúp các mẹ có thể bí quyết chăm sóc giúp bé tăng cân hiệu quả và khoa học hơn. Và còn nhiều các thực đơn tăng cân mà các mẹ có thể tham khảo tại SieuThiLamDep nhé.