Làm cha mẹ luôn muốn con mình cao lớn, khỏe mạnh và có được một chiều cao lý tưởng. Tuy nhiên, thực tế nhiều trẻ vẫn chậm phát triển chiều cao hơn so với các trẻ cùng trang lứa. Vậy, lý do là gì? Những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao của trẻ? Làm thế nào để trẻ có thể tăng trưởng chiều cao một cách hợp lý và đúng khoa học? Bài viết này sẽ giúp bạn có thêm những tham khảo cho sực cải thiện chiều cao cho trẻ nhé.
- Chia Sẻ Bí Quyết Tăng Chiều Cao Hiệu Quả Cho Trẻ
- Có Nên Cho Trẻ Sử Dụng Thuốc Tăng Chiều Cao?
- Chế Độ Dinh Dưỡng Cho Trẻ Phát Triển Chiều Cao
Trước khi bắt tay vào quá trình giúp trẻ phát triển chiều cao lý tưởng, mẹ cần phải biết được những đặc điểm tăng trưởng chiều cao của trẻ từ trong thời kỳ mang thai đến lúc trẻ ra đời và lớn lên theo từng giai đoạn cụ thể.
Giai đoạn trong bào thai: Theo các bác sĩ tư vấn, trong 9 tháng mang thai, nếu người mẹ được ăn uống tốt, tăng từ 10-12 kg thì con sẽ đạt được chiều cao 50cm lúc chào đời.
– Giai đoạn sơ sinh đến 3 tuổi: trong 3 tháng đầu, mức tăng trưởng trung bình là khoảng 3-4 cm/ tháng
– Từ 3 – 6 tháng, mức tăng là 2,5cm/ tháng
– Từ 6 – 9 tháng, mức tăng là 1,5 – 2cm/ tháng
-Từ 9 – 12 tháng, mức tăng là 1 – 1,5cm/ tháng
Như vậy trong 1 năm trẻ có chiều cao là khoảng 75-80 cm, 2 năm tiếp theo mỗi năm trẻ cao thêm được 8 – 10 cm nếu được nuôi dưỡng tốt. Trung bình bé trai cao khoảng 75,7cm, bé gái khoảng 74cm. Chiều cao của các bé gái trong năm đầu tiên thường ít hơn các bé trai khoảng 1,5cm.
Từ 3 – 10 tuổi ở trẻ gái và 3 -13 tuổi ở bé trai: trẻ chỉ tăng 6 – 7cm/ năm
Đến giai đoạn tuổi dậy thì: bình thường con gái từ 10 – 13 tuổi và con trai từ 13 – 17 tuổi. Trong giai đoạn dậy thì này nếu được phát triển tốt bạn có thể tăng thêm 8-10cm mỗi năm.
Sau thời kỳ dậy thì, cơ thể trẻ có thể tăng chiều cao nhưng tốc độ rất chậm. Theo ước tính, chiều cao của trẻ khi trưởng thành sẽ cao gấp đôi chiều cao lúc 2 tuổi. Nghĩa là, nếu khi bạn 2 tuổi cao khoảng 82 cm thì lúc lớn trưởng thành thì sẽ cao 1,64cm. Hoặc chiều cao lúc trưởng thành bằng chiều cao lúc 10 tuổi nhân với 1.25 (ví dụ khi 10 tuổi trẻ cao 1,4m thì lúc trưởng thành sẽ cao 1,75m). Từ đó chúng ta sẽ biết được nên làm gì trong quá trình nuôi dưỡng con để có được một chiều cao đạt yêu cầu và chuẩn khoa học.
Vậy nguyên nhân khiến trẻ vẫn không cao lớn được như mong muốn, chiều cao quá thấp so với quy định.
Do thể trạng của trẻ, hay gọi là chậm dậy thì
Đây là một trong những nguyên nhân khiến trẻ có thể chậm phát triển chiều cao. Điều này không quá đáng lo ngại bởi sau khi cơ thể bước vào gia đoạn phát triển dậy thì bình thường thì chiều cao của trẻ sẽ được tăng lên sau khi kết thúc tuổi dậy thì.
Di truyền, lùn có tính gia đình
Điều này có nghĩa là bố mẹ bạn không cao vì vậy mà con sinh ra cũng có chiều cao dưới mức trung bình. Theo nhiều chuyên gia cho rằng có một vài trường hợp chiều cao khi trưởng thành của trẻ có thể tính được từ chiều cao trung bình của cha mẹ.
Suy dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình phát triển chiều cao và sự tăng trưởng của trẻ. Những trẻ bị suy dinh dưỡng cũng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển chiều cao mỗi ngày của trẻ. Vậy nên bạn cần phải chú ý đến khâu ăn uống của trẻ để khắc phục tình trạng “lùn”cho trẻ có được một chiều cao lý tưởng nhất.
Ngoài các thực phẩm thường ngày bạn cũng nên bổ sung thêm sữa chua, rau bina, cà rốt, trứng, thịt gà, yến mạch, qua quả tươi,..Ngoài ra, các mẹ có thể tham khảo thêm các loại thuốc tăng chiều cao Taller Max hỗ trợ để quá trình cải thiện chiều cao của trẻ diễn ra nhanh chóng và đạt hiệu quả cao.
Bệnh mạn tính
Nhiều bác sĩ cho rằng những trẻ bị bệnh mạn tình như suy gan, thận,..sẽ ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển chiều cao, thể chất cơ thể. Vậy nên, cách tăng trưởng chiều cao tốt nhất là các mẹ nên điều trị tốt về các bệnh lý trên giúp trẻ khỏe mạnh và phát triển một cách toàn diện.
Chậm tăng trưởng trong tử cung
Nhiều trẻ sinh non, nhẹ cân và không đạt chiều cao đúng chuẩn mức bình thường khi 2 tuổi thì nguy cơ “lùn” cũng là một trường hợp thường thấy. Vậy nên mẹ cần phải giúp trẻ phát triển tốt ngay từ trong bụng.
Thiếu nội tiết tố tăng trưởng
Theo các bác sĩ cho biết là khi cơ thể gặp vấn đề về sản xuất và phóng thích nội tiết tố tăng trưởng không đủ, dẫn đến một tình trạng gọi là thiếu nội tiết tố tăng trưởng. Ngoài ra, có một số trường hợp trẻ không thể xác định được nguyên nhân thì trường hợp như vậy được gọi là “lùn vô căn”.
Với những nguyên nhân trên, theo các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng: đa phần các trường hợp chậm tăng trưởng ở trẻ có thể khắc phục được. Việc phát hiện và điều trị sớm, đúng nguyên nhân sẽ góp phần cải thiện chiều cao của trẻ một cách đáng kể. Các bố cần theo dõi và lưu giữ biểu đồ tăng trưởng của trẻ, nếu sự phát triển của trẻ không đảm bảo, cần đưa trẻ đến khám bác sĩ kịp thời.
Dưới đây là một vài thực phẩm hỗ trợ cho sự phát triển chiều cao ở trẻ nhé.
Đậu nành: nhờ hàm lượng protein trong đậu nành cao tốt cho sức khỏe và giúp cải thiện các mô và hệ xương ở trẻ. Vậy nên, để hỗ trợ sự tăng trưởng chiều cao các mẹ nên cho trẻ tiêu thụ khoảng 50gr đậu mỗi ngày.
Những sản phẩm từ sữa: Ngoài sữa, bạn cũng nên ăn nhiều hơn các sản phẩm từ sữa như pho mát để có được những tác động tích cực đối với chiều cao. Các sản phẩm từ sữa như kem sữa, sữa chua, pho mát là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời có chứa đầy đủ vitamin A, vitamin B, vitamin D và vitamin E. Chúng cũng rất giàu canxi và protein cần thiết cho sự phát triển tổng thể của cơ thể. Đặc biệt là canxi và vitamin D rất quan trọng cho sự phát triển chiều cao, nếu thiếu chúng trẻ có thể bị lùn hoặc tăng chiều cao chậm hơn.
Bổ sung khoáng chất: Các loại thực phẩm dồi dào về khoáng chất như iốt, florua, mangan, phốt pho, magiê, sắt đều đóng vai trò quan trọng trong việc tăng chiều cao và phát triển cơ thể.
Vậy nên các mẹ nên bổ sung cho trẻ những thực phẩm giàu khoáng chất vào bữa ăn hàng ngày để hỗ trợ phát triển toàn diện hơn nhé. Trong thực tế, đây cũng là một trong những mẹo thú vị và hữu ích nhất để phát triển cao tự nhiên ở nhà nhanh hơn.
Protein: Protein là những khối tạo thành cơ thể con người giúp chiều cao tăng bằng cách xây dựng một số mô. Các axit amin rất cần thiết cho răng, da, nội tạng, mô, cơ, xương chắc khỏe, cũng như chịu trách nhiệm cho việc kích thích các phản ứng sinh hóa của cơ thể như hô hấp, bài tiết, và tiêu hóa. Sự thiếu hụt protein có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe cho con người, chẳng hạn như sự phát triển không đầy đủ về tinh thần, cân nặng giảm, hệ thống miễn dịch yếu, tăng trưởng bất thường. Vì vậy, bạn nên thay thế hydrat-cacbon bằng các loại thực phẩm có nguồn protein tuyệt vời và lành mạnh như các loại đậu, sữa, trứng, cá.
Hải sản: Hải sản là thực phẩm giàu canxi, có chiếm 99 % lượng canxi trong cấu trúc xương và răng. Sự thiếu hụt khoáng chất này sẽ gây ra nhiều vấn đề sức khỏe, bao gồm cả việc giới hạn chiều cao cơ thể.
Đặc biệt, đối với những người trẻ, họ nên bổ sung nguồn thức ăn giàu canxi từ hải sản như cua, ốc, sò, tôm, cá… để giúp tăng cường xương và chiều cao.