3 Loại Thực Phẩm Bổ Dưỡng Tốt Cho Trẻ Khi Bắt Đầu Ăn Dặm

Bước sang giai đoạn ăn dặn là 1 sự thay đổi lớn đối với cả bé và mẹ. Việc lựa chọn thực phẩm phù hợp, đảm bảo dinh dưỡng và sức khỏe khiến cho không ít bậc phụ huynh cảm thấy hoang mang.

Món ăn nào sẽ tốt nhất cho hệ thống tiêu hóa của bé ngoài sữa mẹ? các chuyện gia dinh dưỡng đã gợi ý cho các mẹ 3 loại rau củ tuyệt vời dưới đây!

Rau mồng tơi

3 Loại Thực Phẩm Bổ Dưỡng Tốt Cho Trẻ Khi Bắt Đầu Ăn Dặm

Khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm, các mẹ có thể lựa chọn rau mồng tơi để nấu cháo cho bé. Nếu sợ rau củ ngoài chợ không an toàn thì các mẹ cũng có thể tự trồng mồng tơi trong 1 vài thùng xốp nhỏ. Mồng tơi rất dễ trồng vậy nên các mẹ hãy nhé.

Rau mồng tơi sạch rất lành, hầu như không gây dị ứng ở trẻ nhỏ. Trong rau mồng tơi còn rất giàu chất sắt, vitamin A, folate và các chất chống oxy hóa chính vì vậy ăn mồng tơi rất có lợi cho da và mắt.

Các mẹ có thể kết hợp với các loại hải sản như cua, cua đồng, nghêu, tôm… để đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ để nấu những món bột ăm dặm ngon miệng cho bé.

Lưu ý: Rau mồng tơi tính mát lạnh lại nhuận tràng, cần tránh cho ăn khi bé bị cảm lạnh, tiêu chảy.

Trái bơ

3 Loại Thực Phẩm Bổ Dưỡng Tốt Cho Trẻ Khi Bắt Đầu Ăn Dặm

Bơ cũng là một trong những loại trái cây lành tính có thể sử dụng cho bé ăn dặm. Bơ có chứa hơn 14 loại vitamin và khoáng chất bao gồm canxi, sắt, đồng, magie, photpho, kali, natri, kẽm mangan và selen. Trái bơ còn là nguồn folate rất quan trọng đối với phụ nữ trong độ tuổi sinh nở, đặc biệt quan trọng đối với bà bầu ở những tuần đầu tiên. Nghiên cứu cho thấy 75% trẻ sơ sinh bị nứt đốt sống là do thiếu folate từ trong bụng mẹ.

Với trẻ mới bắt đầu tập ăn dặm có thể nghiền nát bơ cho trẻ ăn, với những trẻ lớn hơn, có thể cắt thành miếng nhỏ, cho thêm đường để để ăn ngon miệng hơn.

Đu đủ

3 Loại Thực Phẩm Bổ Dưỡng Tốt Cho Trẻ Khi Bắt Đầu Ăn Dặm

Đu đủ chín là loại quả giàu dinh dưỡng, giàu vitamin C (giúp cơ thể hấp thụ sắt), vitamin A và E, chất xơ và axit folic. Các chuyên gia dinh dưỡng thường khuyên phụ huynh cho bé ăn đu đủ ở tháng thứ 7 hoặc khi bắt đầu tập ăn dặm. Để bé có thể nếm thử những hương vị mới, các mẹ có thể kết hợp đu đủ với những loại thực phẩm khác như trái cây, rau, thịt, bột yến mạch, sữa chua, táo, lê, khoai lang…

Trên đây là những loại thực phẩm dinh dưỡng tốt cho trẻ sơ sinh khi ăn dặm mà Siêu Thị Làm Đẹp muốn chia sẻ cùng các bạn. Chúc các mẹ và các bé luôn vui khỏe nhé!

Cách Bổ Sung Rau Củ Đúng Cách Cho Trẻ Ăn Dặm

Bổ sung rau củ, quả cho trẻ khi bước sang tuổi ăn dặm là điều vô cùng quan trọng bởi đây là nguồn bổ sung dưỡng chất và vitamin không thể nào thay thế được. Tuy nhiên việc tập dần cho trẻ thói quen ăn rau củ cũng không phải là điều dễ dàng gì.

Dưới đây là những điều các mẹ cần nhớ khi chế biến và tập cho trẻ ăn dặm với rau củ, hãy cùng tham khảo để chăm sóc tốt hơn cho thiên thần nhỏ của mình nhé.

Nên cho con ăn nhiều loại rau xanh lá

Cách Bổ Sung Rau Củ Đúng Cách Cho Trẻ Ăn Dặm

Các loại rau có lá màu xanh chứa nhiều vitamin hơn các loại củ quả thông thường, chính vì vậy các mẹ nên bổ sung chúng cho trẻ thường xuyên nhất là khi cho trẻ ăn dặm.

Thay đổi các loại rau thường xuyên, đa dạng các loại rau để thay đổi khẩu vị cho trẻ, kết hợp thêm của quả để tạo màu sắc hấp dẫn sẽ khiến trẻ ăn  nhiều hơn.

Bố mẹ cũng cần ăn rau xanh

Bạn sẽ không thể bắt con mình ăn rau xanh nếu chính bạn không là tấm gương cho trẻ. Khi trẻ thấy bạn ăn rau xanh, trẻ sẽ có thêm hứng thú và tự đó ý thức tốt hơn việc nạp những thực phẩm này vào cơ thể mà không phải ép buộc.

Không ép bé ăn quá nhiều

cho trẻ ăn dặm

Bởi vì đây là khoảng thời gian ăn dặm, bé cần có thời gian để thích nghi với các loại thực phẩm đặc biệt là rau củ, chính vì vậy không nên ép bé ăn quá nhiều nếu bé không muốn.

Nếu bạn có ép bé, sẽ khiến bé có cảm giác sợ, biếng ăn và không muốn ăn lại những món ăn đó thêm 1 lần nữa, điều này sẽ rất bất lợi cho bạn đấy nhé.

Trái cây không thay thế được rau củ

Rau xanh có chứa nhiều chất xơ và vitamin C, A, E…  hơn cả các loại củ và trái cây, chính vì vậy đừng bao giờ nghĩ rằng có thể dùng trái cây để thay thế rau củ cho bé khi ăn dặm nhé.

Hãy lựa chọn trái cây như một các bổ sung, kết hơn với rau của và sữa để cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho trẻ.

Không lưu trữ các loại rau đã chế biến quá lâu

rau củ

Với các bé đang trong tuổi ăn dặm, bạn cần đảm bảo thực phẩm luôn tươi, tránh tình trạng bảo quản quá lâu hay chế biến lại quá nhiều lần nhé.

Đặc biệt là với các loại rau củ, nếu lưu trữ quá lâu sẽ sản xuất ra 1 lượng lớn nitrit có khả năng gây ngộ độc, rất nguy hiểm cho trẻ.

Luôn sử dụng nồi nhôm hoặc inox để chế biến rau

Để tránh ngộ độc hay tác động của các kim loại nặng từ dụng cụ làm bếp, bạn nên sử dụng nồi inox hoặc nồi nhôm để chế biến rau củ cho trẻ nhé.

Không nên dùng nồi đồng vì trong rau xanh có chứa 1 lượng axit nhất định có thể phản ứng với kim loại gây ngộ độc.

Chế biến rau củ cho bé thế nào cho đúng

cháo ăn dặm

Cho bé yêu ăn nhiều rau xanh hàng ngày rất tốt cho sức khoẻ của bé. Tuy nhiên bạn đã biết cách chế biến rau củ đúng cách để đảm bảo lượng vitamin có trong rau không bị mất đi? Hãy lắng nghe những lời khuyên dưới đây của các chuyên gia dinh dưỡng.

Một vài lưu ý nhỏ khi chế biến

– Khi nấu chín rau, bạn nên cho rau vào nước đang đun sôi. Nhiệt độ cao sẽ cho phép tạo một lớp đường trên bề mặt nước, lớp đường này bảo vệ vitamin không bị mất đi do bay hơi nước.

– Không nên nấu rau quá nhừ. Rau được ăn khi vẫn còn hơi dai, như vậy là bạn đã bảo vệ được đáng kể lượng vitamin của rau.

– Sử dụng nước rau để làm nước xốt, nước xốt dầu giấm… Chúng chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất hoà tan.

– Khi luộc khoai tây, bạn nên giữ cả vỏ như vây lượng vitamin mất đi sẽ ít hơn.

Trên đây là những bí quyết bổ sung rau củ cho trẻ ăn dặm. Chúc các mẹ thành công và các bé luôn khỏe mạnh nhé!

Mang Thai Nên Ăn Gì Để Con Thông Minh Nhất

Các nhà khoa học cho biết, bên cạnh yếu tố di truyền thì chế độ dinh dưỡng của mẹ trong quá trình mang thai cũng ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển não bộ của bé trong thời kì đầu. Chính vì vậy muốn con thông minh, ngay từ lúc mang thai, các mẹ hãy quan tâm hơn đến thực đơn mỗi ngày nhé!

Dưới đây là 6 loại thực phẩm chứa nhiều dưỡng chất trong đó đặc biệt là omega 3, DHA và EPA… giúp cấu tạo nên màng tế bào, rất cần thiết cho sự phát triển của đôi mắt và não bộ của thai nhi.

1.Súp lơ trắng

Mang Thai Nên Ăn Gì Để Con Thông Minh Nhất

Súp lơ trắng là thực phẩm chống oxy hóa tuyệt vời cho cơ thể. Các chuyên gia cho biết, mỗi bữa ăn súp lơ trắng sẽ cung cấp cho mẹ bầu khoảng 200mg omega3.

Trong súp lơ trắng còn có chứa rất nhiều loại dinh dưỡng như: protein 3,5%; gluxit 4,9%; xenllulo 0,9%, và nhiều khoáng chất, vitamin như: Canxi (26mg%); photpho (51mg%); sắt (1,4mg%); natri (20mg%); kali (349mg%), Betacaroten (40mg%); vitamin B1 (0,11mg%), vitamin C (70mg%) rất có lợi cho sức khỏe của trẻ cũng như mẹ.

2.Bắp cải

Mang Thai Nên Ăn Gì Để Con Thông Minh Nhất

Loại thực phẩm khá thanh đạm này lại rất tốt cho bà bầu và trẻ sơ sinh đấy nhé. Bắp cải có chứa chất xơ, vitamin A, C, đặc biệt là omega 3 rất tốt cho tim mạch và não bộ.

Trong bắp cải còn có chứa nhiều loại khoáng chất giúp các mẹ khỏe mạnh hơn. Vậy nên các mẹ cũng đừng quên bổ sung nó vào thực đơn nhé.

3.Cá tuyết

Mang Thai Nên Ăn Gì Để Con Thông Minh Nhất

100g cá tuyết có tới 300mg omega3 rất tốt cho sự phát triển não bộ của bé. Không những thế, cá tuyết còn có chứa hàm lượng thủy ngân rất thấp vậy nên mẹ bầu cũng không nên bỏ qua nhé!

Tuy nhiên, để an toàn phụ nữ mang thai và sau sinh chỉ nên ăn khoảng 100 – 120g cá tuyết mỗi tuần.

4.Bí ngòi

Mang Thai Nên Ăn Gì Để Con Thông Minh Nhất

Bí ngòi là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, mang lại rất nhiều giá trị dinh dưỡng cao. Bí ngòi chứa khoảng 150mg omega3 trong một bữa. Với bí ngòi, bạn có thể dùng để luộc, hấp, nấu canh, xào tôm hoặc làm xốt cho món mỳ Ý…

5.Đậu phụ

Mang Thai Nên Ăn Gì Để Con Thông Minh Nhất

Đừng xem thường món ăn dân dã này nhé! Trong 100g đậu phụ có thể chứa tới 400mg omega3 đáp ứng 1 phần không nhỏ nhu cầu về omega 3 của cơ thể. Với bà bầu và phụ nữ sau sinh, đậu phụ còn là nguồn protein và canxi tuyệt vời.

6. Hạt bí ngô (bí đỏ)

Mang Thai Nên Ăn Gì Để Con Thông Minh Nhất

Hạt bí ngô có thể là món ăn vặt bổ dưỡng lại ít kalo cho bà bầu. 30g hạt bí có xấp xỉ 100mg omega3, cùng nhiều chất quan trọng khác như kẽm và sắt. Ăn thực phẩm này không chỉ tốt cho sức khỏe của mẹ mà còn rất tốt cho sự phát triển não bộ của bé!

Hi vọng với những chia sẽ hữu ích từ Siêu Thị Làm Đẹp, các mẹ sẽ có được chế độ dinh dưỡng hợp lý, giúp mẹ và bé luôn khỏe mạnh nhé!

Cách Trị Nhiệt Miệng Đơn Giản Khỏi Cần Đến Thuốc

Nhiệt miệng là một tên gọi dân gian của bệnh viêm loét niêm mạc miệng, là bệnh lý thường gặp ở răng miệng. Nguyên nhân bị nhiệt miệng có thể là do chế độ ăn uống thiếu chất, hệ miễn dịch yếu, các vấn đề về tinh thần không tốt,..Khi những người bị nhiệt thường cảm thấy đau rát và khó chịu nơi bị nhiệt. Vậy làm cách nào để trị nhiệt miệng mà không cần dùng đến thuốc, hãy tham khảo một vài cách trị nhiệt miệng từ dân gian sau đây:

Cách Trị Nhiệt Miệng Đơn Giản Khỏi Cần Đến Thuốc

Uống bột sắn dây hàng ngày

Theo Đông Y thì bột sắn là một thảo dược có vị ngọt, mát, tính bình,..có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, làm mát cơ thể nhanh chóng. Vì vậy, bạn nên uống bột sắn dây hàng ngày để giải nhiệt, trị bệnh cho cơ thể. Bên cạnh đó uống nước sắn dây còn giúp bạn trị nhiệt miệng hiệu quả. Vậy nên, bạn hãy đun sôi nước để nguội, cho nước vào cái ly rồi cho 2-3 thìa bột sắn dây vào khuấy đều rồi uống ngày ngày, tùy vào từng mức độ bệnh tình và thể trạng sức khỏe để bạn dễ dàng tăng hoặc giảm liều lượng bột sắn dây, tốt nhất bạn không nên cho thêm đường vào ly nước sắn dây nhé. Mỗi ngày nên uống 2 ly để trị nhiệt miệng nhanh hơn.

Đối với trẻ nhỏ bạn có thể đun nước ở khoảng 70oC rồi cho bột sắn dây vào khuấy chín để đảm bảo sức khỏe và trị nhiệt miệng hiệu quả hơn.

Súc miệng bằng nước cốt dừa

Dừa có vị mát, thanh lọc cơ thể và đồng thời giúp trị nhiệt miệng hiệu quả. Vậy nên bạn có thể sử dụng nước cốt dừa để sức miệng hàng ngày.

Cách Trị Nhiệt Miệng Đơn Giản Khỏi Cần Đến Thuốc

Các làm rất đơn giản: Bạn nghiền nát một vài miếng cùi dừa, sau đó ép lấy nước và dùng để súc miệng khoảng 3 đến 4 lần mỗi ngày. Chỉ sau 3 ngày bạn sẽ thấy giảm đau và vết loét nhiệt miệng cũng giảm hẳn.

Súc miệng bằng nước hạt rau mùi

Để trị nhiệt miệng bạn có thể tham khảo thêm cách sử dụng nước hạt rau mùi súc miệng thường xuyên. Bạn đun sôi ly nước rồi cho hạt rau mùi vào để 3 phút rồi gạn lấy nước dùng để súc miệng. Mỗi ngày dùng để súc miệng từ 3 đến 4 lần.

Nhai lá hung chó

Thêm một cách trị nhiệt miệng mà dân gian thường dùng là nhai lá húng chó. Lá húng cho là một loại thảo dược tốt cho sức khỏe, có thể trị bệnh ho, cảm cho bạn nữa đấy.  Dùng lá húng chó để trị nhiệt miệng bằng cách nhai 5 đến 6 lá rau húng nhấp vài ngụm nước lạnh. Mỗi ngày 5-6 lần.

Cách Trị Nhiệt Miệng Đơn Giản Khỏi Cần Đến Thuốc

Ăn cà chua sống

Ăn cà chua rất tốt cho cơ thể vừa làm đẹp da, vừa giữ dáng và nó còn giúp bạn trị nhiệt miệng nhanh chóng. Để trị nhiệt miệng bạn nên ăn 2 quả cà chua mỗi ngày. Hoặc bạn cũng có thể ngậm nước ép cà chua mỗi ngày khoảng 3 – 4 lần sẽ nhanh chóng chữa được nhiệt miệng.

Ngậm nước khê chua

Khế chua tươi 2 – 3 quả, giã nát, đổ ngập nước và đun sôi một lúc, chờ khi thuốc nguội thì ngậm và nuốt dần, ngậm nhiều lần trong ngày. Khế chua giúp sinh tân dịch nhiều hơn, thanh nhiệt cũng tốt hơn khế ngọt.

Thoa nước ép cây nhọ nồi

Cây nhọ nồi hay còn gọi là cây cỏ mực cũng là loại thảo dược có tác dụng trị nhiệt miệng hiệu quả mà dân gian thường dùng.

Cách Trị Nhiệt Miệng Đơn Giản Khỏi Cần Đến Thuốc

Dùng cỏ mực rửa sạch, chỉ lấy lá, giã nát, ép lấy nước cốt, hòa với ít mật ong. Dùng bông thấm thuốc bôi vào chỗ sưng đau, lở loét. Ngày bôi 2 – 3 lần

Thoa nước ép lá rau ngót

Dùng lá rau ngót rửa sạch, chỉ lấy lá, giã nát, ép lấy nước cốt, hòa với ít mật ong. Dùng bông thấm thuốc bôi vào chỗ sưng đau, lở loét. Ngày bôi 2 – 3 lần. Cách chữa nhiệt miệng này có tác dụng giống như cỏ nhọ nồi (cỏ mực)

Súc miệng bằng nước ép củ cải

Củ cải đem giã củ cải sống khoảng 300g rồi vắt lấy nước hòa thêm một ít nước lọc, súc miệng ngày 3 lần, dùng 2 ngày là khỏi.

Uống nước chè xanh mỗi ngày

Nước chè xanh chứa chất chống oxy hóa có tác dụng giải nhiệt, thanh lọc cơ thể đồng thời có tác dụng bảo vệ các vấn đề về răng miệng.

Cách Trị Nhiệt Miệng Đơn Giản Khỏi Cần Đến Thuốc

Vậy nên những người bị nhiệt và cả khi không bị cũng nên uống 2-3 cốc trà xanh mỗi ngày sẽ rất có lợi cho sức khỏe,  nhiều nghiên cứu khác thì cho rằng dùng hạn chế tối đa 10 tách trà xanh/ ngày tốt cho sức khỏe nếu bạn không bị trà xanh gây mất ngủ..

Uống nước cam/chanh

Vitamin C tự nhiên có tác dụng thúc đẩy hệ thống miễn dịch khỏe mạnh, chống oxy hóa, kháng viêm. Vì vậy, những người bị nhiệt miệng nên bổ sung nước ép cam/chanh mỗi ngày nhé. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, trong nước cam có chứa chất folate, loại vitamin B đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành của các tế bào mới, thúc đẩy quá trình làm lành các vết thương, vết lở loét. Với đặc tính chống viêm có hiệu quả, do đó sẽ rất có ích cho những người bị nhiệt miệng.

Uống nước nhân trần

Mùa hè được khuyên là nên uống nước nhân trần để giải nhiệt, thanh lọc và làm mát cơ thể. Trong y học cổ truyền thì nhân trần là một vị thảo dược có tính hàn, vị hơi đắng có công dụng thanh nhiệt, lợi thấp, lợi mật, được dùng để chữa các chứng hoàng đản, tiểu tiện bất lợi, viêm loét da do phong thấp.

Cách Trị Nhiệt Miệng Đơn Giản Khỏi Cần Đến Thuốc

Nếu mắc chứng da viêm nề và ngứa nhiều, dùng nhân trần 30 g, lá sen 15 g sấy khô, tán bột, mỗi ngày uống 3 g với nước lọc có pha chút mật ong.

Uống nước rau má

Theo nghiên cứu, trong cây rau má có chứa hóa chất Triterpenoids, có tác dụng làm lành  vết thương, vết lở loét rất nhanh, tăng cường chất chống oxy hóa tại vị trí vết thương, vết lở loét. Rau má có khả năng làm lành vết thương và giảm stress, do đó mà nó có tác dụng  tuyệt vời trong việc chữa trị nhiệt miệng. Vì thế, bạn nên uống nước rau má, râu ngô hàng ngày thay nước lọc, uống đủ 1,5-2l/ngày hoặc giã nhuyễn, vắt lấy nước uống mà không cần phải tuân thủ nguyên tắc về số lượng hay thời gian sử dụng.

Ngoài ra, chế độ ăn uống hàng ngày của bạn cũng nên bổ sung thêm các dưỡng chất sau đây để trị nhiệt miệng nhanh chóng và hiệu quả hơn.

Tăng cường thực phẩm chứa nhiều vitamin C, Vitamin A, B2 giúp tái tạo niêm mạc giúp nhanh khỏi nhiệt miệng.

Cách Trị Nhiệt Miệng Đơn Giản Khỏi Cần Đến Thuốc

Không sử dụng nước đá lạnh. Sauk hi ăn xong súc miệng bằng nước muối ấm pha loãng.

Chế độ ăn nên uống nhiều nước giúp thanh nhiệt, bài tiết độc, lương huyết tốt hơn; ăn nhạt, tránh các thực phẩm cay nóng như ớt, tiêu, gừng….Ăn các loại thịt như cá nước ngọt, vịt, ngan…tránh ăn thịt chó, thịt gà,…các loại mắm.

Sử dụng gel bôi nhiệt miệng chứa thành phần Chlorhexidine digluconate có tác dụng trị những vết loét cục bộ trong miệng, nhiễm khuẩn, viêm quanh chân răng, phòng ngừa viêm lợi,…

Trên đây là những cách trị nhiệt miệng mà bạn có thể tham khảo để áp dụng. Những bài thuốc dân gian luôn an toàn và tiết kiệm chi phí.

Những Điều Không Nên Làm Để Tránh Con Ốm Vào Mùa Lạnh

Sự thay đổi của thời tiết rất dễ khiến con em chúng ta bị ốm yếu. Đặc biệt, khi trời chuyển lạnh càng khiến trẻ em dễ bệnh nhất. Tuy nhiên, nguyên nhân chính không chỉ do thời tiết mà do một số việc sai lầm của cha mẹ tưởng chừng đơn giản nhưng lại khiến nhiều gia đình đứng ngồi không yên trước các vấn đề của trẻ em mà không biết lý do tại sao.

Để phòng ngừa bệnh, cha mẹ nên cần lưu ý những điều không nên làm để tránh con ốm vào mùa lạnh nhé!

Ủ ấm cho trẻ quá mức

nhung-dieu-khong-nen-lam-de-tranh-con-om-vao-mua-lanh-1

Vì thời tiết quá lạnh, rất nhiều các bà mẹ ủ ấm cho trẻ một cách quá mức, từng lớp chăn, lớp áo, khăn len được bao bọc thật kỹ. Tuy nhiên, thân nhiệt của trẻ em không giống như những người lớn, chúng có thể toát mồ hôi kể cả trong khi thời tiết rất lạnh. Nếu cha mẹ không sớm nhận thấy điều đó, sức khỏe của trẻ dễ bị cảm lạnh, viêm phổi.

Lời khuyên: Nên sử dụng loại quần áo an toàn, thoải mái nhưng dễ cởi/mặc tùy điều kiện thời tiết. Cần giữ đầu trẻ mát mẻ, không nên ủ quá kín, nên sử dụng mũ vừa phải để tránh gió thổi.

nhung-dieu-khong-nen-lam-de-tranh-con-om-vao-mua-lanh-2

Cần tuân thủ quy tắc 4 ấm:

– Ấm tay

– Ấm lưng

– Ấm bụng

– Ấm bàn chân

Sử dụng máy điều hòa, máy sưởi với tần suất cao

nhung-dieu-khong-nen-lam-de-tranh-con-om-vao-mua-lanh-3

Đóng kín cửa bật máy sưởi thường xuyên khiến căn phòng trở nên ngột ngại, thiếu oxy, làm vi khuẩn sinh sôi.

Lời khuyên: Nên sử dụng máy sưởi trong khoảng thời gian nhất định với nhiệt độ phù hợp là 280C.

Tắm cho trẻ bằng nước quá nóng

nhung-dieu-khong-nen-lam-de-tranh-con-om-vao-mua-lanh-4

Việc vệ sinh cơ thể là điều rất cần thiết cho em nhỏ. Da trẻ rất nhạy cảm nên cha mẹ thấy nước đủ ấm thì trẻ em cảm thấy nóng, rất đễ gây hại cho làn da mỏng manh của trẻ.

Lời khuyên: Nhiệt độ nước thích hợp là từ 330C đến 360C, cha mẹ nên dùng khuỷu/cổ tây để cảm nhận nhiệt độ.

Giữ trẻ trong nhà không cho ra ngoài

nhung-dieu-khong-nen-lam-de-tranh-con-om-vao-mua-lanh-5

Rất nhiều gia đình cũng mắc phải sai lầm này. Trẻ em cần tiếp xúc với thế giới bên ngoài giúp bé tăng cường sức miễn dịch tự tự nhiên.

Lời khuyên: Thời điểm tốt nhất cho trẻ ra ngoài khoảng từ 9h – 10h sáng, thêm khoảng  10 – 15 phút buổi chiều từ 15h – 17h.

Lưu ý: Thời tiết quá lạnh hoặc có mưa phùn thì cũng không nên cho trẻ ra ngoài chơi.

Con cái là của trời cho, là báu vật của cha mẹ nên chắc chắn không cha mẹ nào đều muốn con cái của mình bệnh. Đừng để những điều đáng tiếc xảy đến với con em mình chỉ vì sự thiếu hiểu biết của cha mẹ nhé.

Hãy luôn chăm sóc cho con mình luôn khỏe mạnh dù gặp bất cứ thời tiết nào và đừng quên ủng hộ Siêu Thị Làm Đẹp nhé

Mẹo Chữa Bệnh Mề Đay Có Một Không Hai Từ Dân Gian

Bệnh mề đay là tên gọi của triệu chứng nổi mẩn đỏ, ngứa ngái trên da, là một trong những bệnh lý về da mà ở Việt Nam chúng ta có khoảng 40% dân số đều mắc phải. Ô nhiễm môi trường, thực phẩm hóa chất không đảm bảo vệ sinh, lạm dụng rượu bia, ăn uống thiếu khoa học,..là những nguyên nhân gây nên bệnh mề đay mẩn ngứa này.Vậy làm thế nào để ngăn ngừa tình trạng ngứa ngái khó chịu này. Hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé.

Mẹo Chữa Bệnh Mề Đay Có Một Không Hai Từ Dân Gian

Theo Hiệp hội da liễu Đông y, những bài thuốc, mẹo, kinh nghiệm từ dân gian là cách chữa bệnh mề đay hiệu quả cao. Vậy sao bạn không thử ngay.

Nguyên liệu chuẩn bị:

Chuẩn bị 2 lít nước

Lá cây đinh lăng (cây nhỏ lá) 50 g

Rau ngổ điếc : 50 g

Bông lúa rài (lúa tinh khôn) 6 bông

Cách làm:

Bước 1: Sơ chế các vị thuốc này bằng cách rửa sạch và để ráo nước.

Bước 2: Cho tất cả các nguyên liệu trên vào nồi và đun sôi. Sau khi sôi bạn cho nhỏ lửa lại và dun thêm khoảng 5 phút nữa rồi tắt bếp.

Mẹo Chữa Bệnh Mề Đay Có Một Không Hai Từ Dân Gian

Cách dùng:

Mỗi ngày bạn uống 5-6 lần đối với người lớn, còn trẻ em có thể uống 3 lần để chữa mề đay hiệu quả hơn. Bạn uống với bài thuốc này thì chỉ sau 1 tuần là khỏi ngay. Các nốt nổi mẩn ngứa trên da sẽ biến mất nhanh chóng. (Không nên nấu quá đậm đặc mà nấu loãng dễ uống).

Lưu ý:

Bài thuốc không dùng cho phụ nữ mang thai cho con bú.

Người có tiền sử, tim mạch, huyết áp .

Công dụng của các loại nguyên liệu trên

Cây đinh lăng: Theo y học cổ truyền, rễ đinh lăng có vị ngọt, hơi đắng, tính mát có tác dụng thông huyết mạch, bồi bổ khí huyết, lá có vị đắng, tính mát có tác dụng giải độc thức ăn, chống dị ứng, mẩn ngứa, chữa ho ra máu, kiết lỵ…

Cây rau ngổ: Trong rau ngổ có 92% nước, 2,1% protid, 1,2% glucid, 2,1% cenluloza, 0,8% tro, 0,29% vitamin B, 2,11% vitamin C, 2,11% caroten, có chứa nhiều tinh dầu (0,1%), chủ yếu là limonene, aldehyd perilla, monoterpenoid cetone, và cis-4-caranone, ngoài ra còn có các nhóm hợp chất coumarine và flavonoid có tác dụng kháng viêm và kháng khuẩn.

Mẹo Chữa Bệnh Mề Đay Có Một Không Hai Từ Dân Gian

Theo Đông y, rau ngổ có vị cay, mùi thơm, chơi chát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, trừ viêm, chống sưng, chống dị ứng, mẫn ngứa, chống lão hóa, ngừa ung thư,..Vậy nên, đây là một trog những vị thuốc thảo dược chữa được bách bệnh, bảo vệ sức khỏe cho con người.

Bông lúa rài là bông lúa sau khi cắt ngọn còn gốc này sinh mần và phát triển, cây bông lúa này có hàm lượng dinh dưỡng cao. Khi kết hợp với đinh lăng và rau ngỏ tạo nên một bài thuốc chữa bệnh mề đay, mẩn ngứa cực hiệu quả.

Ngoài bài thuốc trên bạn có thế tham khảo thêm những mẹo dân gian dưới đây:

Lá khế trị mề đay

Theo Đông y, lá khế có vị chát, tính lạnh có tác dụng tán nhiệt độc, giải độc, lợi tiểu tiện trị chứng lở ngứa, mề đay, rôm sẩy do phong nhiệt, huyết nhiệt gây ra. Để giảm ngứa và làm lặn các nốt nổi đầy trên da, bạn chỉ cần lấy một nắm khế tươi bỏ vào chảo rang cho héo lá. Căn sao cho lá khế ở nhiệt độ nóng vừa phải, không nên nóng quá sẽ gây bỏng da, rồi chà trực tiếp lên vùng ngứa. Lặp lại vài lần cho tới khi khỏi hẳn thì thôi.

Mẹo Chữa Bệnh Mề Đay Có Một Không Hai Từ Dân Gian

Bên cạnh đó bạn cũng nên lấy lá khế đun lên để uống hàng ngày. Bạn rửa sạch một nắm lá khế cho vào ấm đổ khoảng 500ml nước vào đun sôi, để nguội rồi uống thay nước giúp bạn điều trị mề đay, mẩn ngứa nhanh và hiệu quả hơn.

Đinh lăng

Theo y học cổ truyền, rễ đinh lăng có vị ngọt, hơi đắng, tính mát có tác dụng thông huyết mạch, bồi bổ khí huyết, lá có vị đắng, tính mát có tác dụng giải độc thức ăn, chống dị ứng, chữa ho ra máu, kiết lỵ…Để chữa bệnh mề đay, mẩn ngứa bạn sắc nước để uống hàng ngày.

Cách làm như sau: Dùng rễ phơi khô, mỗi lần từ 1- 4 g, dùng thân, rễ, lá, cành mỗi lần từ 30-50 g, cho vào ấm rồi đổ nước vào đun sôi và uống hàng ngày nhé. Ngoài việc uống thì bạn có thể dùng đinh lăng để ngâm rượu uống cũng là một cách có lợi cho sức khỏe.

Đu đủ nấu giấm trị mề đay

Với bài thuốc này bạn chỉ cần chuẩn bị: Đu đủ 100g, gừng tươi 6g, giấm gạo 100ml, lưu ý nên chọn đu đủ đã già nhưng chưa chín, vẫn còn độ giòn.

Mẹo Chữa Bệnh Mề Đay Có Một Không Hai Từ Dân Gian

Cách thực hiện rất đơn giản, đu đủ và gừng tươi thái thành những miếng nhỏ, bỏ giấm, gừng và đu đủ vào 1 cái nồi nhỏ đun nhỏ lửa. Nấu khi nào giấm cạn hết thì bắc ra.

Gừng nấu đường thẻ trị mề đay

Bạn cần chuẩn bị 1/2 chén giấm, 100gr đường thẻ và 50gr gừng tươi. Sau đó đem rửa sạch gừng, thái thành sợi rồi bỏ vào nồi đất đổ giấm và đường thể vào, cho thêm một chút nước với lượng vừa đủ nấu chín. Đun nhỏ lửa, canh chừng còn khoảng 1/2 chén nước thì bắc ra gạn bỏ bã lấy nước để dùng. Sử dụng liên tục cho đến khi khỏi hẳn các dấu hiệu bệnh.

Uống nước tía tô

Cách làm rất đơn giản, bạn chỉ cần lấy khoảng 50g lá tía tô rửa sạch, cắt nhỏ, cho vào cối giã, vắt nước cốt uống, còn bã thì xát vào chỗ da bị nổi mẩn đỏ. Uống nước này tránh ra gió, tránh dầm nước sẽ mau khỏi.

Sắc uống kinh giới

Lá kinh giới có vị cay, tính ấm, vào kinh phế và can của kinh giới có tác dụng tán hàn giải biểu, thúc nọc sởi, chống kinh giật, cầm máu nên mang lại hiệu quả tốt để điều trị những triệu chứng sẩn ngứa, nổi mề đay, phát ban… mà tình trạng dị ứng mang lại.

Mẹo Chữa Bệnh Mề Đay Có Một Không Hai Từ Dân Gian

Với loại thảo dược này bạn có thể dùng: kinh giới 16g, ngân hoa 12g, cỏ mần trầu 20g, lá đinh lăng 20g, chi tử 10g. Sắc uống ngày 1 thang cho tới khi lành bệnh. Hoặc bạn có thể mua thảo dược này dạng siro chiết xuất sẵn được bán tại các hiệu thuốc.

Trên đây là những mẹo chữa bệnh mề đay từ dân gian rất hiệu quả mà lại đảm bảo an toàn. Ngoài ra, để chăm sóc tốt cho sức khỏe của mình bạn nên có chế độ dinh dưỡng hợp lý kết hợp với Hạt Chia trong mỗi bữa ăn vừa bổ sung dinh dưỡng vừa ngăn ngừa được các bệnh lý trong cơ thể, nhất là những người già, trẻ em hay phụ nữ đang mang thai.

Bà Bầu Nên Ăn Gì Để Tốt Cho Sự Phát Triển Trí Não Của Trẻ

ba-bau-nen-an-gi-de-tot-cho-su-phat-trien-tri-nao-cua-tre-1

Một đứa trẻ thông minh khỏe mạnh chắc chắn bà bầu nào cũng đều mong muốn bé yêu của mình đều như vậy phải không nào?. Theo các chuyên gia, muốn con thông minh lanh lợi thì cần có trến độ chăm sóc ngay từ trong bụng, việc ăn uống và bổ sung dưỡng chất cho cơ thể là điều vô cùng quan trọng. Vì điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của trẻ đặc biệt là não bộ, ngăn ngừa nguy cơ thai nhi bị dị tật bẩm sinh, mắc các vấn đề bất thường ở não.

ba-bau-nen-an-gi-de-tot-cho-su-phat-trien-tri-nao-cua-tre-2

Tuy biết rằng bổ sung dưỡng chất tốt cho trẻ, nhưng không phải bà bầu cũng biết cách nên bổ sung những dưỡng chất nào cần thiết khi mang thai. Hôm nay, Siêu Thị Làm Đẹp chia sẻ đến cho bạn những dưỡng chất tốt cho sự phát triển trí não của trẻ, giúp trẻ thông minh hơn ngay từ trong bụng mẹ.

Các axit béo

ba-bau-nen-an-gi-de-tot-cho-su-phat-trien-tri-nao-cua-tre-3

Đây là những dưỡng chất cần thiết cho cả mẹ và bé, đặc biệt là trong quá trình mang thai. Các loại axit amin dha hoặc aa tốt cho sự phát triển của não bộ của trẻ, để con thông minh hơn, trí não ghi nhớ lâu hơn. Dha và aa rất giàu trong cá hồi, cá ngừ, dầu cá, gan và ngay cả sữa mẹ … theo nhiều nghiên cứu cho thấy bà bầu ăn cá khoảng 5 lần /tuần thì đứa trẻ sinh ra có chỉ số iq thông minh hơn những đứa trẻ khác là 8 điểm, vì thế việc cung cấp đủ dha và aa trong suốt thời gian mang thai nhé, nhưng lưu ý rằng cần hạn chế những loại hải sản có chứa nhiều thủy ngân như cá mập, cá kiếm …

Choline

ba-bau-nen-an-gi-de-tot-cho-su-phat-trien-tri-nao-cua-tre-4

Choline là chất rất quan trọng đối với thai phụ vì nó được chứng minh là đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển não bộ của thai nhi và trẻ sơ sinh, ảnh hưởng đến các khu vực của não chịu trách nhiệm cho việc ghi nhớ và khả năng học tập suốt đời. Ngoài ra, nghiên cứu cho thấy ở phụ nữ có chế độ ăn ít choline, nguy cơ sinh con bị dị tật ống thần kinh như tật nứt đốt sống tăng gấp bốn lần. Các bà bầu cần tăng cường các loại thực phẩm giàu choline trong bữa ăn hàng ngày như trứng, sữa, thịt bò …

Protein

ba-bau-nen-an-gi-de-tot-cho-su-phat-trien-tri-nao-cua-tre-5

Protein là một thành phần rất quan trọng trong thời kỳ mang thai vì nó giúp đảm bảo sự phát triển bình thường và sức khỏe của em bé. Protein giúp não bộ và các bộ phận khác của cơ thể bé hoạt động, phát triển khỏe mạnh. Protein còn giúp sản sinh đủ số lượng tế bào máu và cung cấp sắt cho cơ thể, một chất dinh dưỡng quan trọng để duy trì hệ thống miễn dịch khỏe mạnh.Hãy lựa chọn những loại thực phẩm giàu protein để chế biến trong bữa ăn hàng ngày như thịt, cá, trứng, sữa, vừng, lạc …

Sắt và axit folic

ba-bau-nen-an-gi-de-tot-cho-su-phat-trien-tri-nao-cua-tre-6

Sắt có vai trò tạo máu , cung cấp dinh dưỡng nuôi dưỡng sự phát triển của cơ thể và trí não, axit folic giúp giảm thiểu nguy cơ dị tật ống thần kinh, tủy sống và các vấn đề não bộ ở trẻ. Thiếu 2 chất này, não bộ sẽ phát triển không tốt, vì vậy cần cung cấp các chất sắt và axit folic thông qua các thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày như thịt đỏ, cá biển, lúa mạch, rau ngót, rau dền, gan và nội tạng động vật …

I-ốt

ba-bau-nen-an-gi-de-tot-cho-su-phat-trien-tri-nao-cua-tre-7

I-ốt là thành phần không thể thiếu trong sự phát triển của não bộ, thiếu chất này thai nhi dễ bị mắc chứng đần độn. Sử dụng muối i-ốt trong bữa ăn hàng ngày để cung cấp đủ i-ốt cho bà bầu và thai nhi.

Nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho các bé được phát triển trí não và khỏe mạnh, các mẹ bầu hãy chú ý những thực phẩm mà Siêu Thị Làm Đẹp vừa chia sẻ ở trên. Hãy Chăm sóc bản thân thật tốt, bổ sung những thực phẩm giàu dưỡng chất sẽ phần nào giúp trí não thai nhi phát triển. Các mẹ đừng quên nhé.