Công Dụng Của Yến Sào Đối Với Trẻ Em

Trẻ em cũng là đối tượng cần bổ sung chất đầy đủ. Ngoài việc đa dạng nguồn dinh dưỡng cho bé, yến sào được nhiều bà mẹ chọn làm thực phẩm bồi bổ thể lực và trí lực cho trẻ.

cong-dung-cua-yen-sao-doi-voi-tre-em

Những công dụng của yến sào với trẻ em
Các nghiên cứu cho thấy yến sào rất tốt cho trẻ em bởi yến sào giúp bổ sung protein, các loại acid amin và nhiều nguyên tố vi lượng quý và để kích thích hệ tiêu hóa của trẻ. Ngoài thành phần giàu acid amin, yến sào còn chứa nhiều Ca và Fe là các khoáng chất cần thiết mà cơ thể bé thường bị thiếu. Một số nguyên tố hiếm trong yến sào như Cr tuy có hàm lượng thấp nhưng rất quý giá trong kích thích tăng tiêu hóa hấp thu qua màng ruột.
Đây không chỉ là nguồn cung cấp đạm cao, ít béo mà còn rất tốt cho sự phát triển xương và giúp tăng cường khả năng miễn dịch của trẻ nhờ bản thân tổ yến chứa rất nhiều sắt. Ngoài ra, tổ yến còn chứa đường galactose mà không có chất béo nên cũng là nguồn cung cấp năng lượng rất tốt.
Trẻ ở lứa tuổi ăn dặm (từ 07 tháng trở đi) là có thể sử dụng được món yến. Đặc biệt, trẻ bị suy dinh dưỡng, biếng ăn, đêm ngủ không ngon giấc, hay bị các bệnh về phổi, viêm phế quản là những trường hợp cần thiết nên bổ sung yến đều đặn. Nếu được dùng yến sào thường xuyên và đúng liều lượng (khoảng 70ml/ngày), khả năng miễn dịch, sức đề kháng của trẻ cũng được cải thiện.
Trẻ em ở độ tuổi đi học cũng nên dùng yến, nhất là trong những mùa kiểm tra thi cử, vì các nguyên tố vi lượng có trong yến sào như Mn, Cu, Zn, Br rất có ích cho quá trình ổn định thần kinh và tăng cường trí nhớ của trẻ.
Cách sử dụng yến sào cho hiệu quả
Với tổ yến thô, sau khi làm sạch, có thể chưng đường phèn, hầm với thịt gà hoặc nấu thành dạng soup cho trẻ ăn rất bổ. Tuy nhiên, quá trình chế biến yến thô mất rất nhiều thời gian, khó làm sạch hoàn toàn lông chim, bụi bẩn. Chưa kể lượng dinh dưỡng trong 01 tổ yến rất lớn, trẻ không thể hấp thụ hết 01 lần, trong khi bảo quản yến cũng khó, nếu không đúng cách còn có thể làm mất đi dưỡng chất của yến.
Để đảm bảo lượng dinh dưỡng của yến được hấp thu hiệu quả, nên bổ sung yến cho bé từ từ một cách lâu dài với liều lượng thích hợp khoảng 70 ml/ngày là đủ. Cách này vừa đảm bảo cơ thể trẻ nhận đủ dưỡng chất từ yến, vừa hợp lý về kinh tế. Thị trường có nhiều sản phẩm yến sào chế biến sẵn với thành phần tinh chất yến phù hợp, tiện dụng cho bé ăn hàng ngày. Nên chú ý chọn những sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và uy tín, quá trình sản xuất đạt chuẩn GMP, HACCP, ISO, không dùng chất bảo quản.
Yến tốt nhất nên ăn khi bụng đói, vào buổi sáng và tối trước khi đi ngủ để dưỡng chất được hấp thụ tốt nhất.
Bên cạnh bổ sung yến sào, cần có chế độ dinh dưỡng cân bằng, khoa học, có đầy đủ các thành phần cần thiết khác trong khẩu phần hàng ngày như cháo, súp, các loại tôm, cá, thịt, trứng, sữa và rau quả tươi…, thay đổi món ăn thường xuyên để trẻ ăn ngon miệng hơn, và nên có chế độ vận động cơ thể cho bé hàng ngày. Trẻ sơ sinh không nên dùng yến, khi trẻ mới bắt đầu ăn nên cho ăn thử 01 lượng nhỏ trước để thăm dò.

Xem thêm các sản phẩm Yến Sào Đệ Nhất tại đây: http://sieuthilamdep.com/yen-sao-khanh-hoa/

Cho Trẻ Ăn Gì Để Cung Cấp Đầy Đủ Canxi Mỗi Ngày

Canxi là một loại dưỡng chất dinh dưỡng thiết yếu trong cơ thể con người, đặc biệt rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ em. Vì thế việc cung cấp canxi cho trẻ là rất quan trọng. Vậy các mẹ nên cho trẻ ăn gì để cung cấp đầy đủ canxi mỗi ngày. Hãy cùng blog.sieuthilamdep.com tham khảo dưới đây nhé.

1.Hãy cho trẻ uống sữa tươi mỗi sáng.

cho-tre-an-gi-de-bo-sung-canxi-cho-tr

Sữa tươi là sản phẩm chứa nhiều canxi và các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Tùy vào độ tuổi của trẻ mà các mẹ nên chọn cho trẻ loại sữa phù hợp nhất. Nếu bé đang trong thời gian bú sữa thì tốt nhất là các mẹ nên chọn các món ăn để phát triển nguồn sữa của mình và cho con bú thường xuyên là tốt nhất nhé.

2.Cho trẻ uống nước ép cam.

cho-tre-an-gi-de-bo-sung-canxi-cho-tr-1

Nước ép cam là một loại nước uống mà các mẹ nên chọn cho trẻ uống mỗi ngày. Không chỉ chứa nhiều vitamin và các khoáng chất dinh dưỡng, nước ép cam còn chứa rất nhiều canxi rất tốt cho trẻ nữa đấy.

3.Cho trẻ ăn đậu trắng và đậu đỏ.

Small basket of red beans

Theo nghiên cứu, đậu trắng và đậu đỏ là 2 loại nguyên liệu thiên nhiên bổ dưỡng và chứa nhiều canxi cần thiết cho sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ. Vì vậy từ nay các bà mẹ hãy thường xuyên chế biến những món ăn ngon từ 2 loại đậu này cho trẻ ăn mỗi ngày nhé.

4.Cho trẻ ăn cải bắp xanh và bông cải xanh.

cho-tre-an-gi-de-bo-sung-canxi-cho-tr-3

Rau củ là thực phẩm không thể nào thiếu trong thực đơn của trẻ. Và tốt nhất là các mẹ nên chọn cho trẻ ăn 2 loại rau đó là bắp cải xanh và bông cải xanh. 2 loại rau này rất tốt cho trẻ đặc biệt lượng canxi và dưỡng chất trong 2 loại rau này rất tốt cho sự phát triển xương khớp và hệ tiêu hóa của trẻ nữa nhé.

5.Cho trẻ ăn phô mai, tàu hũ.

cho-tre-an-gi-de-bo-sung-canxi-cho-tr-4

Rất ít bà mẹ biết đến tác dụng của phô mai và tàu hũ đối với trẻ. Phô mai và tàu hũ chứa nguồn canxi dồi dào và rất nhiều dưỡng chất dinh dưỡng khác đã được các nhà nghiên cứu chứng minh rất tốt cho trẻ. Vì vậy từ nay các mẹ hãy cho 2 loại thực phẩm này vào thực đơn bổ sung canxi mỗi ngày cho trẻ nhé.

6.Nghe lời khuyên của bác sĩ.

cho-tre-an-gi-de-bo-sung-canxi-cho-tr-5

Dù bạn có kinh nghiệm chăm sóc bé thế nào đi nữa thì cũng phải nghe lời khuyên của bác sĩ để cho trẻ ăn uống một cách khoa học và hợp lý hơn. Giúp trẻ phát triển khỏe mạnh tự nhiên.

Trên đây là các loại thực phẩm bổ sung canxi rất tốt cho trẻ. Các mẹ hãy chế biến và tạo ra một thực đơn hoàn hảo mỗi ngày cho trẻ nhé. Ngoài ra, các bạn cũng nên tìm hiểu thêm các bài viết về Sức Khỏe Trẻ Em mà chúng tôi chia sẻ để kết hợp tạo cho mình một bí quyết chăm sóc trẻ khỏe mạnh hoàn hảo nhé. Chúc các bạn thành công!

Bệnh Ở Trẻ Sơ Sinh Thường Gặp Các Mẹ Cần Lưu Ý

Chăm sóc trẻ sơ sinh và việc làm quan trọng và khá khó khăn, đặc biệt là với những người lần đầu làm mẹ. do hệ miễn dịch còn yếu, sức đề kháng kém nên rất dễ mắc một số bệnh, đặc biệt là các bệnh như ngạt thở, nhiễm trùng máu, viêm mắt…

Cùng tìm hiểu một số bệnh ở trẻ sơ sinh thường gặp để biết cách phòng tránh nhé!

Ngạt thở

Bệnh ở trẻ sơ sinh

Bệnh ở trẻ sơ sinh thường gặp

Ngạt – một tình trạng bệnh lý của trẻ do thiếu oxy trong máu.

Nguyên nhân gây ngạt thở có thể là:

Thiếu oxy;
Chấn thương nội sọ ;
Miễn dịch không tương thích giữa máu mẹ và thai nhi;
Nhiễm trùng trong tử cung;
Tắc nghẽn một phần hoặc toàn đường hô hấp của bào thai;
Dị tật của thai nhi.

Trong thực tế, ngạt ở trẻ sơ sinh thể hiện ngay lập tức sau khi trẻ ra đòi không kịp lấy hơi thở hoặc thở không đều. Trong tình trạng này, trẻ ngay lập tức phải được trợ giúp y tế. Đây là bệnh ở trẻ sơ sinh rất dễ gặp phải, chính vì thế các mẹ cần lưu ý nhé!

Viêm mắt

Viêm mắt ở trẻ sơ sinh, tương tự như viêm kết mạc, là bệnh thường gặp khi trẻ mới sinh được vài ngày, với các triệu chứng hai mi sưng nề, đỏ, chảy nước mắt kèm dử mắt, trẻ khó mở mắt thậm chí không mở được mắt…

Nguyên nhân chủ yếu gây viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh là do trẻ bị nhiễm khuẩn từ đường sinh dục của người mẹ khi sinh (hay gặp nhất là do lậu, chlamydia…), do nhiễm khuẩn từ trong bụng mẹ (thường gặp trong những trường hợp vỡ ối sớm) hoặc do trẻ không được chăm sóc, vệ sinh tốt trong những ngày đầu sau sinh…

Do tính chất cấp tính của bệnh cho nên ngay sau khi sinh trẻ cần được theo dõi, chăm sóc mắt và vệ sinh thân thể tốt. Nếu thấy có biểu hiện viêm kết mạc trẻ cần được điều trị ngay tại cơ sở y tế chuyên khoa để tránh ảnh hưởng đến thị lực của trẻ, nặng hơn có thể dẫn đến mù lòa.

Bệnh huyết tán

Bệnh ở trẻ sơ sinh

Bệnh ở trẻ sơ sinh thường gặp

Bệnh huyết tán – một căn bệnh gây ra do sự không tương thích giữa máu mẹ và thai nhi. Thông thường, bệnh phát triển không do sự không tương thích của yếu tố Rh trong máu mẹ và thai nhi. Bệnh xuất hiện khi các kháng thể máu của người mẹ phá hủy tế bào máu của thai nhi.

Bệnh huyết tán ở trẻ sơ sinh do nguyên nhân này thường phát triển sau lần mang thai thứ hai của người mẹ. Có nhiều biểu hiện bệnh khác nhau, nhẹ thì có thể được điều trị bằng thuốc, nhưng nặng thì trẻ cần phải được truyền máu suốt đời.

Vẹo cổ

Vẹo cổ bẩm sinh do cơ ức đòn chũm bị co rút là bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh. Nguyên nhân chủ yếu của chứng này có thể do tư thế xấu của thai nhi trong tử cung; người mẹ khi mang thai thiếu vận động dẫn đến nuôi dưỡng cơ ức đòn chũm bị hạn chế; hoặc trong khi sinh nở cơ ức đòn chũm bị chấn thương, mạch máu trong cơ bị xuất huyết, từ cục máu đông bị xơ hoá kích thích nhóm cơ này co rút.

Trong 2 tuần đầu tiên sau sinh, cha mẹ có thể phát hiện bệnh nếu quan sát thấy đầu của trẻ nghiêng xuống một bên vai trong khi cằm lại quay về hướng khác. Rõ hơn, cha mẹ có thể sờ thấy rên cơ ức đòn chũm có một khối u cơ rắn chắc, khác với phản ứng hạch trong các chứng viêm nhiễm. Y học chưa tìm được nguyên nhân của căn bệnh này song theo các nghiên cứu, những trẻ sinh ngược thường mắc bệnh.

Nếu được phát hiện và điều trị sớm bệnh có thể khỏi hoàn toàn, càng để muộn sẽ dễ dàng gây nhiều biến chứng và khó khăn cho việc điều trị, thậm trí gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ và sức khỏe.

Thoát vị rốn

Bệnh ở trẻ sơ sinh

Bệnh ở trẻ sơ sinh thường gặp

Thoát vị rốn là một dị tật khá phổ biến ở trẻ nhỏ. Nó xảy ra khi nội tạng trong ổ bụng chui ra ngoài, tạo thành một khối lồi tại vùng rốn. Khối thoát vị có thể chứa dịch, một phần nội tạng ví dụ như ruột, hoặc các tổ chức khác từ ổ bụng. Thoát vị rốn xảy ra thường xuyên nhất ở các bé sinh non hoặc có cân nặng khi sinh thấp. Dị tật này xảy ra nhiều hơn ở các bé gái.

Trẻ được sinh ra với dây rốn gắn ở bụng. Dây này đưa chất dinh dưỡng tới nuôi bé trong suốt thời gian trong bụng mẹ và nó được cắt sau khi bé chào đời. Trong vòng 1-2 tuần sau khi sinh, cuống rốn teo dần và rụng đi, vết thương tự lành và tạo nên rốn của trẻ.

Lỗ ở thành bụng nơi dây rốn đi qua sẽ tự đóng lại khi bé lớn lên. Thoát vị rốn xảy ra khi các cơ bụng đóng không kín.

Những trường hợp nhẹ (lỗ thoát vị có đường kính dưới 2cm, không làm trẻ đau đớn khi khóc, vận động), lỗ thoát vị có thể tự liền lại trong vài năm đầu. Đối với những trường hợp thoát vị lớn, các cơ quan trong khoang bụng có thể thoát ra nhiều và gây nguy hiểm (nghẹt ruột, dẫn đến hoại tử, nếu chậm được giải thoát có thể phải cắt bớt ruột, thậm chí tử vong) thì giải quyết càng sớm càng tốt bằng cách mổ để khâu kín chỗ hở, vừa giải quyết triệt để vừa phòng nghẹt ruột. Nếu thấy rốn lồi to lên một cách bất thường, có sự thay đổi về màu sắc, trẻ đau, khóc, nôn nhiều… thì nên đưa trẻ đi khám bệnh.

Nhiễm trùng huyết

Nhiễm trùng huyết sơ sinh là bệnh gây tổn thương nhiều cơ quan kèm du khuẩn huyết, xảy ra trong tháng đầu sau sinh. Tác nhân gây nhiễm trùng huyết nguyên phát thường là: Streptococcus nhóm B, E.coli, Listeria Vi khuẩn gây nhiễm trùng bệnh viện thay đổi theo từng đơn vị chăm sóc trẻ, thường là: Staphylococcus epidermidis, Staphylococcus aureus, Klebsiella…

Đây là một bệnh ở trẻ sơ sinh thường gặp có thể gây nguy hiểm đến tính mạng trẻ và thường có kèm theo viêm màng não mủ. Bệnh có thể xảy ra trước, trong và sau khi sinh.

Trẻ mới sinh dễ nhiễm trùng vì trong lúc sinh nếu không thực hiện đỡ đẻ sạch (bàn tay người đỡ sạch, dụng cụ sạch, nơi đẻ sạch…) thì vi trùng đi qua da, dây rốn và vào máu, lan tràn khắp cơ thể, trong đó có não, gây viêm não – màng não, rất dễ để lại di chứng kể cả khi đã được điều trị tích cực.

Nhiễm trùng máu ở trẻ liên quan nhiều đến bà mẹ trong thời kỳ mang thai, điều kiện và môi trường nuôi dưỡng trẻ, thời gian chuyển dạ, thời gian vỡ ối, tình trạng can thiệp trong lúc sinh…

Vì vậy, mỗi bà mẹ cần nâng cao kiến thức về chăm sóc thai nghén, khám thai định kỳ; nếu có viêm nhiễm âm đạo hoặc bệnh lây qua đường tình dục… thì phải được chữa trị triệt để. Khi đẻ, phải đến cơ sở y tế để được nữ hộ sinh theo dõi và đỡ. Dụng cụ đỡ phải tiệt trùng, bàn tay người đỡ phải được rửa sạch bằng nước chín, đi găng vô trùng. Nếu thai phụ vỡ ối sớm, phải dùng ngay kháng sinh để phòng nhiễm khuẩn.

Tùy loại vi khuẩn xâm nhập vào máu mà trẻ có các biểu hiện lâm sàng sớm hoặc muộn khác nhau, tiên lượng bệnh và thời gian sử dụng kháng sinh cũng khác nhau. Để việc điều trị đạt kết quả cao, nhất thiết phải làm kháng sinh đồ để tìm loại thuốc đặc trị với loại vi trùng gây bệnh.

Trường hợp nhiễm trùng máu có kèm theo viêm màng não mủ thì thời gian dùng kháng sinh đặc trị phải kéo dài ít nhất 3 tuần.

Top 10 Thực Phẩm Nuôi Con Thông Minh Các Mẹ Chớ Bỏ Qua

Cá, trứng, các loại ngủ cốc cũng như quả mọng là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời giúp trẻ thông minh hơn…

Chế độ dinh dưỡng hàng ngày quyết định rất lớn đến sự phát triển của não bộ đặc biệt là đối với trẻ nhỏ. Để giúp con bạn thông minh và khỏe mạnh, đừng bỏ qua 10 loại thực phẩm giàu dinh dưỡng dưới đây nhé.

Thịt bò

Top 10 Thực Phẩm Nuôi Con Thông minh Các Mẹ Chớ Bỏ Qua

Các loại thịt đỏ đặc biệt là thịt bò là nguồn cung cấp kẽm và sắt rất tốt cho trẻ giúp trẻ phát triển cả thể chất và trí não.

Quả bơ

Bơ có chứa chất béo không bão hòa giúp tăng cường máu lên não, tăng khả năng tập trung và tư duy cho trẻ. Bên cạnh đó loại trái cây này còn có chứa axit oleic và vitamin B giúp tế bào não truyền thông tin với tốc độ cao hơn, góp phần giảm nguy cơ tăng huyết áp ở trẻ sơ sinh.

Ngũ cốc

Top 10 Thực Phẩm Nuôi Con Thông minh Các Mẹ Chớ Bỏ Qua

Ngũ cốc cung cấp glucose – nguồn năng lượng cần thiết cho não bộ và vitamin B tốt cho hệ thần kinh. Ngũ cốc có thể được thêm vào hầu hết các bữa sáng để cung cấp năng lượng cho não bộ.

Yến mạch

Yến mạch là loại thực phẩm lành mạnh rất tốt cho sức khỏe đặc biệt là sức khỏe tim mạch. Cho trẻ ăn bột yến mạch hàng ngày còn là nguồn bổ sung vitamin B, E và kẽm rất tốt cho sự phát triển não bộ của trẻ.

Các loại quả mọng

Các loại quả mọng như dâu tằm, việt quất, mâm xôi là các loại rất giàu vitamin C cùng các chất chống oxy hóa có tác dụng làm giảm căng thẳng, mệt mỏi, cải thiện trí nhớ, hạt của chúng cũng chứa chất béo omega 3 rất tốt cho não bộ và tim mạch của trẻ. Dâu/ mâm xôi màu càng đậm thì càng nhiều dưỡng chất. Chúng có thể được dùng làm sinh tố hoặc món tráng miệng trong các bữa ăn.

Top 10 Thực Phẩm Nuôi Con Thông minh Các Mẹ Chớ Bỏ Qua

Các loại cá, đặc biệt là cá hồi rất giàu omega 3 và axit béo, cần thiết cho sự phát triển não bộ ở trẻ. Chính vì thế các mẹ đừng quên bổ sung các món cá biển vào thực đơn cho trẻ nhé.

Trứng

Trứng là thực phẩm quen thuộc nhưng cũng rất có lợi cho sức khỏe và trí não của trẻ. Trong trứng có chứa nhiều dưỡng chất quan trọng như axit béo, omega 3, kẽm, và choline –  một chất dinh dưỡng quan trọng trong việc kích thích khả năng tập trung ở trẻ.

Các loại đậu

Top 10 Thực Phẩm Nuôi Con Thông minh Các Mẹ Chớ Bỏ Qua

Các loại đậu chứa hàm lượng lớn protein, chất xơ và vitamin rất tốt cho tim mạch và bộ não của trẻ. Bạn có thể chế biến đậu thành nhiều món ăn để giúp trẻ ăn ngon miệng hơn như nấu cháo, chè, hầm để làm salad và thậm chí còn được thêm vào mì Ý để có bữa ăn bổ dưỡng hơn.

Sữa và sữa chua

Sữa chua không những tốt cho hệ tiêu hóa mà còn cần thiết cho sự phát triển của các tế bào thần kinh. Trong sữa chua hoặc các loại sữa ít béo có chứa protein và vitamin B tuyệt vời. Trẻ em cần được bổ sung các chất này nhiều hơn người lớn, và đó là lí do vì sao sữa và các sản phẩm từ sữa rất được khuyến khích đối với trẻ.

Rau củ

Top 10 Thực Phẩm Nuôi Con Thông minh Các Mẹ Chớ Bỏ Qua

Các loại rau củ quả với nhiều màu sắc cung cấp chất chống oxy hóa, giữ cho các tế bào não luôn khỏe mạnh. Cà chua, khoai lang, bí đỏ, cà rốt hay súp lơ là những loại rau mẹ nên bổ sung vào thực đơn ăn uống hằng ngày của bé.

Trên đây là các loại thực phẩm bổ dưỡng rất tốt cho sức khỏe và sự phát triển trí não của trẻ mà Siêu Thị Làm Đẹp muốn chia sẻ cùng các mẹ.

Chúc các mẹ và các bé luôn vui khỏe nhé!

Làm Gì Khi Trẻ Biếng Ăn

Trẻ biếng ăn là rắc rối làm đau đầu không ít bậc cha mẹ. Theo như Bác sĩ cho biết 50-70% nguyên nhân trẻ biếng ăn là do tâm lý căng thẳng hoặc do cha mẹ chưa biết cách cho trẻ ăn. Phải làm gì khi trẻ biếng ăn? Các mẹ hãy cùng tham khảo những lời khuyên bổ ích dưới đây nhé!

Để bé tự xúc ăn

Làm Gì Khi Trẻ Biếng Ăn

Nhiều bậc cha mẹ rất ngại việc cho trẻ tự đút ăn, vì khi đó cháu sẽ làm đổ, vung vãi đồ ăn khắp nơi và làm bẩn quần áo. Nhưng việc để cho trẻ tự đút ăn sẽ tạo cho bé thói quen chủ động và tập trung vào món ăn, trẻ sẽ ăn ngon miệng hơn. Nếu bé trong quá trình ăn xong mà lắm lem quá, thì cho trẻ đi tắm.

Bỏ đói một trận

Vì không biết nên làm gì khi trẻ biếng ăn nên nhiều bà mẹ khá hoang mang, ép bé ăn nhiều hơn, tuy nhiên cách làm này sẽ gặp phải sự phản kháng của bé. Nghe có vẻ hơi vô lý nhưng khi bé quá bướng, bạn hãy cho bé “nhịn 1 trận” sẽ giúp bé biết ngoan ngoãn với bữa ăn hơn. Các chuyên gia tâm lý và bác sĩ đều đã khẳng định, nếu trẻ đói, cơ thể ngay lập tức sẽ đòi hỏi. Trẻ sẽ muốn ăn ngay, không cần ép. Cái hay ở việc bỏ đói một bữa là trẻ sẽ rất đói ở bữa tiếp theo từ đó trẻ sẽ ăn ngon lành. Các Mẹ hãy nhớ mỗi bữa ăn của trẻ không nên kéo dài quá 30 phút lúc đó đồ ăn sẽ không ngon và tuyệt đối không được ép trẻ ăn bởi vì đó là nguyên nhân khiến trẻ chán ăn và sợ ăn.

Làm Gì Khi Trẻ Biếng Ăn

Cho trẻ ăn khi ngủ
Có một số trẻ lúc thức thì lười ăn kinh khủng, cứ thấy chén bột, chén cháo hay chén cơm là chạy mất, bịt miệng không chịu ăn hay ngậm
không chịu nuốt. Nhưng khi trẻ bắt đầu thiu thiu ngủ thì lại chịu ăn, mắt nhắm nhưng
miệng vẫn nhai và nuốt rất nhanh. Việc cho trẻ ăn khi đang

ngủ hoàn toàn không sao đó chỉ là do thói quen đặc biệt của trẻ. Cách
này thật nhẹ nhàng, không cần phải hò hét, chơi đủ trò hay đi khắp nơi để dụ đút cho trẻ ăn.

Những Lợi Ích Tuyệt Vời Khi Cho Các Bé Ăn Dưa Hấu

Dưa hấu là loại trái cây quen thuộc. Với màu sắc hấp dẫn, dưa hấu cũng rất thu hút trẻ nhỏ chính vì vậy các mẹ có thể dễ dàng cho trẻ làm quen với món ăn này.

Bạn có biết, dưa hấu có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe của trẻ nhỏ. Dưới đây là những lý do vì sao các mẹ nên cho con ăn dưa hấu thường xuyên.

1.Dưa hấu giúp tăng khả năng miễn dịch

Những Lợi Ích Tuyệt Vời Khi Cho Các Bé Ăn Dưa Hấu

Vitamin C có chứa trong dưa hấu giúp tăng khả năng miễn dịch của trẻ giúp bé có đủ sức khỏe để chiến đấu chống lại vi khuẩn gây hại cho cơ thể. Hơn nữa, các hemoglobin trong loại trái cây này sẽ giúp gia tăng tế bào hồng cầu trong máu và hấp thụ sắt tốt hơn.

2.Dưa hấu giúp làm sáng mắt

Những Lợi Ích Tuyệt Vời Khi Cho Các Bé Ăn Dưa Hấu

Vitamin A sẽ giúp cho mắt trẻ luôn sáng khỏe. Ngoài ra chúng còn giúp làn da của bé luôn sáng và mềm mại.

3.Dưa hấu tốt cho sự phát triển của xương khớp

Những Lợi Ích Tuyệt Vời Khi Cho Các Bé Ăn Dưa Hấu

Trong dưa hấu cũng có chứa các loại vitamin và khoáng chất đặc biệt là canxi và mangan, có lợi cho sự phát triển xương khớp. Canxi có vai trò tiết hormone giúp xương chắc khỏe còn magnesium giúp cơ bắp và dây thần kinh phát triển tối ưu.

4.Dưa hấu giúp cung cấp dồi dào lượng vitamin B

Những Lợi Ích Tuyệt Vời Khi Cho Các Bé Ăn Dưa Hấu

Các mẹ nên cho trẻ ăn dưa hấu bởi Vitamin B trong dưa hấu có thể kích thích sản xuất tế bào hồng cầu ở máu, tăng cường hệ miễn dịch khỏe mạnh và tốt cho sự phát triển của hệ thần kinh và não bộ ở trẻ.

5.Dưa hấu giàu chất chống oxy hóa

Những Lợi Ích Tuyệt Vời Khi Cho Các Bé Ăn Dưa Hấu

Trong dưa hấu chín sẽ chứa nhiều hàm lượng lycopene nó là một chất chống oxy hóa tốt cho sức khỏe nhằm ngăn ngừa ung thư, tốt cho tim và giảm thiểu những cơn hen xuất hiện.

Hi vọng với những chia sẻ từ Siêu Thị Làm Đẹp các mẹ sẽ bổ sung được thêm cho thực đơn dinh dưỡng của con 1 loại trái cây bổ dưỡng, chăm sóc tốt hơn cho sức khỏe của các bé nhé!

Vai Trò Của Vitamin D Đối Với Sự Phát Triển Của Trẻ Nhỏ

Vitamin D là thành phần vô cùng quan trong đối với con người đặc biệt là trẻ nhỏ. Vitamin D được tổng hợp từ ánh nắng mặt trời qua các tế bào da, việc làm này cung cấp chủ yếu vitamin D3 cho cơ thể trẻ, giúp chống lại bệnh còi xương.

Để hiểu rõ hơn về vitamin D và vai trò của nó đối với sự phát triển của trẻ nhỏ, Siêu Thị Làm Đẹp sẽ cùng bạn tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết dưới đây nhé!

Vai trò của vitamin D đối với sự phát triển của trẻ

vitamin D

Nhờ tác dụng chuyển hóa các chất vô cơ chủ yếu là canxi và photpho mà vitamin D có vai trò đặc biệt trong quá trình tái tạo xương khớp. Nhờ có vitamin D mà cơ thể hấp thu canxi tốt hơn, tham gia vào quá trình canxi hóa sụn tăng trưởng chính vì vậy mà thành phần này rất cần thiết cho sự phát triển của hệ xương ở trẻ.

Vitamin D còn có vai trò điều hòa nồng độ canxii trong máu luôn hằng định, nếu thiếu hụt vitamin D, ruột không hấp thu đủ canxi và photpho và làm giảm lượng canxi trong máu khiến trẻ bị còi xương, chậm lớn, hạn chế phát triển chiều cao, chậm biết đi và chân bị vòng khiềng…

Cách nhận biết trẻ đang bị còi xương do thiếu hụt vitamin D

tắm nắng cho trẻ

Biểu hiện của việc trẻ còi xương do thiếu hụt vitamin D rất khó nhận biết, thông thường, ở giai đoạn đầu, trẻ thường nôn trớ, quấy khóc, ngủ không yên, thường ra mồ hôi trộn, rụng tóc… nếu không được bổ sung kịp thời, trẻ sẽ có những biểu hiện rõ hơn như:

– Các biến chứng của xương làm giảm chiều cao, thay đổi dáng đi, có thể ảnh hưởng đến chức năng sinh sản của bé gái. Thiếu hụt vitamin D còn khiến hạn chế chức năng hô hấp, làm trẻ bị xanh xao, thiếu máu và rất dễ bị viêm phổi…

– Trẻ bị còi xương do thiếu hụt vitamin D còn có thể làm biến đổi xương lồng ngực, có chuỗi hạt sườn, các xương chi xuất hiện vòng cổ tay, cổ chân. Các cơ của trẻ nhão khiến trẻ chậm biết bò, ngồi, đứng, đi… chính vì vậy cần phát hiện sớm để hạn chế các biến chứng xấu như vẹo cột sống, chân tay cong, chân vòng kiềng, khung chậu hẹp, lồng ngực biến dạng….

– Một trong những biểu hiện của việc thiếu hụt vitamin D còn có thể làm cho xương sọ mềm, đầu thường bị méo hoặc bẹp, thóp rộng, đầu to có bướu trán, chậm mọc răng, men răng xấu…

Làm thế nào để phòng bệnh thiếu vitamin D

vai trò của vitamin D

Như đã nói ở trên, vitamin D được tổng hợp từ ánh nắng mặt trời qua các tế bào da, chính vì vậy chúng ta hoàn toàn có thể bổ sung chúng cho cơ thể 1 cách dễ dàng mà không tốn kém.

Phòng chống thiếu hụt vitamin D từ trong bụng mẹ:

Ngay từ giai đoạn mang thai, các mẹ cũng cần quan tâm đến việc tắm nắng vào buổi sáng để bổ sung canxi cho thai nhi theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa đồng thời bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu canxi như tôm, cua, trứng sữa và các loại hải sản…

Phòngchống thiếu hụt vitamin D cho bé:

– Tắm nắng hàng ngày: mẹ và bé cần tắm nắng thường xuyên ngày từ những tháng đầu tiên. Chỉ cần tắm nắng khoảng 15 đến 20 phút vào buổi sáng từ 6h30 đến 7, để ánh nắng mặt trời chiếu thẳng nên da bé, tắm toàn thân tuy nhiên hạn chế không để ánh nắng mặt trời chiếu thẳng vào mắt bé nhé.

– Ăn uống: nên nuôi con bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu tiên, nếu mẹ thiếu sữa, có thể cho trẻ uống sữa bổ sung, tuyệt đối không ăn dặm trước 4 tháng nhé.

Sau 6 tháng, bạn có thể bắt đầu cho trẻ tập ăn dặm với các loại thực phẩm đa dạng như cua, cá, trứng, sữa, pho mai và rau xanh… Chú ý bữa ăn  luôn có dầu ăn hoặc mỡ để tăng hấp thu vitamin D.

Trên đây là những kiên thức cần thiết về vitamin D mà Siêu Thị Làm Đẹp muốn các mẹ quan tâm để bổ sung cho trẻ 1 cách hợp lý nhất, giúp trẻ phát triển hoàn thiện, khỏe mạnh.

3 Loại Thực Phẩm Bổ Dưỡng Tốt Cho Trẻ Khi Bắt Đầu Ăn Dặm

Bước sang giai đoạn ăn dặn là 1 sự thay đổi lớn đối với cả bé và mẹ. Việc lựa chọn thực phẩm phù hợp, đảm bảo dinh dưỡng và sức khỏe khiến cho không ít bậc phụ huynh cảm thấy hoang mang.

Món ăn nào sẽ tốt nhất cho hệ thống tiêu hóa của bé ngoài sữa mẹ? các chuyện gia dinh dưỡng đã gợi ý cho các mẹ 3 loại rau củ tuyệt vời dưới đây!

Rau mồng tơi

3 Loại Thực Phẩm Bổ Dưỡng Tốt Cho Trẻ Khi Bắt Đầu Ăn Dặm

Khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm, các mẹ có thể lựa chọn rau mồng tơi để nấu cháo cho bé. Nếu sợ rau củ ngoài chợ không an toàn thì các mẹ cũng có thể tự trồng mồng tơi trong 1 vài thùng xốp nhỏ. Mồng tơi rất dễ trồng vậy nên các mẹ hãy nhé.

Rau mồng tơi sạch rất lành, hầu như không gây dị ứng ở trẻ nhỏ. Trong rau mồng tơi còn rất giàu chất sắt, vitamin A, folate và các chất chống oxy hóa chính vì vậy ăn mồng tơi rất có lợi cho da và mắt.

Các mẹ có thể kết hợp với các loại hải sản như cua, cua đồng, nghêu, tôm… để đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ để nấu những món bột ăm dặm ngon miệng cho bé.

Lưu ý: Rau mồng tơi tính mát lạnh lại nhuận tràng, cần tránh cho ăn khi bé bị cảm lạnh, tiêu chảy.

Trái bơ

3 Loại Thực Phẩm Bổ Dưỡng Tốt Cho Trẻ Khi Bắt Đầu Ăn Dặm

Bơ cũng là một trong những loại trái cây lành tính có thể sử dụng cho bé ăn dặm. Bơ có chứa hơn 14 loại vitamin và khoáng chất bao gồm canxi, sắt, đồng, magie, photpho, kali, natri, kẽm mangan và selen. Trái bơ còn là nguồn folate rất quan trọng đối với phụ nữ trong độ tuổi sinh nở, đặc biệt quan trọng đối với bà bầu ở những tuần đầu tiên. Nghiên cứu cho thấy 75% trẻ sơ sinh bị nứt đốt sống là do thiếu folate từ trong bụng mẹ.

Với trẻ mới bắt đầu tập ăn dặm có thể nghiền nát bơ cho trẻ ăn, với những trẻ lớn hơn, có thể cắt thành miếng nhỏ, cho thêm đường để để ăn ngon miệng hơn.

Đu đủ

3 Loại Thực Phẩm Bổ Dưỡng Tốt Cho Trẻ Khi Bắt Đầu Ăn Dặm

Đu đủ chín là loại quả giàu dinh dưỡng, giàu vitamin C (giúp cơ thể hấp thụ sắt), vitamin A và E, chất xơ và axit folic. Các chuyên gia dinh dưỡng thường khuyên phụ huynh cho bé ăn đu đủ ở tháng thứ 7 hoặc khi bắt đầu tập ăn dặm. Để bé có thể nếm thử những hương vị mới, các mẹ có thể kết hợp đu đủ với những loại thực phẩm khác như trái cây, rau, thịt, bột yến mạch, sữa chua, táo, lê, khoai lang…

Trên đây là những loại thực phẩm dinh dưỡng tốt cho trẻ sơ sinh khi ăn dặm mà Siêu Thị Làm Đẹp muốn chia sẻ cùng các bạn. Chúc các mẹ và các bé luôn vui khỏe nhé!

Cách Bổ Sung Rau Củ Đúng Cách Cho Trẻ Ăn Dặm

Bổ sung rau củ, quả cho trẻ khi bước sang tuổi ăn dặm là điều vô cùng quan trọng bởi đây là nguồn bổ sung dưỡng chất và vitamin không thể nào thay thế được. Tuy nhiên việc tập dần cho trẻ thói quen ăn rau củ cũng không phải là điều dễ dàng gì.

Dưới đây là những điều các mẹ cần nhớ khi chế biến và tập cho trẻ ăn dặm với rau củ, hãy cùng tham khảo để chăm sóc tốt hơn cho thiên thần nhỏ của mình nhé.

Nên cho con ăn nhiều loại rau xanh lá

Cách Bổ Sung Rau Củ Đúng Cách Cho Trẻ Ăn Dặm

Các loại rau có lá màu xanh chứa nhiều vitamin hơn các loại củ quả thông thường, chính vì vậy các mẹ nên bổ sung chúng cho trẻ thường xuyên nhất là khi cho trẻ ăn dặm.

Thay đổi các loại rau thường xuyên, đa dạng các loại rau để thay đổi khẩu vị cho trẻ, kết hợp thêm của quả để tạo màu sắc hấp dẫn sẽ khiến trẻ ăn  nhiều hơn.

Bố mẹ cũng cần ăn rau xanh

Bạn sẽ không thể bắt con mình ăn rau xanh nếu chính bạn không là tấm gương cho trẻ. Khi trẻ thấy bạn ăn rau xanh, trẻ sẽ có thêm hứng thú và tự đó ý thức tốt hơn việc nạp những thực phẩm này vào cơ thể mà không phải ép buộc.

Không ép bé ăn quá nhiều

cho trẻ ăn dặm

Bởi vì đây là khoảng thời gian ăn dặm, bé cần có thời gian để thích nghi với các loại thực phẩm đặc biệt là rau củ, chính vì vậy không nên ép bé ăn quá nhiều nếu bé không muốn.

Nếu bạn có ép bé, sẽ khiến bé có cảm giác sợ, biếng ăn và không muốn ăn lại những món ăn đó thêm 1 lần nữa, điều này sẽ rất bất lợi cho bạn đấy nhé.

Trái cây không thay thế được rau củ

Rau xanh có chứa nhiều chất xơ và vitamin C, A, E…  hơn cả các loại củ và trái cây, chính vì vậy đừng bao giờ nghĩ rằng có thể dùng trái cây để thay thế rau củ cho bé khi ăn dặm nhé.

Hãy lựa chọn trái cây như một các bổ sung, kết hơn với rau của và sữa để cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho trẻ.

Không lưu trữ các loại rau đã chế biến quá lâu

rau củ

Với các bé đang trong tuổi ăn dặm, bạn cần đảm bảo thực phẩm luôn tươi, tránh tình trạng bảo quản quá lâu hay chế biến lại quá nhiều lần nhé.

Đặc biệt là với các loại rau củ, nếu lưu trữ quá lâu sẽ sản xuất ra 1 lượng lớn nitrit có khả năng gây ngộ độc, rất nguy hiểm cho trẻ.

Luôn sử dụng nồi nhôm hoặc inox để chế biến rau

Để tránh ngộ độc hay tác động của các kim loại nặng từ dụng cụ làm bếp, bạn nên sử dụng nồi inox hoặc nồi nhôm để chế biến rau củ cho trẻ nhé.

Không nên dùng nồi đồng vì trong rau xanh có chứa 1 lượng axit nhất định có thể phản ứng với kim loại gây ngộ độc.

Chế biến rau củ cho bé thế nào cho đúng

cháo ăn dặm

Cho bé yêu ăn nhiều rau xanh hàng ngày rất tốt cho sức khoẻ của bé. Tuy nhiên bạn đã biết cách chế biến rau củ đúng cách để đảm bảo lượng vitamin có trong rau không bị mất đi? Hãy lắng nghe những lời khuyên dưới đây của các chuyên gia dinh dưỡng.

Một vài lưu ý nhỏ khi chế biến

– Khi nấu chín rau, bạn nên cho rau vào nước đang đun sôi. Nhiệt độ cao sẽ cho phép tạo một lớp đường trên bề mặt nước, lớp đường này bảo vệ vitamin không bị mất đi do bay hơi nước.

– Không nên nấu rau quá nhừ. Rau được ăn khi vẫn còn hơi dai, như vậy là bạn đã bảo vệ được đáng kể lượng vitamin của rau.

– Sử dụng nước rau để làm nước xốt, nước xốt dầu giấm… Chúng chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất hoà tan.

– Khi luộc khoai tây, bạn nên giữ cả vỏ như vây lượng vitamin mất đi sẽ ít hơn.

Trên đây là những bí quyết bổ sung rau củ cho trẻ ăn dặm. Chúc các mẹ thành công và các bé luôn khỏe mạnh nhé!

Mang Thai Nên Ăn Gì Để Con Thông Minh Nhất

Các nhà khoa học cho biết, bên cạnh yếu tố di truyền thì chế độ dinh dưỡng của mẹ trong quá trình mang thai cũng ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển não bộ của bé trong thời kì đầu. Chính vì vậy muốn con thông minh, ngay từ lúc mang thai, các mẹ hãy quan tâm hơn đến thực đơn mỗi ngày nhé!

Dưới đây là 6 loại thực phẩm chứa nhiều dưỡng chất trong đó đặc biệt là omega 3, DHA và EPA… giúp cấu tạo nên màng tế bào, rất cần thiết cho sự phát triển của đôi mắt và não bộ của thai nhi.

1.Súp lơ trắng

Mang Thai Nên Ăn Gì Để Con Thông Minh Nhất

Súp lơ trắng là thực phẩm chống oxy hóa tuyệt vời cho cơ thể. Các chuyên gia cho biết, mỗi bữa ăn súp lơ trắng sẽ cung cấp cho mẹ bầu khoảng 200mg omega3.

Trong súp lơ trắng còn có chứa rất nhiều loại dinh dưỡng như: protein 3,5%; gluxit 4,9%; xenllulo 0,9%, và nhiều khoáng chất, vitamin như: Canxi (26mg%); photpho (51mg%); sắt (1,4mg%); natri (20mg%); kali (349mg%), Betacaroten (40mg%); vitamin B1 (0,11mg%), vitamin C (70mg%) rất có lợi cho sức khỏe của trẻ cũng như mẹ.

2.Bắp cải

Mang Thai Nên Ăn Gì Để Con Thông Minh Nhất

Loại thực phẩm khá thanh đạm này lại rất tốt cho bà bầu và trẻ sơ sinh đấy nhé. Bắp cải có chứa chất xơ, vitamin A, C, đặc biệt là omega 3 rất tốt cho tim mạch và não bộ.

Trong bắp cải còn có chứa nhiều loại khoáng chất giúp các mẹ khỏe mạnh hơn. Vậy nên các mẹ cũng đừng quên bổ sung nó vào thực đơn nhé.

3.Cá tuyết

Mang Thai Nên Ăn Gì Để Con Thông Minh Nhất

100g cá tuyết có tới 300mg omega3 rất tốt cho sự phát triển não bộ của bé. Không những thế, cá tuyết còn có chứa hàm lượng thủy ngân rất thấp vậy nên mẹ bầu cũng không nên bỏ qua nhé!

Tuy nhiên, để an toàn phụ nữ mang thai và sau sinh chỉ nên ăn khoảng 100 – 120g cá tuyết mỗi tuần.

4.Bí ngòi

Mang Thai Nên Ăn Gì Để Con Thông Minh Nhất

Bí ngòi là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, mang lại rất nhiều giá trị dinh dưỡng cao. Bí ngòi chứa khoảng 150mg omega3 trong một bữa. Với bí ngòi, bạn có thể dùng để luộc, hấp, nấu canh, xào tôm hoặc làm xốt cho món mỳ Ý…

5.Đậu phụ

Mang Thai Nên Ăn Gì Để Con Thông Minh Nhất

Đừng xem thường món ăn dân dã này nhé! Trong 100g đậu phụ có thể chứa tới 400mg omega3 đáp ứng 1 phần không nhỏ nhu cầu về omega 3 của cơ thể. Với bà bầu và phụ nữ sau sinh, đậu phụ còn là nguồn protein và canxi tuyệt vời.

6. Hạt bí ngô (bí đỏ)

Mang Thai Nên Ăn Gì Để Con Thông Minh Nhất

Hạt bí ngô có thể là món ăn vặt bổ dưỡng lại ít kalo cho bà bầu. 30g hạt bí có xấp xỉ 100mg omega3, cùng nhiều chất quan trọng khác như kẽm và sắt. Ăn thực phẩm này không chỉ tốt cho sức khỏe của mẹ mà còn rất tốt cho sự phát triển não bộ của bé!

Hi vọng với những chia sẽ hữu ích từ Siêu Thị Làm Đẹp, các mẹ sẽ có được chế độ dinh dưỡng hợp lý, giúp mẹ và bé luôn khỏe mạnh nhé!