Nhiệt miệng là một tên gọi dân gian của bệnh viêm loét niêm mạc miệng, là bệnh lý thường gặp ở răng miệng. Nguyên nhân bị nhiệt miệng có thể là do chế độ ăn uống thiếu chất, hệ miễn dịch yếu, các vấn đề về tinh thần không tốt,..Khi những người bị nhiệt thường cảm thấy đau rát và khó chịu nơi bị nhiệt. Vậy làm cách nào để trị nhiệt miệng mà không cần dùng đến thuốc, hãy tham khảo một vài cách trị nhiệt miệng từ dân gian sau đây:
- “Thực Phẩm Vàng” Điều Trị Dứt Điểm Bệnh Tiểu Đường
- Hạt Diêm Mạch Quinoa Là Gì? Công Dụng Như Thế Nào?
- Những Thực Phẩm Tốt Cho Người Bị Bệnh Tim Mạch
Uống bột sắn dây hàng ngày
Theo Đông Y thì bột sắn là một thảo dược có vị ngọt, mát, tính bình,..có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, làm mát cơ thể nhanh chóng. Vì vậy, bạn nên uống bột sắn dây hàng ngày để giải nhiệt, trị bệnh cho cơ thể. Bên cạnh đó uống nước sắn dây còn giúp bạn trị nhiệt miệng hiệu quả. Vậy nên, bạn hãy đun sôi nước để nguội, cho nước vào cái ly rồi cho 2-3 thìa bột sắn dây vào khuấy đều rồi uống ngày ngày, tùy vào từng mức độ bệnh tình và thể trạng sức khỏe để bạn dễ dàng tăng hoặc giảm liều lượng bột sắn dây, tốt nhất bạn không nên cho thêm đường vào ly nước sắn dây nhé. Mỗi ngày nên uống 2 ly để trị nhiệt miệng nhanh hơn.
Đối với trẻ nhỏ bạn có thể đun nước ở khoảng 70oC rồi cho bột sắn dây vào khuấy chín để đảm bảo sức khỏe và trị nhiệt miệng hiệu quả hơn.
Súc miệng bằng nước cốt dừa
Dừa có vị mát, thanh lọc cơ thể và đồng thời giúp trị nhiệt miệng hiệu quả. Vậy nên bạn có thể sử dụng nước cốt dừa để sức miệng hàng ngày.
Các làm rất đơn giản: Bạn nghiền nát một vài miếng cùi dừa, sau đó ép lấy nước và dùng để súc miệng khoảng 3 đến 4 lần mỗi ngày. Chỉ sau 3 ngày bạn sẽ thấy giảm đau và vết loét nhiệt miệng cũng giảm hẳn.
Súc miệng bằng nước hạt rau mùi
Để trị nhiệt miệng bạn có thể tham khảo thêm cách sử dụng nước hạt rau mùi súc miệng thường xuyên. Bạn đun sôi ly nước rồi cho hạt rau mùi vào để 3 phút rồi gạn lấy nước dùng để súc miệng. Mỗi ngày dùng để súc miệng từ 3 đến 4 lần.
Nhai lá hung chó
Thêm một cách trị nhiệt miệng mà dân gian thường dùng là nhai lá húng chó. Lá húng cho là một loại thảo dược tốt cho sức khỏe, có thể trị bệnh ho, cảm cho bạn nữa đấy. Dùng lá húng chó để trị nhiệt miệng bằng cách nhai 5 đến 6 lá rau húng nhấp vài ngụm nước lạnh. Mỗi ngày 5-6 lần.
Ăn cà chua sống
Ăn cà chua rất tốt cho cơ thể vừa làm đẹp da, vừa giữ dáng và nó còn giúp bạn trị nhiệt miệng nhanh chóng. Để trị nhiệt miệng bạn nên ăn 2 quả cà chua mỗi ngày. Hoặc bạn cũng có thể ngậm nước ép cà chua mỗi ngày khoảng 3 – 4 lần sẽ nhanh chóng chữa được nhiệt miệng.
Ngậm nước khê chua
Khế chua tươi 2 – 3 quả, giã nát, đổ ngập nước và đun sôi một lúc, chờ khi thuốc nguội thì ngậm và nuốt dần, ngậm nhiều lần trong ngày. Khế chua giúp sinh tân dịch nhiều hơn, thanh nhiệt cũng tốt hơn khế ngọt.
Thoa nước ép cây nhọ nồi
Cây nhọ nồi hay còn gọi là cây cỏ mực cũng là loại thảo dược có tác dụng trị nhiệt miệng hiệu quả mà dân gian thường dùng.
Dùng cỏ mực rửa sạch, chỉ lấy lá, giã nát, ép lấy nước cốt, hòa với ít mật ong. Dùng bông thấm thuốc bôi vào chỗ sưng đau, lở loét. Ngày bôi 2 – 3 lần
Thoa nước ép lá rau ngót
Dùng lá rau ngót rửa sạch, chỉ lấy lá, giã nát, ép lấy nước cốt, hòa với ít mật ong. Dùng bông thấm thuốc bôi vào chỗ sưng đau, lở loét. Ngày bôi 2 – 3 lần. Cách chữa nhiệt miệng này có tác dụng giống như cỏ nhọ nồi (cỏ mực)
Súc miệng bằng nước ép củ cải
Củ cải đem giã củ cải sống khoảng 300g rồi vắt lấy nước hòa thêm một ít nước lọc, súc miệng ngày 3 lần, dùng 2 ngày là khỏi.
Uống nước chè xanh mỗi ngày
Nước chè xanh chứa chất chống oxy hóa có tác dụng giải nhiệt, thanh lọc cơ thể đồng thời có tác dụng bảo vệ các vấn đề về răng miệng.
Vậy nên những người bị nhiệt và cả khi không bị cũng nên uống 2-3 cốc trà xanh mỗi ngày sẽ rất có lợi cho sức khỏe, nhiều nghiên cứu khác thì cho rằng dùng hạn chế tối đa 10 tách trà xanh/ ngày tốt cho sức khỏe nếu bạn không bị trà xanh gây mất ngủ..
Uống nước cam/chanh
Vitamin C tự nhiên có tác dụng thúc đẩy hệ thống miễn dịch khỏe mạnh, chống oxy hóa, kháng viêm. Vì vậy, những người bị nhiệt miệng nên bổ sung nước ép cam/chanh mỗi ngày nhé. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, trong nước cam có chứa chất folate, loại vitamin B đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành của các tế bào mới, thúc đẩy quá trình làm lành các vết thương, vết lở loét. Với đặc tính chống viêm có hiệu quả, do đó sẽ rất có ích cho những người bị nhiệt miệng.
Uống nước nhân trần
Mùa hè được khuyên là nên uống nước nhân trần để giải nhiệt, thanh lọc và làm mát cơ thể. Trong y học cổ truyền thì nhân trần là một vị thảo dược có tính hàn, vị hơi đắng có công dụng thanh nhiệt, lợi thấp, lợi mật, được dùng để chữa các chứng hoàng đản, tiểu tiện bất lợi, viêm loét da do phong thấp.
Nếu mắc chứng da viêm nề và ngứa nhiều, dùng nhân trần 30 g, lá sen 15 g sấy khô, tán bột, mỗi ngày uống 3 g với nước lọc có pha chút mật ong.
Uống nước rau má
Theo nghiên cứu, trong cây rau má có chứa hóa chất Triterpenoids, có tác dụng làm lành vết thương, vết lở loét rất nhanh, tăng cường chất chống oxy hóa tại vị trí vết thương, vết lở loét. Rau má có khả năng làm lành vết thương và giảm stress, do đó mà nó có tác dụng tuyệt vời trong việc chữa trị nhiệt miệng. Vì thế, bạn nên uống nước rau má, râu ngô hàng ngày thay nước lọc, uống đủ 1,5-2l/ngày hoặc giã nhuyễn, vắt lấy nước uống mà không cần phải tuân thủ nguyên tắc về số lượng hay thời gian sử dụng.
Ngoài ra, chế độ ăn uống hàng ngày của bạn cũng nên bổ sung thêm các dưỡng chất sau đây để trị nhiệt miệng nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Tăng cường thực phẩm chứa nhiều vitamin C, Vitamin A, B2 giúp tái tạo niêm mạc giúp nhanh khỏi nhiệt miệng.
Không sử dụng nước đá lạnh. Sauk hi ăn xong súc miệng bằng nước muối ấm pha loãng.
Chế độ ăn nên uống nhiều nước giúp thanh nhiệt, bài tiết độc, lương huyết tốt hơn; ăn nhạt, tránh các thực phẩm cay nóng như ớt, tiêu, gừng….Ăn các loại thịt như cá nước ngọt, vịt, ngan…tránh ăn thịt chó, thịt gà,…các loại mắm.
Sử dụng gel bôi nhiệt miệng chứa thành phần Chlorhexidine digluconate có tác dụng trị những vết loét cục bộ trong miệng, nhiễm khuẩn, viêm quanh chân răng, phòng ngừa viêm lợi,…
Trên đây là những cách trị nhiệt miệng mà bạn có thể tham khảo để áp dụng. Những bài thuốc dân gian luôn an toàn và tiết kiệm chi phí.