Cảnh Báo Khi Cho Trẻ Dùng Smartphone, 7 Nguy Hiểm Mà Ít Cha Mẹ Ngờ Tới

canh-bao-khi-cho-tre-dung-smartphone-7-nguy-hiem-ma-it-cha-me-ngo-toi-1

Công nghệ ngày càng hiện đại, không chỉ người lớn “nghiền” mà ngay cả trẻ em cũng “nghiền” smartphone chả kém. Bởi một chiếc smartphone chứa rất nhiều những lợi ích vô cùng to lớn, không chỉ giúp liên lạc với mọi người mà ngay còn là phương tiện giải trí đặc biệt là rất nhiều các trò chơi. Vì thế mà trẻ em ngày nay rất yêu thích khi sử dụng điện thoại. Tuy nhiên, việc lạm dụng quá nhiều smartphone có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng cho bé, ảnh hưởng đến phát triển trí não và nhiều mối nguy hại khác.

Dưới đây là một số những “tác dụng phụ” của các thiết bị giải trí khi trẻ em sử dụng “quá nghiền ”.

canh-bao-khi-cho-tre-dung-smartphone-7-nguy-hiem-ma-it-cha-me-ngo-toi-1

Viện Nghiên cứu Y khoa trẻ em Mỹ và Hội Y khoa Canada cảnh báo rằng không nên cho trẻ từ 0 đến 2 tuổi tiếp xúc với thiết bị điện tử dưới bất cứ hình thức nào. Còn với trẻ từ 3-5 tuổi thì hạn chế dưới 1 tiếng/ngày, và từ 6-18 tuổi thì thời gian tiếp xúc chỉ nên ở mức dưới 2 tiếng mỗi ngày.

Thực tế thì trẻ em hiện nay đang dành quá nhiều thời gian tiếp xúc với thiết bị điện tử, có thể gấp 4-5 so với mức cho phép và điều này thường để lại những hậu quả nghiêm trọng – theo báo cáo của Kaiser Foundation 2010, Active Healthy Kids Canada 2012.

Các thiết bị cầm tay như điện thoại di động, trò chơi điện tử, ipad được cho là đang làm gia tăng các thói quen xấu và tác động tiêu cực đối với với trẻ nhỏ. Nếu là một người làm cha, làm mẹ và có thói quen cho con em ở độ tuổi đang phát triển của mình sử dụng smartphone và máy tính bảng, thì những điều dưới đây có thể khiến bạn phải suy nghĩ lại.

Làm méo mó mối quan hệ với cha mẹ

canh-bao-khi-cho-tre-dung-smartphone-7-nguy-hiem-ma-it-cha-me-ngo-toi-2

Trong độ tuổi từ 0 đến 2, não của trẻ sẽ phát triển gấp 3 lần về kích thước. Lời nói, sự tiếp xúc giữa cha mẹ với con cái, thậm chí là quá trình chơi với con, không chỉ giúp não bé phát triển mà còn tăng cường sự gắn kết tình cảm đặc biệt những người chúng thường xuyên tiếp xúc.

Nhưng đối với trẻ dành quá nhiều thời gian để tương tác với màn hình điện thoại, máy tính bảng thì khác. “Liên kết thần kinh của trẻ thay đổi và thay vào đó là một yếu tố khác”, bà Denise Daniels, một y tá nhi khoa nói. “Nó ảnh hưởng đến sự tập trung, lòng tự trọng, trong nhiều trường hợp chúng tạo ra bức tường ngăn cách con cái với cha mẹ”.

Nguy cơ ung thư não

canh-bao-khi-cho-tre-dung-smartphone-7-nguy-hiem-ma-it-cha-me-ngo-toi-3

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã xác nhận rằng bức xạ của điện thoại di động có thể gây ra ung thư.

Theo phân tích của Tiến sĩ Devra, bộ não của trẻ nhỏ chứa nhiều dung dịch hơn của người lớn và có hộp sọ mỏng hơn, điều này ảnh hưởng tới lượng bức xạ được hấp thụ, khiến cho chúng dễ bị tổn hại hơn so với người lớn. Với trẻ em, thiếu niên sử dụng điện thoại di động từ khi còn nhỏ, nguy cơ mắc ung thư não sẽ cao hơn khoảng 4- 5 lần so với những đứa trẻ không sử dụng.

Các nhà nghiên cứu cũng đã có bằng chứng xác thực chứng minh sóng wifi có thể làm thay đổi DNA và sự trao đổi chất ở não, làm giảm khả năng học tập của trẻ em.

Viện Nghiên cứu Y khoa trẻ em Mỹ và Hội Y khoa Canada cảnh báo rằng không nên cho trẻ từ 0-2 tuổi tiếp xúc với thiết bị điện tử dưới bất cứ hình thức nào. Còn với trẻ từ 3-5 tuổi thì hạn chế 1 tiếng/ngày, và từ 6-18 tuổi thì thời gian tiếp xúc chỉ nên ở mức 2 tiếng mỗi ngày.

Nguy cơ mắc các bệnh về mắt

canh-bao-khi-cho-tre-dung-smartphone-7-nguy-hiem-ma-it-cha-me-ngo-toi-4

Các nhà khoa học cảnh báo, trẻ em tiếp xúc và sử dụng smartphone quá nhiều có thể đang hủy hoại đôi mắt của chúng, làm gia tăng tỉ lệ mắc các tật về mắt, chẳng hạn như lác mắt.

Mắt trẻ nhỏ rất yếu, nên không thể chịu được cường độ ánh sáng mạnh. Khi cầm điện thoại, trẻ thường xuyên nhìn vào màn hình. Mắt trẻ đang trong quá trình phát triển, bức xạ từ điện thoại sẽ tác động trực tiếp đến thị giác vốn đã yếu ớt của trẻ. Việc này có thể khiến mắt con bị ảnh hưởng nghiêm trọng, khiến trẻ suy giảm thị lực và gây ra nhiều bệnh về mắt.

Thậm chí, các bà mẹ mới sinh con khi dùng điện thoại để chụp lại những khoảng khắc của trẻ cũng rất dễ làm tổn thương giác mạc mỏng manh ở trẻ. Trên thực tế, có một số trường hợp trẻ bị mù hoặc giảm thị lực chỉ vì người lớn chụp ảnh mà quên không tắt đèn flash.

Chậm phát triển

canh-bao-khi-cho-tre-dung-smartphone-7-nguy-hiem-ma-it-cha-me-ngo-toi-5

Các chuyên gia đều khẳng định, bức xạ điện thoại khiến trẻ chậm phát triển. Cứ 1 trong 3 trẻ ở độ tuổi tới trường hiện nay bị chậm phát triển về khả năng đọc viết và các khả năng học tập khác. Chỉ khi có sự vận động mới làm tăng cao khả năng chú ý và học tập của trẻ. Chính vì vậy mà trẻ dưới 12 tuổi sử dụng thiết bị công nghệ với cường độ quá nhiều sẽ không có lợi cho phát triển cơ thể và khả năng học tập.

Các chứng bệnh về tinh thần

canh-bao-khi-cho-tre-dung-smartphone-7-nguy-hiem-ma-it-cha-me-ngo-toi-6

Theo các chuyên gia tâm lý, việc dành quá nhiều thời gian trên smartphone và máy tính bảng là một yếu tố gây nên các vấn đề sức khỏe trẻ em như: chứng bệnh về tâm thần ở trẻ em, như tình trạng trầm cảm, lo âu rối loạn cảm xúc, rối loạn thiếu tập trung, rối loạn tập trung, rối loạn hành vi…

Ngoài ra, trẻ em sử dụng Internet còn có thể rơi vào tình trạng bị bắt nạt trực tuyến, khi những hình ảnh của trẻ em được chia sẻ có thể phải nhận những lời bình luận tiêu cực, bị mang ra làm trò đùa… từ đó làm ảnh hưởng tâm lý của trẻ, đặc biệt những đứa trẻ bắt đầu bước vào giai đoạn dậy thì.

Ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp của trẻ

canh-bao-khi-cho-tre-dung-smartphone-7-nguy-hiem-ma-it-cha-me-ngo-toi-7

Trẻ em nên được tiếp xúc và giao tiếp bằng ngôn ngữ, cử chỉ nhiều hơn là dùng các thiết bị số như điện thoại, máy tính. Bởi vì khi dùng các thiết bị đó trẻ sẽ bị hạn chế khả năng giao tiếp, sống một cuộc sống đơn giản, vắn tắt, khá đơn điệu và nhàm chán.

Ban đầu có vẻ trẻ sẽ phản ứng tiêu cực nhưng bạn phải kiên quyết bảo chúng bỏ chiếc máy điện thoại xuống để tiếp xúc với mọi người, với những đứa trẻ bằng tuổi mình. Khi làm việc đó, trẻ sẽ nhận ra và hiểu được những cảm xúc, tâm tư của mọi người, những cử chỉ ngôn ngữ cơ thể, học cách biết cảm thông và cảm thấy dễ chịu, hòa hợp với mọi người xung quanh hơn.

Trau dồi kỹ năng xã hội là bắt buộc cho sự thành công chung của một đứa trẻ. Nếu chúng lo lắng trong việc tương tác với người khác, nó có thể làm giảm năng lực của trẻ và sự thành công trong tương lai.

Cách giáo dục thiếu bền vững

canh-bao-khi-cho-tre-dung-smartphone-7-nguy-hiem-ma-it-cha-me-ngo-toi-8

Cách thức giáo dục và nuôi dạy trẻ bằng các thiết bị điện tử xem ra không mang tính bền vững. Trẻ em chính là tương lai nhưng tương lai đó sẽ rất bất định với những trẻ em lạm dụng và sử dụng quá nhiều thiết bị điện tử dẫn tới tình trạng nghiện ngập (nghiện kỹ thuật số) và hàng loạt nguy cơ tiềm ẩn khác.

Nhiều người dùng điện thoại di động thay cho người giữ trẻ, dỗ cho ăn… nhưng điều này nhiều khi sẽ phản tác dụng. Khi bạn muốn thu hồi lại chiếc điện thoại, trẻ sẽ có những hành động tiêu cực như la khóc, thậm chí phản kháng lại với bố mẹ, và sinh ra thái độ hằn học, thù ghét người khác ngay từ khi còn nhỏ. Điều này sẽ trở thành mầm mống tai hại cho việc hình thành và phát triển nhân cách của trẻ sau này.

Hy vọng, sau khi đọc bài viết trên các cha mẹ hãy quan tâm đến con nhiều hơn, dạy chúng cách giao tiếp, nhiều hơn với người thân trong gia đình, những đứa trẻ cùng trang lứa để giúp chúng tăng kỹ năng giao tiếp, tìm hiểu sự đồng cảm, chơi đùa hợp với lứa tuổi thơ … thay vì sử dụng smartphone. Hãy tập cách tự bảo vệ sức khỏe và tương lai của con bạn ngay từ hôm nay.

Tham khảo Tổng hợp