Layering là thuật ngữ không mới trong việc chăm sóc da, đó là cách phối nhiều sản phẩm lại với nhau. Tuy nhiên, để layering các sản phẩm dưỡng da đúng cách thì bạn cần nắm kỹ 3 nguyên tắc này.
- Vết Rạn Da Làm Bạn Mất Tự Tin Áp Dụng Ngay 9 Bí Kíp Dưỡng Da Mịn Màng Từ Dầu Oliu
- 3 Loại Rau Qủa Dễ Tìm Lại Giúp Làn Da Bạn Trắng Mịn Đến Không Ngờ
- Tuyệt Chiêu Khắc Phục Làn Da Sạm Nám Do Thức Khuya Của Các Cô Nàng “Cú Đêm”
Lý do để chúng ta nhất định phải layering các sản phẩm dưỡng da đúng cách là bởi khi đó, các sản phẩm mới có thể phát huy hiệu quả cao nhất.
Nguyên tắc 1: lỏng nhất đến đặc nhất
Nếu đã sử dụng quen các sản phẩm dưỡng da của Âu – Mĩ, hẳn bạn sẽ rất quen thuộc với chu trình dưỡng da cơ bản như: tẩy trang – sữa rửa mặt – toner – kem dưỡng ẩm. Tuy nhiên, đây chỉ là một cách layering rất đơn giản và cơ bản trong skincare mà thôi.
Trên thực tế, khi tuổi càng tăng lên, số lượng sản phẩm dưỡng da chúng ta sử dụng sẽ càng nhiều và vì thế, để chúng có thể phát huy hiệu quả một cách tốt nhất thì bạn nên tuân theo nguyên tắc khi layering là từ sản phẩm có kết cấu lỏng, nhẹ nhàng nhất đến sản phẩm có kết cấu đặc, nặng và khó thẩm thấu hơn vào da.
Ưu điểm của việc tuân thủ nguyên tắc layering từ sản phẩm có kết cấu lỏng nhất đến sản phẩm có kết cấu dày, nặng và đặc nhất là các sản phẩm có kết cấu lỏng sẽ dễ thẩm thấu vào da hơn, tạo tiền đề cho các sản phẩm sau đó cũng dễ dàng được da hấp thụ.
Nguyên tắc 2: “Đối xử đặc biệt” với sản phẩm đặc trị
Vì sao chúng ta cần phải “đối xử đặc biệt” với những sản phẩm dưỡng da đặc trị (như vitamin C, BHA/ AHA, retinol, tretinoin…) này? Rất đơn giản, vì những sản phẩm này không phải lúc nào cũng cần thiết để có mặt trong quy trình dưỡng da. Ngoài ra, việc layering chúng còn phụ thuộc rất lớn vào thành phần, nồng độ và độ pH của những sản phẩm này.
Bước layering phổ biến nhất với các sản phẩm đặc trị trong dưỡng da là sau bước serum và trước bước khoá ẩm (quy trình dưỡng da ban đêm), còn ở quy trình dưỡng da ban ngày, sản phẩm đặc trị thường được sử dụng trước bước kem chống nắng (bắt buộc).
Với một số sản phẩm không phụ thuộc độ pH và thuộc dang chấm mụn (spot treatment) thì bạn hoàn toàn có thể sử dụng sau bước khoá ẩm, ở quy trình dưỡng da ban đêm.
Với các sản phẩm đặc trị phụ thuộc độ pH như AHA/ BHA, vitamin C… thì các bước layering sẽ cầu kỳ và phức tạp hơn hẳn. Trước hết, nếu chỉ mới tập tành làm quen với skincare, bạn không nên layering quá nhiều sản phẩm đặc trị với nhau, sẽ rất dễ làm tổn thương da nếu bạn layering không đúng cách.
Sẽ có một số sản phẩm đặc trị không thể sử dụng cùng nhau như vitamin C và AHA, retinol và benzoyl peroxide, retinol và BHA/ AHA… bởi những tổ hợp này vừa chẳng mang đến hiệu quả như mong muốn, vừa có thể khiến da trở nên nhạy cảm hơn bất cứ lúc nào.
Nguyên tắc 3: Không nên quá “tham lam”
Khi layering các sản phẩm dưỡng da lại với nhau, bên cạnh việc sắp xếp trình tự hợp lý và phối hợp các thành phần của những sản phẩm này thật tốt thì điều bạn cần quan tâm chính là: liệu da bạn có đủ “sức” để hấp thụ dưỡng chất từ những sản phẩm này và các bước layering quá phức tạp hay không?
Có cô nàng nào yêu skincare mà chưa từng nghe nói đến chu trình dưỡng da 10 bước của Hàn Quốc? Tuy nhiên, nhiều chuyên gia da liễu cũng khuyến cáo rằng chu trình dưỡng da 10 bước chỉ thật sự thích hợp với làn da khô của người Hàn mà thôi.
Cũng tương tự như thế, các bước layering càng phức tạp thì chỉ thích hợp với những cô nàng có làn da đủ khoẻ, đủ “sức” để tiếp nhận các dưỡng chất từ một quy trình skincare được layering phức tạp.
Mặt khác, với những cô nàng chỉ mới ở độ tuổi 20 thì các bước dưỡng phức tạp cùng benzoyl peroxide, BHA, tretinoin hay dưỡng ẩm chuyên sâu cùng serum, essence không thật sự cần thiết (ngoại trừ trường hợp da bạn đang gặp các vấn đề như da khô, bị mụn nặng…).
Với bất cứ quy trình dưỡng da nào, bạn gái cũng nên tìm hiểu, nắm rõ trước khi áp dụng lên làn da của mình nhé. Tránh trường hợp da bị phản ứng ngược, gây ra những hậu quả nghiêm trọng hơn. Và quan trọng nhất vẫn là chăm sóc da từ bên trọng với chế độ ăn uống, ngủ nghỉ hợp lý nữa đấy!