Bênh tiểu đường là một trong những loại bệnh phổ biến hiện nay và Việt Nam cũng là một nước nằm trong tình trạn gbaos động về nguy cơ mắc bệnh tiểu đường ở mọi lứa tuổi, nhất là những người già, lớn tuổi.
Vậy, chế độ ăn uống của bệnh tiểu đường như thế nào?
Trước hết mục đích của những người bị bệnh tiểu đường thì việc đưa lượng đường huyết về mứa càng gần bình thường càng tốt, ngăn chặn và làm chậm xuất hiện các biến chứng của đái tháo đường, kiểm soát được huyết áp, ngăn ngừa phòng tránh về bệnh tim mạch, cải thiện tình trạng béo phì hiệu quả.
- Chế độ dinh dưỡng ăn kiêng cho người béo phì.
- Bệnh béo phì và nguy cơ gây hại của bệnh đối với cơ thể.
Giúp người bệnh cảm thấy luôn luôn khỏe mạnh, lạc quan và tuân thủ tốt chế độ ăn. Tuy nhiên không thể có một chế độ ăn áp dụng chung cho mọi người mà cần phải xây dựng một chế độ ăn thích hợp cho từng cá nhân, tùy theo cân nặng, nam nữ, lao động nặng nhẹ, sở thích…
Chế độ ăn của từng người mắc bệnh tiểu đường cụ thể:
-Lượng carbohydrat (chất bột) và chất béo đơn chưa bão hòa (ví dụ: dầu ô liu, dầu hướng dương…) chiếm từ 60%- 70% năng lượng. Nên dùng các loại carbohydrat hấp thu chậm.
-Hạn chế các loại chất béo bão hòa (mở động vật) và các loại chất béo bão hòa (mỡ động vật ) và các loại chất béo đã chế biến (margarin, các loại dầu ăn có nguồn gốc hóa học hay đã qua chiên xào rồi dùng lại).
-Chất đạm chiếm khoảng 15- 20% nhu cầu năng lượng. Nên dùng các loại đạm có nguồn gốc thực vật, các loại dầu, đậu hũ. Đối với đạm động vật thì nên ưu tiên ăn cá.
-Không nên dùng trực tiếp những loại thức ăn có thành phần đường hấp thu nhanh. Khi cần bổ sung chất đường, nên chọn các loại trái cây nhưng lượng trái cây cũng phải vừa đủ, không nên lạm dụng
-Nên ăn theo đúng bữa trong ngày (sáng, trưa, chiều). Không nên ăn nhiều bữa nhỏ hay ăn xế . Tránh việc bỏ bữa, sau đó ăn bù lại làm đường huyết không ổn định.
Nên ăn những loại trái cây:
-Nên ăn những loại trái cây có màu đậm(táo, nho, cam,..) những loại trái cây này thường chứa nhiều vitamin và các khoáng chất cần thiết cho hệ tim mạch.
-Hạn chế ăn đường ngọt, bỏi chúng sẽ khiến bạn tăng mức đường huyết trong cơ thể, tăng triglycerid và giảm HDL- cholesterol ảnh hưởng tới hệ tim mạch.
-Không nên uống nhiều nước ép trái cây mà hãy ăn cả quả bới khi ép lấy nước không, khi đó mất lượng chất xơ có trong trái cây, làm đường- huyết có thể tăng cao.
-Khi đã ăn trái cây thì nên bớt lượng chất bột trong bữa ăn hàng ngày với liều lượng tương đương.
-Tuyệt đối không được ăn trái cây để thay các loại thực phẩm khác.
Mỗi ngày bạn nên chú ý tới từng khẩu phần ăn hàng ngày dành cho người bệnh tiểu đường.
-Tinh bột (cơm, phở, hủ tiếu, bún, mì, bánh mì, ngô, khoai…), thành phần đạm (thịt, cá, tàu hủ,..), Chất béo (dầu ăn, mỡ, bơ, phô mai..), Thành phần xơ (rau các loại): bệnh nhân ăn càng nhiều càng tốt, chú ý nên dùng rau trước các bữa ăn sẽ tốt hơn. Tất cả bạn cần hạn chế ăn một lượng vừa phải, không nên ăn quá nhiều mà bạn cần phải cân bằng lượng chất để bảo vệ sức khỏe mỗi ngày.