Những Lợi Ích Tuyệt Vời Khi Cho Các Bé Ăn Dưa Hấu

Dưa hấu là loại trái cây quen thuộc. Với màu sắc hấp dẫn, dưa hấu cũng rất thu hút trẻ nhỏ chính vì vậy các mẹ có thể dễ dàng cho trẻ làm quen với món ăn này.

Bạn có biết, dưa hấu có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe của trẻ nhỏ. Dưới đây là những lý do vì sao các mẹ nên cho con ăn dưa hấu thường xuyên.

1.Dưa hấu giúp tăng khả năng miễn dịch

Những Lợi Ích Tuyệt Vời Khi Cho Các Bé Ăn Dưa Hấu

Vitamin C có chứa trong dưa hấu giúp tăng khả năng miễn dịch của trẻ giúp bé có đủ sức khỏe để chiến đấu chống lại vi khuẩn gây hại cho cơ thể. Hơn nữa, các hemoglobin trong loại trái cây này sẽ giúp gia tăng tế bào hồng cầu trong máu và hấp thụ sắt tốt hơn.

2.Dưa hấu giúp làm sáng mắt

Những Lợi Ích Tuyệt Vời Khi Cho Các Bé Ăn Dưa Hấu

Vitamin A sẽ giúp cho mắt trẻ luôn sáng khỏe. Ngoài ra chúng còn giúp làn da của bé luôn sáng và mềm mại.

3.Dưa hấu tốt cho sự phát triển của xương khớp

Những Lợi Ích Tuyệt Vời Khi Cho Các Bé Ăn Dưa Hấu

Trong dưa hấu cũng có chứa các loại vitamin và khoáng chất đặc biệt là canxi và mangan, có lợi cho sự phát triển xương khớp. Canxi có vai trò tiết hormone giúp xương chắc khỏe còn magnesium giúp cơ bắp và dây thần kinh phát triển tối ưu.

4.Dưa hấu giúp cung cấp dồi dào lượng vitamin B

Những Lợi Ích Tuyệt Vời Khi Cho Các Bé Ăn Dưa Hấu

Các mẹ nên cho trẻ ăn dưa hấu bởi Vitamin B trong dưa hấu có thể kích thích sản xuất tế bào hồng cầu ở máu, tăng cường hệ miễn dịch khỏe mạnh và tốt cho sự phát triển của hệ thần kinh và não bộ ở trẻ.

5.Dưa hấu giàu chất chống oxy hóa

Những Lợi Ích Tuyệt Vời Khi Cho Các Bé Ăn Dưa Hấu

Trong dưa hấu chín sẽ chứa nhiều hàm lượng lycopene nó là một chất chống oxy hóa tốt cho sức khỏe nhằm ngăn ngừa ung thư, tốt cho tim và giảm thiểu những cơn hen xuất hiện.

Hi vọng với những chia sẻ từ Siêu Thị Làm Đẹp các mẹ sẽ bổ sung được thêm cho thực đơn dinh dưỡng của con 1 loại trái cây bổ dưỡng, chăm sóc tốt hơn cho sức khỏe của các bé nhé!

Vai Trò Của Vitamin D Đối Với Sự Phát Triển Của Trẻ Nhỏ

Vitamin D là thành phần vô cùng quan trong đối với con người đặc biệt là trẻ nhỏ. Vitamin D được tổng hợp từ ánh nắng mặt trời qua các tế bào da, việc làm này cung cấp chủ yếu vitamin D3 cho cơ thể trẻ, giúp chống lại bệnh còi xương.

Để hiểu rõ hơn về vitamin D và vai trò của nó đối với sự phát triển của trẻ nhỏ, Siêu Thị Làm Đẹp sẽ cùng bạn tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết dưới đây nhé!

Vai trò của vitamin D đối với sự phát triển của trẻ

vitamin D

Nhờ tác dụng chuyển hóa các chất vô cơ chủ yếu là canxi và photpho mà vitamin D có vai trò đặc biệt trong quá trình tái tạo xương khớp. Nhờ có vitamin D mà cơ thể hấp thu canxi tốt hơn, tham gia vào quá trình canxi hóa sụn tăng trưởng chính vì vậy mà thành phần này rất cần thiết cho sự phát triển của hệ xương ở trẻ.

Vitamin D còn có vai trò điều hòa nồng độ canxii trong máu luôn hằng định, nếu thiếu hụt vitamin D, ruột không hấp thu đủ canxi và photpho và làm giảm lượng canxi trong máu khiến trẻ bị còi xương, chậm lớn, hạn chế phát triển chiều cao, chậm biết đi và chân bị vòng khiềng…

Cách nhận biết trẻ đang bị còi xương do thiếu hụt vitamin D

tắm nắng cho trẻ

Biểu hiện của việc trẻ còi xương do thiếu hụt vitamin D rất khó nhận biết, thông thường, ở giai đoạn đầu, trẻ thường nôn trớ, quấy khóc, ngủ không yên, thường ra mồ hôi trộn, rụng tóc… nếu không được bổ sung kịp thời, trẻ sẽ có những biểu hiện rõ hơn như:

– Các biến chứng của xương làm giảm chiều cao, thay đổi dáng đi, có thể ảnh hưởng đến chức năng sinh sản của bé gái. Thiếu hụt vitamin D còn khiến hạn chế chức năng hô hấp, làm trẻ bị xanh xao, thiếu máu và rất dễ bị viêm phổi…

– Trẻ bị còi xương do thiếu hụt vitamin D còn có thể làm biến đổi xương lồng ngực, có chuỗi hạt sườn, các xương chi xuất hiện vòng cổ tay, cổ chân. Các cơ của trẻ nhão khiến trẻ chậm biết bò, ngồi, đứng, đi… chính vì vậy cần phát hiện sớm để hạn chế các biến chứng xấu như vẹo cột sống, chân tay cong, chân vòng kiềng, khung chậu hẹp, lồng ngực biến dạng….

– Một trong những biểu hiện của việc thiếu hụt vitamin D còn có thể làm cho xương sọ mềm, đầu thường bị méo hoặc bẹp, thóp rộng, đầu to có bướu trán, chậm mọc răng, men răng xấu…

Làm thế nào để phòng bệnh thiếu vitamin D

vai trò của vitamin D

Như đã nói ở trên, vitamin D được tổng hợp từ ánh nắng mặt trời qua các tế bào da, chính vì vậy chúng ta hoàn toàn có thể bổ sung chúng cho cơ thể 1 cách dễ dàng mà không tốn kém.

Phòng chống thiếu hụt vitamin D từ trong bụng mẹ:

Ngay từ giai đoạn mang thai, các mẹ cũng cần quan tâm đến việc tắm nắng vào buổi sáng để bổ sung canxi cho thai nhi theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa đồng thời bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu canxi như tôm, cua, trứng sữa và các loại hải sản…

Phòngchống thiếu hụt vitamin D cho bé:

– Tắm nắng hàng ngày: mẹ và bé cần tắm nắng thường xuyên ngày từ những tháng đầu tiên. Chỉ cần tắm nắng khoảng 15 đến 20 phút vào buổi sáng từ 6h30 đến 7, để ánh nắng mặt trời chiếu thẳng nên da bé, tắm toàn thân tuy nhiên hạn chế không để ánh nắng mặt trời chiếu thẳng vào mắt bé nhé.

– Ăn uống: nên nuôi con bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu tiên, nếu mẹ thiếu sữa, có thể cho trẻ uống sữa bổ sung, tuyệt đối không ăn dặm trước 4 tháng nhé.

Sau 6 tháng, bạn có thể bắt đầu cho trẻ tập ăn dặm với các loại thực phẩm đa dạng như cua, cá, trứng, sữa, pho mai và rau xanh… Chú ý bữa ăn  luôn có dầu ăn hoặc mỡ để tăng hấp thu vitamin D.

Trên đây là những kiên thức cần thiết về vitamin D mà Siêu Thị Làm Đẹp muốn các mẹ quan tâm để bổ sung cho trẻ 1 cách hợp lý nhất, giúp trẻ phát triển hoàn thiện, khỏe mạnh.

3 Loại Thực Phẩm Bổ Dưỡng Tốt Cho Trẻ Khi Bắt Đầu Ăn Dặm

Bước sang giai đoạn ăn dặn là 1 sự thay đổi lớn đối với cả bé và mẹ. Việc lựa chọn thực phẩm phù hợp, đảm bảo dinh dưỡng và sức khỏe khiến cho không ít bậc phụ huynh cảm thấy hoang mang.

Món ăn nào sẽ tốt nhất cho hệ thống tiêu hóa của bé ngoài sữa mẹ? các chuyện gia dinh dưỡng đã gợi ý cho các mẹ 3 loại rau củ tuyệt vời dưới đây!

Rau mồng tơi

3 Loại Thực Phẩm Bổ Dưỡng Tốt Cho Trẻ Khi Bắt Đầu Ăn Dặm

Khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm, các mẹ có thể lựa chọn rau mồng tơi để nấu cháo cho bé. Nếu sợ rau củ ngoài chợ không an toàn thì các mẹ cũng có thể tự trồng mồng tơi trong 1 vài thùng xốp nhỏ. Mồng tơi rất dễ trồng vậy nên các mẹ hãy nhé.

Rau mồng tơi sạch rất lành, hầu như không gây dị ứng ở trẻ nhỏ. Trong rau mồng tơi còn rất giàu chất sắt, vitamin A, folate và các chất chống oxy hóa chính vì vậy ăn mồng tơi rất có lợi cho da và mắt.

Các mẹ có thể kết hợp với các loại hải sản như cua, cua đồng, nghêu, tôm… để đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ để nấu những món bột ăm dặm ngon miệng cho bé.

Lưu ý: Rau mồng tơi tính mát lạnh lại nhuận tràng, cần tránh cho ăn khi bé bị cảm lạnh, tiêu chảy.

Trái bơ

3 Loại Thực Phẩm Bổ Dưỡng Tốt Cho Trẻ Khi Bắt Đầu Ăn Dặm

Bơ cũng là một trong những loại trái cây lành tính có thể sử dụng cho bé ăn dặm. Bơ có chứa hơn 14 loại vitamin và khoáng chất bao gồm canxi, sắt, đồng, magie, photpho, kali, natri, kẽm mangan và selen. Trái bơ còn là nguồn folate rất quan trọng đối với phụ nữ trong độ tuổi sinh nở, đặc biệt quan trọng đối với bà bầu ở những tuần đầu tiên. Nghiên cứu cho thấy 75% trẻ sơ sinh bị nứt đốt sống là do thiếu folate từ trong bụng mẹ.

Với trẻ mới bắt đầu tập ăn dặm có thể nghiền nát bơ cho trẻ ăn, với những trẻ lớn hơn, có thể cắt thành miếng nhỏ, cho thêm đường để để ăn ngon miệng hơn.

Đu đủ

3 Loại Thực Phẩm Bổ Dưỡng Tốt Cho Trẻ Khi Bắt Đầu Ăn Dặm

Đu đủ chín là loại quả giàu dinh dưỡng, giàu vitamin C (giúp cơ thể hấp thụ sắt), vitamin A và E, chất xơ và axit folic. Các chuyên gia dinh dưỡng thường khuyên phụ huynh cho bé ăn đu đủ ở tháng thứ 7 hoặc khi bắt đầu tập ăn dặm. Để bé có thể nếm thử những hương vị mới, các mẹ có thể kết hợp đu đủ với những loại thực phẩm khác như trái cây, rau, thịt, bột yến mạch, sữa chua, táo, lê, khoai lang…

Trên đây là những loại thực phẩm dinh dưỡng tốt cho trẻ sơ sinh khi ăn dặm mà Siêu Thị Làm Đẹp muốn chia sẻ cùng các bạn. Chúc các mẹ và các bé luôn vui khỏe nhé!

Cách Bổ Sung Rau Củ Đúng Cách Cho Trẻ Ăn Dặm

Bổ sung rau củ, quả cho trẻ khi bước sang tuổi ăn dặm là điều vô cùng quan trọng bởi đây là nguồn bổ sung dưỡng chất và vitamin không thể nào thay thế được. Tuy nhiên việc tập dần cho trẻ thói quen ăn rau củ cũng không phải là điều dễ dàng gì.

Dưới đây là những điều các mẹ cần nhớ khi chế biến và tập cho trẻ ăn dặm với rau củ, hãy cùng tham khảo để chăm sóc tốt hơn cho thiên thần nhỏ của mình nhé.

Nên cho con ăn nhiều loại rau xanh lá

Cách Bổ Sung Rau Củ Đúng Cách Cho Trẻ Ăn Dặm

Các loại rau có lá màu xanh chứa nhiều vitamin hơn các loại củ quả thông thường, chính vì vậy các mẹ nên bổ sung chúng cho trẻ thường xuyên nhất là khi cho trẻ ăn dặm.

Thay đổi các loại rau thường xuyên, đa dạng các loại rau để thay đổi khẩu vị cho trẻ, kết hợp thêm của quả để tạo màu sắc hấp dẫn sẽ khiến trẻ ăn  nhiều hơn.

Bố mẹ cũng cần ăn rau xanh

Bạn sẽ không thể bắt con mình ăn rau xanh nếu chính bạn không là tấm gương cho trẻ. Khi trẻ thấy bạn ăn rau xanh, trẻ sẽ có thêm hứng thú và tự đó ý thức tốt hơn việc nạp những thực phẩm này vào cơ thể mà không phải ép buộc.

Không ép bé ăn quá nhiều

cho trẻ ăn dặm

Bởi vì đây là khoảng thời gian ăn dặm, bé cần có thời gian để thích nghi với các loại thực phẩm đặc biệt là rau củ, chính vì vậy không nên ép bé ăn quá nhiều nếu bé không muốn.

Nếu bạn có ép bé, sẽ khiến bé có cảm giác sợ, biếng ăn và không muốn ăn lại những món ăn đó thêm 1 lần nữa, điều này sẽ rất bất lợi cho bạn đấy nhé.

Trái cây không thay thế được rau củ

Rau xanh có chứa nhiều chất xơ và vitamin C, A, E…  hơn cả các loại củ và trái cây, chính vì vậy đừng bao giờ nghĩ rằng có thể dùng trái cây để thay thế rau củ cho bé khi ăn dặm nhé.

Hãy lựa chọn trái cây như một các bổ sung, kết hơn với rau của và sữa để cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho trẻ.

Không lưu trữ các loại rau đã chế biến quá lâu

rau củ

Với các bé đang trong tuổi ăn dặm, bạn cần đảm bảo thực phẩm luôn tươi, tránh tình trạng bảo quản quá lâu hay chế biến lại quá nhiều lần nhé.

Đặc biệt là với các loại rau củ, nếu lưu trữ quá lâu sẽ sản xuất ra 1 lượng lớn nitrit có khả năng gây ngộ độc, rất nguy hiểm cho trẻ.

Luôn sử dụng nồi nhôm hoặc inox để chế biến rau

Để tránh ngộ độc hay tác động của các kim loại nặng từ dụng cụ làm bếp, bạn nên sử dụng nồi inox hoặc nồi nhôm để chế biến rau củ cho trẻ nhé.

Không nên dùng nồi đồng vì trong rau xanh có chứa 1 lượng axit nhất định có thể phản ứng với kim loại gây ngộ độc.

Chế biến rau củ cho bé thế nào cho đúng

cháo ăn dặm

Cho bé yêu ăn nhiều rau xanh hàng ngày rất tốt cho sức khoẻ của bé. Tuy nhiên bạn đã biết cách chế biến rau củ đúng cách để đảm bảo lượng vitamin có trong rau không bị mất đi? Hãy lắng nghe những lời khuyên dưới đây của các chuyên gia dinh dưỡng.

Một vài lưu ý nhỏ khi chế biến

– Khi nấu chín rau, bạn nên cho rau vào nước đang đun sôi. Nhiệt độ cao sẽ cho phép tạo một lớp đường trên bề mặt nước, lớp đường này bảo vệ vitamin không bị mất đi do bay hơi nước.

– Không nên nấu rau quá nhừ. Rau được ăn khi vẫn còn hơi dai, như vậy là bạn đã bảo vệ được đáng kể lượng vitamin của rau.

– Sử dụng nước rau để làm nước xốt, nước xốt dầu giấm… Chúng chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất hoà tan.

– Khi luộc khoai tây, bạn nên giữ cả vỏ như vây lượng vitamin mất đi sẽ ít hơn.

Trên đây là những bí quyết bổ sung rau củ cho trẻ ăn dặm. Chúc các mẹ thành công và các bé luôn khỏe mạnh nhé!

Mang Thai Nên Ăn Gì Để Con Thông Minh Nhất

Các nhà khoa học cho biết, bên cạnh yếu tố di truyền thì chế độ dinh dưỡng của mẹ trong quá trình mang thai cũng ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển não bộ của bé trong thời kì đầu. Chính vì vậy muốn con thông minh, ngay từ lúc mang thai, các mẹ hãy quan tâm hơn đến thực đơn mỗi ngày nhé!

Dưới đây là 6 loại thực phẩm chứa nhiều dưỡng chất trong đó đặc biệt là omega 3, DHA và EPA… giúp cấu tạo nên màng tế bào, rất cần thiết cho sự phát triển của đôi mắt và não bộ của thai nhi.

1.Súp lơ trắng

Mang Thai Nên Ăn Gì Để Con Thông Minh Nhất

Súp lơ trắng là thực phẩm chống oxy hóa tuyệt vời cho cơ thể. Các chuyên gia cho biết, mỗi bữa ăn súp lơ trắng sẽ cung cấp cho mẹ bầu khoảng 200mg omega3.

Trong súp lơ trắng còn có chứa rất nhiều loại dinh dưỡng như: protein 3,5%; gluxit 4,9%; xenllulo 0,9%, và nhiều khoáng chất, vitamin như: Canxi (26mg%); photpho (51mg%); sắt (1,4mg%); natri (20mg%); kali (349mg%), Betacaroten (40mg%); vitamin B1 (0,11mg%), vitamin C (70mg%) rất có lợi cho sức khỏe của trẻ cũng như mẹ.

2.Bắp cải

Mang Thai Nên Ăn Gì Để Con Thông Minh Nhất

Loại thực phẩm khá thanh đạm này lại rất tốt cho bà bầu và trẻ sơ sinh đấy nhé. Bắp cải có chứa chất xơ, vitamin A, C, đặc biệt là omega 3 rất tốt cho tim mạch và não bộ.

Trong bắp cải còn có chứa nhiều loại khoáng chất giúp các mẹ khỏe mạnh hơn. Vậy nên các mẹ cũng đừng quên bổ sung nó vào thực đơn nhé.

3.Cá tuyết

Mang Thai Nên Ăn Gì Để Con Thông Minh Nhất

100g cá tuyết có tới 300mg omega3 rất tốt cho sự phát triển não bộ của bé. Không những thế, cá tuyết còn có chứa hàm lượng thủy ngân rất thấp vậy nên mẹ bầu cũng không nên bỏ qua nhé!

Tuy nhiên, để an toàn phụ nữ mang thai và sau sinh chỉ nên ăn khoảng 100 – 120g cá tuyết mỗi tuần.

4.Bí ngòi

Mang Thai Nên Ăn Gì Để Con Thông Minh Nhất

Bí ngòi là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, mang lại rất nhiều giá trị dinh dưỡng cao. Bí ngòi chứa khoảng 150mg omega3 trong một bữa. Với bí ngòi, bạn có thể dùng để luộc, hấp, nấu canh, xào tôm hoặc làm xốt cho món mỳ Ý…

5.Đậu phụ

Mang Thai Nên Ăn Gì Để Con Thông Minh Nhất

Đừng xem thường món ăn dân dã này nhé! Trong 100g đậu phụ có thể chứa tới 400mg omega3 đáp ứng 1 phần không nhỏ nhu cầu về omega 3 của cơ thể. Với bà bầu và phụ nữ sau sinh, đậu phụ còn là nguồn protein và canxi tuyệt vời.

6. Hạt bí ngô (bí đỏ)

Mang Thai Nên Ăn Gì Để Con Thông Minh Nhất

Hạt bí ngô có thể là món ăn vặt bổ dưỡng lại ít kalo cho bà bầu. 30g hạt bí có xấp xỉ 100mg omega3, cùng nhiều chất quan trọng khác như kẽm và sắt. Ăn thực phẩm này không chỉ tốt cho sức khỏe của mẹ mà còn rất tốt cho sự phát triển não bộ của bé!

Hi vọng với những chia sẽ hữu ích từ Siêu Thị Làm Đẹp, các mẹ sẽ có được chế độ dinh dưỡng hợp lý, giúp mẹ và bé luôn khỏe mạnh nhé!

Cách Trị Nhiệt Miệng Đơn Giản Khỏi Cần Đến Thuốc

Nhiệt miệng là một tên gọi dân gian của bệnh viêm loét niêm mạc miệng, là bệnh lý thường gặp ở răng miệng. Nguyên nhân bị nhiệt miệng có thể là do chế độ ăn uống thiếu chất, hệ miễn dịch yếu, các vấn đề về tinh thần không tốt,..Khi những người bị nhiệt thường cảm thấy đau rát và khó chịu nơi bị nhiệt. Vậy làm cách nào để trị nhiệt miệng mà không cần dùng đến thuốc, hãy tham khảo một vài cách trị nhiệt miệng từ dân gian sau đây:

Cách Trị Nhiệt Miệng Đơn Giản Khỏi Cần Đến Thuốc

Uống bột sắn dây hàng ngày

Theo Đông Y thì bột sắn là một thảo dược có vị ngọt, mát, tính bình,..có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, làm mát cơ thể nhanh chóng. Vì vậy, bạn nên uống bột sắn dây hàng ngày để giải nhiệt, trị bệnh cho cơ thể. Bên cạnh đó uống nước sắn dây còn giúp bạn trị nhiệt miệng hiệu quả. Vậy nên, bạn hãy đun sôi nước để nguội, cho nước vào cái ly rồi cho 2-3 thìa bột sắn dây vào khuấy đều rồi uống ngày ngày, tùy vào từng mức độ bệnh tình và thể trạng sức khỏe để bạn dễ dàng tăng hoặc giảm liều lượng bột sắn dây, tốt nhất bạn không nên cho thêm đường vào ly nước sắn dây nhé. Mỗi ngày nên uống 2 ly để trị nhiệt miệng nhanh hơn.

Đối với trẻ nhỏ bạn có thể đun nước ở khoảng 70oC rồi cho bột sắn dây vào khuấy chín để đảm bảo sức khỏe và trị nhiệt miệng hiệu quả hơn.

Súc miệng bằng nước cốt dừa

Dừa có vị mát, thanh lọc cơ thể và đồng thời giúp trị nhiệt miệng hiệu quả. Vậy nên bạn có thể sử dụng nước cốt dừa để sức miệng hàng ngày.

Cách Trị Nhiệt Miệng Đơn Giản Khỏi Cần Đến Thuốc

Các làm rất đơn giản: Bạn nghiền nát một vài miếng cùi dừa, sau đó ép lấy nước và dùng để súc miệng khoảng 3 đến 4 lần mỗi ngày. Chỉ sau 3 ngày bạn sẽ thấy giảm đau và vết loét nhiệt miệng cũng giảm hẳn.

Súc miệng bằng nước hạt rau mùi

Để trị nhiệt miệng bạn có thể tham khảo thêm cách sử dụng nước hạt rau mùi súc miệng thường xuyên. Bạn đun sôi ly nước rồi cho hạt rau mùi vào để 3 phút rồi gạn lấy nước dùng để súc miệng. Mỗi ngày dùng để súc miệng từ 3 đến 4 lần.

Nhai lá hung chó

Thêm một cách trị nhiệt miệng mà dân gian thường dùng là nhai lá húng chó. Lá húng cho là một loại thảo dược tốt cho sức khỏe, có thể trị bệnh ho, cảm cho bạn nữa đấy.  Dùng lá húng chó để trị nhiệt miệng bằng cách nhai 5 đến 6 lá rau húng nhấp vài ngụm nước lạnh. Mỗi ngày 5-6 lần.

Cách Trị Nhiệt Miệng Đơn Giản Khỏi Cần Đến Thuốc

Ăn cà chua sống

Ăn cà chua rất tốt cho cơ thể vừa làm đẹp da, vừa giữ dáng và nó còn giúp bạn trị nhiệt miệng nhanh chóng. Để trị nhiệt miệng bạn nên ăn 2 quả cà chua mỗi ngày. Hoặc bạn cũng có thể ngậm nước ép cà chua mỗi ngày khoảng 3 – 4 lần sẽ nhanh chóng chữa được nhiệt miệng.

Ngậm nước khê chua

Khế chua tươi 2 – 3 quả, giã nát, đổ ngập nước và đun sôi một lúc, chờ khi thuốc nguội thì ngậm và nuốt dần, ngậm nhiều lần trong ngày. Khế chua giúp sinh tân dịch nhiều hơn, thanh nhiệt cũng tốt hơn khế ngọt.

Thoa nước ép cây nhọ nồi

Cây nhọ nồi hay còn gọi là cây cỏ mực cũng là loại thảo dược có tác dụng trị nhiệt miệng hiệu quả mà dân gian thường dùng.

Cách Trị Nhiệt Miệng Đơn Giản Khỏi Cần Đến Thuốc

Dùng cỏ mực rửa sạch, chỉ lấy lá, giã nát, ép lấy nước cốt, hòa với ít mật ong. Dùng bông thấm thuốc bôi vào chỗ sưng đau, lở loét. Ngày bôi 2 – 3 lần

Thoa nước ép lá rau ngót

Dùng lá rau ngót rửa sạch, chỉ lấy lá, giã nát, ép lấy nước cốt, hòa với ít mật ong. Dùng bông thấm thuốc bôi vào chỗ sưng đau, lở loét. Ngày bôi 2 – 3 lần. Cách chữa nhiệt miệng này có tác dụng giống như cỏ nhọ nồi (cỏ mực)

Súc miệng bằng nước ép củ cải

Củ cải đem giã củ cải sống khoảng 300g rồi vắt lấy nước hòa thêm một ít nước lọc, súc miệng ngày 3 lần, dùng 2 ngày là khỏi.

Uống nước chè xanh mỗi ngày

Nước chè xanh chứa chất chống oxy hóa có tác dụng giải nhiệt, thanh lọc cơ thể đồng thời có tác dụng bảo vệ các vấn đề về răng miệng.

Cách Trị Nhiệt Miệng Đơn Giản Khỏi Cần Đến Thuốc

Vậy nên những người bị nhiệt và cả khi không bị cũng nên uống 2-3 cốc trà xanh mỗi ngày sẽ rất có lợi cho sức khỏe,  nhiều nghiên cứu khác thì cho rằng dùng hạn chế tối đa 10 tách trà xanh/ ngày tốt cho sức khỏe nếu bạn không bị trà xanh gây mất ngủ..

Uống nước cam/chanh

Vitamin C tự nhiên có tác dụng thúc đẩy hệ thống miễn dịch khỏe mạnh, chống oxy hóa, kháng viêm. Vì vậy, những người bị nhiệt miệng nên bổ sung nước ép cam/chanh mỗi ngày nhé. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, trong nước cam có chứa chất folate, loại vitamin B đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành của các tế bào mới, thúc đẩy quá trình làm lành các vết thương, vết lở loét. Với đặc tính chống viêm có hiệu quả, do đó sẽ rất có ích cho những người bị nhiệt miệng.

Uống nước nhân trần

Mùa hè được khuyên là nên uống nước nhân trần để giải nhiệt, thanh lọc và làm mát cơ thể. Trong y học cổ truyền thì nhân trần là một vị thảo dược có tính hàn, vị hơi đắng có công dụng thanh nhiệt, lợi thấp, lợi mật, được dùng để chữa các chứng hoàng đản, tiểu tiện bất lợi, viêm loét da do phong thấp.

Cách Trị Nhiệt Miệng Đơn Giản Khỏi Cần Đến Thuốc

Nếu mắc chứng da viêm nề và ngứa nhiều, dùng nhân trần 30 g, lá sen 15 g sấy khô, tán bột, mỗi ngày uống 3 g với nước lọc có pha chút mật ong.

Uống nước rau má

Theo nghiên cứu, trong cây rau má có chứa hóa chất Triterpenoids, có tác dụng làm lành  vết thương, vết lở loét rất nhanh, tăng cường chất chống oxy hóa tại vị trí vết thương, vết lở loét. Rau má có khả năng làm lành vết thương và giảm stress, do đó mà nó có tác dụng  tuyệt vời trong việc chữa trị nhiệt miệng. Vì thế, bạn nên uống nước rau má, râu ngô hàng ngày thay nước lọc, uống đủ 1,5-2l/ngày hoặc giã nhuyễn, vắt lấy nước uống mà không cần phải tuân thủ nguyên tắc về số lượng hay thời gian sử dụng.

Ngoài ra, chế độ ăn uống hàng ngày của bạn cũng nên bổ sung thêm các dưỡng chất sau đây để trị nhiệt miệng nhanh chóng và hiệu quả hơn.

Tăng cường thực phẩm chứa nhiều vitamin C, Vitamin A, B2 giúp tái tạo niêm mạc giúp nhanh khỏi nhiệt miệng.

Cách Trị Nhiệt Miệng Đơn Giản Khỏi Cần Đến Thuốc

Không sử dụng nước đá lạnh. Sauk hi ăn xong súc miệng bằng nước muối ấm pha loãng.

Chế độ ăn nên uống nhiều nước giúp thanh nhiệt, bài tiết độc, lương huyết tốt hơn; ăn nhạt, tránh các thực phẩm cay nóng như ớt, tiêu, gừng….Ăn các loại thịt như cá nước ngọt, vịt, ngan…tránh ăn thịt chó, thịt gà,…các loại mắm.

Sử dụng gel bôi nhiệt miệng chứa thành phần Chlorhexidine digluconate có tác dụng trị những vết loét cục bộ trong miệng, nhiễm khuẩn, viêm quanh chân răng, phòng ngừa viêm lợi,…

Trên đây là những cách trị nhiệt miệng mà bạn có thể tham khảo để áp dụng. Những bài thuốc dân gian luôn an toàn và tiết kiệm chi phí.

Những Điều Không Nên Làm Để Tránh Con Ốm Vào Mùa Lạnh

Sự thay đổi của thời tiết rất dễ khiến con em chúng ta bị ốm yếu. Đặc biệt, khi trời chuyển lạnh càng khiến trẻ em dễ bệnh nhất. Tuy nhiên, nguyên nhân chính không chỉ do thời tiết mà do một số việc sai lầm của cha mẹ tưởng chừng đơn giản nhưng lại khiến nhiều gia đình đứng ngồi không yên trước các vấn đề của trẻ em mà không biết lý do tại sao.

Để phòng ngừa bệnh, cha mẹ nên cần lưu ý những điều không nên làm để tránh con ốm vào mùa lạnh nhé!

Ủ ấm cho trẻ quá mức

nhung-dieu-khong-nen-lam-de-tranh-con-om-vao-mua-lanh-1

Vì thời tiết quá lạnh, rất nhiều các bà mẹ ủ ấm cho trẻ một cách quá mức, từng lớp chăn, lớp áo, khăn len được bao bọc thật kỹ. Tuy nhiên, thân nhiệt của trẻ em không giống như những người lớn, chúng có thể toát mồ hôi kể cả trong khi thời tiết rất lạnh. Nếu cha mẹ không sớm nhận thấy điều đó, sức khỏe của trẻ dễ bị cảm lạnh, viêm phổi.

Lời khuyên: Nên sử dụng loại quần áo an toàn, thoải mái nhưng dễ cởi/mặc tùy điều kiện thời tiết. Cần giữ đầu trẻ mát mẻ, không nên ủ quá kín, nên sử dụng mũ vừa phải để tránh gió thổi.

nhung-dieu-khong-nen-lam-de-tranh-con-om-vao-mua-lanh-2

Cần tuân thủ quy tắc 4 ấm:

– Ấm tay

– Ấm lưng

– Ấm bụng

– Ấm bàn chân

Sử dụng máy điều hòa, máy sưởi với tần suất cao

nhung-dieu-khong-nen-lam-de-tranh-con-om-vao-mua-lanh-3

Đóng kín cửa bật máy sưởi thường xuyên khiến căn phòng trở nên ngột ngại, thiếu oxy, làm vi khuẩn sinh sôi.

Lời khuyên: Nên sử dụng máy sưởi trong khoảng thời gian nhất định với nhiệt độ phù hợp là 280C.

Tắm cho trẻ bằng nước quá nóng

nhung-dieu-khong-nen-lam-de-tranh-con-om-vao-mua-lanh-4

Việc vệ sinh cơ thể là điều rất cần thiết cho em nhỏ. Da trẻ rất nhạy cảm nên cha mẹ thấy nước đủ ấm thì trẻ em cảm thấy nóng, rất đễ gây hại cho làn da mỏng manh của trẻ.

Lời khuyên: Nhiệt độ nước thích hợp là từ 330C đến 360C, cha mẹ nên dùng khuỷu/cổ tây để cảm nhận nhiệt độ.

Giữ trẻ trong nhà không cho ra ngoài

nhung-dieu-khong-nen-lam-de-tranh-con-om-vao-mua-lanh-5

Rất nhiều gia đình cũng mắc phải sai lầm này. Trẻ em cần tiếp xúc với thế giới bên ngoài giúp bé tăng cường sức miễn dịch tự tự nhiên.

Lời khuyên: Thời điểm tốt nhất cho trẻ ra ngoài khoảng từ 9h – 10h sáng, thêm khoảng  10 – 15 phút buổi chiều từ 15h – 17h.

Lưu ý: Thời tiết quá lạnh hoặc có mưa phùn thì cũng không nên cho trẻ ra ngoài chơi.

Con cái là của trời cho, là báu vật của cha mẹ nên chắc chắn không cha mẹ nào đều muốn con cái của mình bệnh. Đừng để những điều đáng tiếc xảy đến với con em mình chỉ vì sự thiếu hiểu biết của cha mẹ nhé.

Hãy luôn chăm sóc cho con mình luôn khỏe mạnh dù gặp bất cứ thời tiết nào và đừng quên ủng hộ Siêu Thị Làm Đẹp nhé