Bệnh mề đay là tên gọi của triệu chứng nổi mẩn đỏ, ngứa ngái trên da, là một trong những bệnh lý về da mà ở Việt Nam chúng ta có khoảng 40% dân số đều mắc phải. Ô nhiễm môi trường, thực phẩm hóa chất không đảm bảo vệ sinh, lạm dụng rượu bia, ăn uống thiếu khoa học,..là những nguyên nhân gây nên bệnh mề đay mẩn ngứa này.Vậy làm thế nào để ngăn ngừa tình trạng ngứa ngái khó chịu này. Hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé.
Theo Hiệp hội da liễu Đông y, những bài thuốc, mẹo, kinh nghiệm từ dân gian là cách chữa bệnh mề đay hiệu quả cao. Vậy sao bạn không thử ngay.
Nguyên liệu chuẩn bị:
Chuẩn bị 2 lít nước
Lá cây đinh lăng (cây nhỏ lá) 50 g
Rau ngổ điếc : 50 g
Bông lúa rài (lúa tinh khôn) 6 bông
Cách làm:
Bước 1: Sơ chế các vị thuốc này bằng cách rửa sạch và để ráo nước.
Bước 2: Cho tất cả các nguyên liệu trên vào nồi và đun sôi. Sau khi sôi bạn cho nhỏ lửa lại và dun thêm khoảng 5 phút nữa rồi tắt bếp.
Cách dùng:
Mỗi ngày bạn uống 5-6 lần đối với người lớn, còn trẻ em có thể uống 3 lần để chữa mề đay hiệu quả hơn. Bạn uống với bài thuốc này thì chỉ sau 1 tuần là khỏi ngay. Các nốt nổi mẩn ngứa trên da sẽ biến mất nhanh chóng. (Không nên nấu quá đậm đặc mà nấu loãng dễ uống).
Lưu ý:
Bài thuốc không dùng cho phụ nữ mang thai cho con bú.
Người có tiền sử, tim mạch, huyết áp .
Công dụng của các loại nguyên liệu trên
Cây đinh lăng: Theo y học cổ truyền, rễ đinh lăng có vị ngọt, hơi đắng, tính mát có tác dụng thông huyết mạch, bồi bổ khí huyết, lá có vị đắng, tính mát có tác dụng giải độc thức ăn, chống dị ứng, mẩn ngứa, chữa ho ra máu, kiết lỵ…
Cây rau ngổ: Trong rau ngổ có 92% nước, 2,1% protid, 1,2% glucid, 2,1% cenluloza, 0,8% tro, 0,29% vitamin B, 2,11% vitamin C, 2,11% caroten, có chứa nhiều tinh dầu (0,1%), chủ yếu là limonene, aldehyd perilla, monoterpenoid cetone, và cis-4-caranone, ngoài ra còn có các nhóm hợp chất coumarine và flavonoid có tác dụng kháng viêm và kháng khuẩn.
Theo Đông y, rau ngổ có vị cay, mùi thơm, chơi chát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, trừ viêm, chống sưng, chống dị ứng, mẫn ngứa, chống lão hóa, ngừa ung thư,..Vậy nên, đây là một trog những vị thuốc thảo dược chữa được bách bệnh, bảo vệ sức khỏe cho con người.
Bông lúa rài là bông lúa sau khi cắt ngọn còn gốc này sinh mần và phát triển, cây bông lúa này có hàm lượng dinh dưỡng cao. Khi kết hợp với đinh lăng và rau ngỏ tạo nên một bài thuốc chữa bệnh mề đay, mẩn ngứa cực hiệu quả.
Ngoài bài thuốc trên bạn có thế tham khảo thêm những mẹo dân gian dưới đây:
Lá khế trị mề đay
Theo Đông y, lá khế có vị chát, tính lạnh có tác dụng tán nhiệt độc, giải độc, lợi tiểu tiện trị chứng lở ngứa, mề đay, rôm sẩy do phong nhiệt, huyết nhiệt gây ra. Để giảm ngứa và làm lặn các nốt nổi đầy trên da, bạn chỉ cần lấy một nắm khế tươi bỏ vào chảo rang cho héo lá. Căn sao cho lá khế ở nhiệt độ nóng vừa phải, không nên nóng quá sẽ gây bỏng da, rồi chà trực tiếp lên vùng ngứa. Lặp lại vài lần cho tới khi khỏi hẳn thì thôi.
Bên cạnh đó bạn cũng nên lấy lá khế đun lên để uống hàng ngày. Bạn rửa sạch một nắm lá khế cho vào ấm đổ khoảng 500ml nước vào đun sôi, để nguội rồi uống thay nước giúp bạn điều trị mề đay, mẩn ngứa nhanh và hiệu quả hơn.
Đinh lăng
Theo y học cổ truyền, rễ đinh lăng có vị ngọt, hơi đắng, tính mát có tác dụng thông huyết mạch, bồi bổ khí huyết, lá có vị đắng, tính mát có tác dụng giải độc thức ăn, chống dị ứng, chữa ho ra máu, kiết lỵ…Để chữa bệnh mề đay, mẩn ngứa bạn sắc nước để uống hàng ngày.
Cách làm như sau: Dùng rễ phơi khô, mỗi lần từ 1- 4 g, dùng thân, rễ, lá, cành mỗi lần từ 30-50 g, cho vào ấm rồi đổ nước vào đun sôi và uống hàng ngày nhé. Ngoài việc uống thì bạn có thể dùng đinh lăng để ngâm rượu uống cũng là một cách có lợi cho sức khỏe.
Đu đủ nấu giấm trị mề đay
Với bài thuốc này bạn chỉ cần chuẩn bị: Đu đủ 100g, gừng tươi 6g, giấm gạo 100ml, lưu ý nên chọn đu đủ đã già nhưng chưa chín, vẫn còn độ giòn.
Cách thực hiện rất đơn giản, đu đủ và gừng tươi thái thành những miếng nhỏ, bỏ giấm, gừng và đu đủ vào 1 cái nồi nhỏ đun nhỏ lửa. Nấu khi nào giấm cạn hết thì bắc ra.
Gừng nấu đường thẻ trị mề đay
Bạn cần chuẩn bị 1/2 chén giấm, 100gr đường thẻ và 50gr gừng tươi. Sau đó đem rửa sạch gừng, thái thành sợi rồi bỏ vào nồi đất đổ giấm và đường thể vào, cho thêm một chút nước với lượng vừa đủ nấu chín. Đun nhỏ lửa, canh chừng còn khoảng 1/2 chén nước thì bắc ra gạn bỏ bã lấy nước để dùng. Sử dụng liên tục cho đến khi khỏi hẳn các dấu hiệu bệnh.
Uống nước tía tô
Cách làm rất đơn giản, bạn chỉ cần lấy khoảng 50g lá tía tô rửa sạch, cắt nhỏ, cho vào cối giã, vắt nước cốt uống, còn bã thì xát vào chỗ da bị nổi mẩn đỏ. Uống nước này tránh ra gió, tránh dầm nước sẽ mau khỏi.
Sắc uống kinh giới
Lá kinh giới có vị cay, tính ấm, vào kinh phế và can của kinh giới có tác dụng tán hàn giải biểu, thúc nọc sởi, chống kinh giật, cầm máu nên mang lại hiệu quả tốt để điều trị những triệu chứng sẩn ngứa, nổi mề đay, phát ban… mà tình trạng dị ứng mang lại.
Với loại thảo dược này bạn có thể dùng: kinh giới 16g, ngân hoa 12g, cỏ mần trầu 20g, lá đinh lăng 20g, chi tử 10g. Sắc uống ngày 1 thang cho tới khi lành bệnh. Hoặc bạn có thể mua thảo dược này dạng siro chiết xuất sẵn được bán tại các hiệu thuốc.
Trên đây là những mẹo chữa bệnh mề đay từ dân gian rất hiệu quả mà lại đảm bảo an toàn. Ngoài ra, để chăm sóc tốt cho sức khỏe của mình bạn nên có chế độ dinh dưỡng hợp lý kết hợp với Hạt Chia trong mỗi bữa ăn vừa bổ sung dinh dưỡng vừa ngăn ngừa được các bệnh lý trong cơ thể, nhất là những người già, trẻ em hay phụ nữ đang mang thai.