Có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn tới tình trạng nhiệt miệng như: nóng trong người, cơ thể bị thiếu hụt dưỡng chất, virut hoặc vi khuẩn tấn công..v..v.. Tình trạng nhiệt miệng kéo dài gây đau nhức, khó khăn trong việc ăn uống chính vì vậy phòng tránh và chữa trị nhiệt miệng được rất nhiều người quan tâm. Trong Đông Y, có rất nhiều bài thuốc đơn giản giúp bạn chữa trị vấn đề vô cùng hiệu quả, hãy cùng tham khảo để bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình nhé!
- Nguy Hại Cho Sức Khỏe Do Bổ Sung Vitamin Không Đúng Cách
- Cách Bổ Sung Vitamin Cho Trẻ 1 Cách Hợp Lý Nhất
- Những Thực Phẩm Giúp Bổ Sung Vitamin A Tốt Nhất
Chữa nhiệt miệng bằng lá rau ngót
Rau ngót là thực phẩm có vị ngọt, tính mát giúp tiêu độc, giải nhiệt, theo đông y, các thành phần của rau ngót như lá, rễ đều có tác dụng mát huyết, hoạt huyết, lợi tiểu, giúp điều trị nhiệt miệng hiệu quả.
Lấy 1 nắm lá rau ngót rửa sạch sau đó giã lấy nước cốt, thêm chút mật ong rồi bôi vào chỗ viêm do nhiệt miệng, lở loét. Mỗi ngày bôi 2 đến 3 lần sẽ có tác dụng hiệu quả.
Chữa nhiệt miệng bằng nước cam, chanh
Một trong những nguyên nhân khiến cơ thể bị mệt mỏi, dễ mắc bệnh và nhiệt miệng đó chính là thiếu hụt vitamin C. Bổ sung thành phần này đầy đủ không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng mà còn giúp giải nhiệt cho cơ thể, giảm tình trạng nhiệt miệng.
Mỗi ngày uống 1 ly cam vắt hoặc 1 ly nước chanh sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng nhiệt miệng hiệu quả.
Chữa nhiệt miệng với nước mía
Nước mía có vị ngọt, tính mát cũng là một trong những bài thuốc hay giúp bạn thanh nhiệt, nhuận táo, giáng khí…
Nước mía được dùng trong các trường hợp ho khan, ít đờm, miệng khô rát, lưỡi đỏ, nôn ọe nhiều lần, ngộ độc rượu…
Lưu ý: khi đang bị nhiệt và viêm họng, bạn nên hạn chế uống nước mía với đá nhé.
Chữa nhiệt miệng với cà chua
Cà chua là thực phẩm quen thuộc, không chỉ giúp làm đẹp da, đây còn là vị thuốc hay được dân gian áp dụng để chữa nhiệt miệng hiệu quả.
Cà chua có vị chua hơi ngọt, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc hiệu quả. Để chữa nhiệt miệng, bạn nên nhai cà chua sống hoặc ngậm nước ép cà chua mỗi ngày khoảng 3 – 4 lần mỗi ngày sẽ có tác dụng hiệu quả nhất.
Chữa nhiệt miệng bằng mật ong
Mật ong là bài thuốc tuyệt vời giúp chúng ta chữa nhiều bệnh trong đó có nhiệt miệng.
Trong mật ong nguyên chất có chứa hoạt chất kháng viêm, chống khuẩn giúp ứng chế và tiêu diệt nhiều loại nấm và vi khuẩn gây bệnh.
Bạn có thể uống nước chanh ấm pha mật ong hoặc dùng bông tâm thấm mật ong nguyên chất bôi vào chỗ loét sẽ cho thấy hiệu quả bất ngờ đấy nhé.
Xúc miệng thường xuyên giúp chữa nhiệt miệng
Không chỉ do nóng trong người mà khi bị các loại vi rút và vi khuẩn tấn công cũng có thể gây ra tình trạng nhiệt miệng chính vì vậy chúng ta phải vệ sinh răng miệng sạch sẽ, súc miệng thường xuyên.
Ngoài việc dùng nước muối bạn cũng có thể súc miệng luân phiên bằng nước nóng và nước lạnh hoặc chườm đá lên vết sưng để giúp chúng giảm đi hiệu quả.
Súc miệng đều đặn sẽ là cách đơn giản để giúp bạn ngăn ngừa nhiệt miệng.
Chữa nhiệt miệng bằng uống nước khế chua
Bên cạnh dùng chanh với cam, bạn cũng có thể dùng khế chua để chữa nhiệt miệng hiệu quả.
Khế tươi lấy khoảng 2 – 3 quả sau đó giã nát, đổ ngập nước sôi và đun sôi 1 lúc, chờ cho nước nguội thì ngậm và nuốt dần. Áp dụng cách làm này trong vài ngày bạn sẽ thấy được hiệu quả bất ngờ.
Cách phòng tránh bệnh nhiệt miệng
– Tránh sử dụng các loại thực phẩm cay, nóng
– Hạn chế sử dụng rượu bia và các chất kích thích
– Bổ sung các loại vitamin như vitamin C, B1, protein…
– Uống nhiều nước để thanh lọc và giải nhiệt cho cơ thể…
– Vệ sinh răng miệng thường xuyên, sử dụng nước muối sát khuẩn để làm sạch khoang miệng mỗi ngày.
Chúc bạn luôn khỏe mạnh với những kiến thức chăm sóc sức khỏe từ Siêu Thị Làm Đẹp nhé!