Sởi là bệnh truyền nhiễm phổ biến có thể gặp ở nhiều lứa tuổi đặc biệt là với những người có sức đề kháng yếu. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời bệnh có thể biến chứng trầm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe đặc biệt là với sức khỏe trẻ em. Để phòng ngừa bệnh và bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình, chúng tôi xin cung cấp đến bạn thông tin về nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng ngừa và chữa trị bệnh sởi dưới đây.
Triệu chứng bệnh sởi
Một vài triệu chứng của bệnh sởi khá giống với sốt phát ban chính vì thế nếu bạn không nắm vững kiến thức y học thì sẽ khó xác định được cách điều trị phù hợp.
Khi cơ thể tiếp xúc với virut siêu vi sởi, virus siêu vi sẽ ủ bệnh, lây lan trong cơ thể bạn một thời gian, sau khoảng nửa tháng các triệu chứng dưới đây sẽ dần xuất hiện:
Sốt nhẹ đến nặng.
Ho khan, không có đờm.
Chảy nước mũi.
Mắt đỏ.
Đau đầu.
Đau cổ họng.
Có thể nổi hạch.
Không chịu được ánh sáng và sức nóng.
Trên cơ thể bắt đầu nổi lên những nốt nhỏ xíu màu hồng nhạt, đây là dấu hiệu khá đặc trưng của bệnh sởi. Dần dần, những mảng đỏ nổi lên trên khắp cơ thể theo hướng từ trên xuống dưới: Từ mặt, tai, theo đường tóc, tay, xuống ngực, lưng, đùi, bàn chân.
Những đốm đỏ nổi lên khiến bạn cảm tấy ngứa, khó chịu, nóng ran toàn thân.
Khoảng 7-10 sau những vết đỏ này sẽ lặn dần, vết nào xuất hiện trước sẽ lặn trước và không để lại sẹo trên cơ thể người bệnh.
Nguyên nhân gây bệnh sởi
Thông thường bệnh sởi chỉ xuất hiện 1 lần trong đời mỗi người chính vì thế trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ sẽ dễ mắc bệnh nhất bởi hệ miễn dịch của trẻ còn yếu. Đối với các bé dưới 6 tháng tuổi vì có hệ miễn dịch từ sữa mẹ nên khả năng mắc bệnh rất thấp, còn người lớn khi đã bị bệnh từ bé thì lớn lên thường không mắc phải căn bệnh này nữa.
Bệnh sởi hình thành do virus siêu vi sởi nằm ở mũi và họng của người bệnh, chính vì thế nó rất dễ lây lan từ người này qua người khác bằng hai cách:
+ Cách 1: Khi người bệnh nói chuyện, hắt hơi, ho,… thì virus gây bệnh sẽ theo ra ngoài không khí bằng những giọt nước nhỏ xíu, người khác vô tình hít vào sẽ bị lây nhiễm.
+ Cách 2: Những giọt nước đó bị vương vào đồ đạc xung quanh, chỉ cần bạn sờ vào những đồ đạc ấy và đưa tay lên mũi, miệng thì bạn cũng sẽ bị lây bệnh.
Nếu chưa được tiêm phòng thì trên 90% người tiếp xúc với người bệnh sẽ có nguy cơ lây nhiễm. Nguy cơ này sẽ cao hơn với những người có sức đề kháng yếu.
Khi virus siêu vi sởi vào cơ thể bệnh nhân, chúng thường mọc vào trong những tế bào đằng sau cổ họng và phổi. Sau đó bệnh sẽ lan khắp cơ thể kể cả hệ hô hấp và da và nhanh chóng lây truyền sang những bệnh nhân khác. Chính vì thế bệnh sởi rất dễ biến thành dịch trong một thời gian ngắn.
Cách phòng điều trị bệnh sởi:
Bệnh sởi rất dễ lây lan, chính vì thế cần cách ly người bệnh với những người xung quanh đặc biết là trẻ nhỏ.
Để phòng bệnh 1 cách hiệu quả phụ huynh cần cho cho trẻ đi tiêm chủng phòng bệnh sởi hai mũi theo chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia lúc trẻ được 9 tháng tuổi và lúc 18 tháng tuổi. Mũi tiêm này chỉ chứa vắcxin sởi.
Ngoài ra, hiện nay cũng có các vắcxin phối hợp với sởi (chích một mũi phòng được ba bệnh là sởi, quai bị và rubella).
Một vài bài thuốc dân gian dưới đây cũng giúp phòng tránh bệnh sởi:
Giai đoạn khởi phát
Trong giai đoạn này, bênh nhi thường có biểu hiện phát sốt, sợ lạnh, tắc mũi, chảy nước mũi,, hắt hơi, mắt đỏ, chảy nước mắt. Lúc này cần thúc sởi mọc, tán phong, thanh nhiệt. Bạn có thể dùng một trong các bài thuốc sau:
– Hạt lá tía tô 30 g; sắn dây 25 g; kinh giới, mạch môn mỗi thứ 20 g; cam thảo 5 g. Tất cả sấy khô, tán bột mịn đóng gói 3 g. Trẻ em một tuổi uống ngày hai gói, 3 tuổi uống ngày 4 gói, 5 tuổi uống ngày 6 gói: Hãm thuốc với nước sôi lọc trong hoặc uống cả bã. Thuốc chỉ dùng trong 3 ngày, chỉ uống giai đoạn đầu, khi sởi đã mọc đều hoặc trẻ bị tiêu chảy không nên uống.
-Dùng hạt mùi, tán nhỏ hòa với 2/3 chén rượu trắng, phun vào chăn hoặc quần áo của trẻ, cho trẻ trùm chăn hoặc mặc quần áo có phun rượu hạt mùi 1-2 giờ, sởi sẽ mọc.
-Củ sắn dây một miếng to bằng hai bao diêm (gọt vỏ thái mỏng), cánh bèo cái lấy độ năm cây (vặt bỏ rễ), kinh giới 10 ngọn (khô hoặc tươi, nếu có hoa càng tốt). Cả ba thứ trên cho vào với nửa bát nước, đun sôi kỹ, gạn ra còn âm ấm cho uống rồi đắp chăn cho kín gió. Đây là liều lượng thuốc của các cháu 1-3 tuổi. Nếu trẻ lớn hơn thì tăng số lượng lên gấp hai; nếu dưới một tuổi thì chỉ cho uống một nửa số lượng trên. Mỗi ngày sắc một thang cho uống. Uống hai ngày liền, sởi mọc ra đều thì thôi.
Giai đoạn sởi toàn phát
-Trong giai đoạn này, trẻ thường có triệu chứng đau họng, nốt sởi xuất hiện từ phía sau tai, chân tóc, vùng cổ rồi lan dần ra toàn thân. Lúc này cần phải tuyên phế, thấu chẩn, giải độc, thanh nhiệt, lương huyết, hoạt huyết và dưỡng âm.
-Lấy 5-6 lá cây hoa nhài, hoặc lấy một cái nấm hương, cho vào một chén nước, đun sôi kỹ, để gần nguội cho uống. Trong khi mới lên sởi một hai ngày đầu, nếu trẻ có tiêu chảy mỗi ngày 3-4 lần cũng không ngại, khi sởi mọc sẽ bớt tiêu chảy. Sởi mọc được hai, ba ngày mà các cháu ho nhiều, có khi ho khản cả tiếng thì nên lấy độ 10 lá diếp cá hoặc độ 20 lá cúc mốc, rửa sạch bằng nước muối, giã nhừ, vắt lấy nước cốt cho uống từng thìa nhỏ, uống dần dần.
-Nếu sốt cao, khát nước, phiền táo, mắt đỏ nhiều dử, khí bế, suyễn khái dùng qua lâu nhân 6g, bối mẫu 6g, sa sâm 6g, sinh thạch cao 10g, bạch mao căn 9g, tỳ bà diệp 6g, hạnh nhân 3g, tri mẫu 6g, hoàng cầm 6g, lô căn 9g. Sắc cho trẻ uống chia 2-3 lần.
Giai đoạn sởi bay
Trong giai đoạn này, triệu chứng thường là nốt sởi hơi mờ mờ, người hơi sốt, họng khô, ho ít. Biện pháp điều trị là dưỡng âm, sinh tân, thanh giải tà độc còn sót lại.
Sau 3-4 ngày, sởi đã bay thì nên cho trẻ ăn các thứ dễ tiêu như: cháo đường, canh rau ngót nấu cá trê, hoặc cá rô. Không nên cho ăn nhiều thịt. Nếu ăn thịt, chỉ nên cho ăn thịt nạc, không nên cho ăn quá no. Nấu nước lá thơm gồm lá sả, lá kinh giới, lá mùi già để lau cho sạch, không phải xông.