Những Loại Bệnh Trẻ Em Dễ Mắc Phải Khi Chuyển Mùa

Giờ đây những loại bệnh như sởi, quai bị, Rubella,..đã bùng nổ và lây lan trên diện rộng và thường gặp nhất là ở trẻ em. Vì vậy để phòng tránh cho con trẻ lây lan, truyền nhiễm các bậc phụ huynh phải có cách chăm sóc và theo dõi tình trạng sức khỏe cho con cái thường xuyên và chuyển ngay đến cơ sở y tế gần nhất để chữa trị kịp thời.

Sởi, Quai bị và Rubella là ba loại bệnh gây ra bởi siêu vi trùng và rất dễ lây lan. Trẻ có thể bị mắc bệnh khi tiếp xúc với dịch tiết bắn ra từ người bệnh lúc người bệnh ho, hắt hơi, nhảy mũi. Với ba loại bệnh này, hầu hết trẻ khi mắc bệnh đều hồi phục hoàn toàn sau một thời gian ngắn. Tuy vậy, ở những trẻ có sức đề kháng kém, trẻ bị suy dinh dưỡng, trẻ bị suy giảm miễn dịch bẩm sinh hoặc mắc phải, bệnh xảy ra có thể diễn tiến nặng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

nhung-loai-benh-tre-em-de-mac-phai-khi-chuyen-mua

Mức độ gây nguy hiểm và khả năng lây nhiễm cao

Thực tế, nhiều người còn thiếu hiểu biết và rất chủ quan với căn bệnh này nên dẫn tới những trường hợp bệnh nặng, thậm chí tử vong đáng tiếc. Điển hình gần nhất là trường hợp một bé trai hơn 2 tuổi trong tình trạng toàn thân nổi ban đỏ, sốt cao và bé rất mệt mỏi. Mẹ bé cho biết bé bị bệnh sởi, vì gia đình sợ bé ra gió sẽ nặng thêm nên lúc nào cũng ủ kín bé. Sau khi được tư vấn gia đình mới hiểu do chăm sóc sai nên bé mới bị nặng thêm.

Hiện nay sởi, quai bị và rubella là những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đối với trẻ em vì khả năng lây nhiễm khá cao trong cộng đồng và có khả năng tạo thành dịch lớn. Khi nhiễm bệnh thì sẽ có nhiều tác động bất lợi trên sức khỏe trẻ. Nguy hiểm nhất là những biến chứng các bệnh này để lại như viêm não, viêm phổi, viêm tinh hoàn ở trẻ nam, viêm buồng trứng ở bé gái, viêm khớp hoặc hội chứng rubella bẩm sinh làm trẻ sinh ra bị rất nhiều dị tật trên cơ thể như điếc, mù, bệnh tim bẩm sinh và kém phát triển. Ngoài ra, sởi được xem là nguyên nhân phổ biến gây tử vong cho trẻ em, quai bị có thể gây vô sinh ở nam giới.

Dấu hiệu để nhận biết về bệnh

Hầu hết khi trẻ mắc bệnh sởi, quai bị và rubella có triệu chứng giống nhau như sốt, ho, đau nhức. Bệnh sởi sẽ xuất hiện ban dạng sẩn đầu tiên là ở sau tai sau đó lan đến mặt rồi lan dần xuống bụng và toàn thân. Sau khi hết sẽ để lại vết thâm trên da. Nổi ban dày và màu nhạt hơn ban sởi là bệnh rubella, bên cạnh đó kèm theo tình trạng sưng hạch, đau khớp. Quai bị thường bị sưng tuyến mang tai, gây đau nhức khi nhai và sưng tinh hoàn.

nhung-loai-benh-tre-em-de-mac-phai-khi-chuyen-mua

Riêng đối với trẻ có hội chứng rubella bẩm sinh thường có những dấu hiệu như đục thủy tinh thể và giảm thính giác nhưng chỉ có thể nhận thấy từ 2 – 4 năm sau.

Cách điều trị và phòng ngừa cho bệnh trẻ em

Khi trẻ nhiễm bệnh có dấu hiệu sốt trên 38,50C nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt. Nếu trẻ ho có thể cho uống thuốc giảm ho. Về chế độ ăn uống, phải đầy đủ chất dinh dưỡng, ăn thức ăn lỏng, mềm và có thể chia nhỏ khẩu phần ăn làm nhiều lần trong ngày giúp trẻ dễ tiêu hóa. Nên cho trẻ uống thêm nhiều nước đặc biệt là các loại nước ép trái cây giàu vitamin C. Hạn chế cho trẻ vận động thể lực mạnh như chạy nhảy, đùa giỡn. Ngoài ra, phải giữ vệ sinh tốt cho trẻ để tránh nhiễm thêm vi trùng, tuyệt đối không nên ủ kín hoặc kiêng tắm khi trẻ bị sởi bởi sẽ làm cho tình trạng bệnh thêm trầm trọng. Bên cạnh đó cần chú trọng việc vệ sinh nhà cửa và môi trường chung quanh, giữ gìn phòng ốc thông thoáng, sạch sẽ và cách ly trẻ lành với người bệnh.

Cách phòng ngừa bệnh sởi, quai bị và rubella cho trẻ hiệu quả nhất là tiêm ngừa vắc-xin phòng bệnh. Hiện nay đã có vắc-xin 3 trong 1 (một mũi tiêm chứa cả 3 thành phần sởi, quai bị và rubella) giúp phòng ngừa các bệnh này. Trẻ từ 12 – 15 tháng tuổi có thể tiêm ngừa để phòng tránh hiệu quả các bệnh này.

Chế độ chăm sóc và ăn uống chăm sóc sức khỏe dinh dưỡng cho trẻ khi trẻ mắc bệnh sởi
Khi bị sởi, quai bị, rubella trẻ thường lười ăn, cha mẹ nên nấu các loại cháo, soup, thức ăn dễ tiêu, cho trẻ ăn nhiều bữa trong ngày. Hơn nữa, có nhiều trường hợp nốt sởi mọc ngay trong đường ruột, nếu cho trẻ ăn thức ăn cứng thì rất nguy hiểm, thậm chí gây chảy máu đường tiêu hóa. Các thực phẩm nên dùng đó là trứng, sữa, thị bò, thị gà… các loại rau xanh, nhất là cần đảm bảo cho trẻ uống đủ nước, các loại trái cây đu đủ, cam, bưởi… các loại chè giải nhiệt như chè đỗ đen, đỗ xanh, hạt sen…
nhung-loai-benh-tre-em-de-mac-phai-khi-chuyen-mua

Còn một số hoa quả như dưa hấu, xoài là những hoa quả nóng không nên ăn vì khi trẻ bị sởi thể trạng rất nóng nên các mẹ cần hạn chế cho con ăn.
Một số các loại gia vị cay nóng như ớt, hạt tiêu, quế, hành tây, tỏi, cà ri, rau thì là… là thực phẩm có tác dụng trợ nhiệt, động huyết, gây ra những phản ứng bất lợi cho người bệnh, các mẹ không nên cho ăn.

Hạn chế các thức ăn chứa nhiều chất béo, thức ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, đồ nướng, bánh kem, chocolate… Đây là những thức ăn rất dễ sinh đàm nhiệt, thấp nhiệt, động hỏa, cũng không có lợi cho người bệnh sởi.

Ngoài ra một số thực phẩm đậu nành, đậu tương có hàm lượng đạm cao không nên cho trẻ ăn trong giai đoạn bị sởi.

Bên cạnh đó, bệnh sởi còn gây biến chứng viêm đường tiêu hóa (trẻ thường bị đi ngoài sống phân, tiêu chảy) nên các mẹ cũng hạn chế cho con ăn các đồ chua, tanh.

Đối với trẻ đang trong thời kỳ bú mẹ cần cho trẻ bú thường xuyên để có thêm sức đề kháng trong giai đoạn 9 tháng đầu đời. Tuy nhiên, những trẻ có mẹ chưa mắc sởi hoặc chưa tiêm phòng sởi thì không có miễn dịch sởi tự nhiên này. Lúc đó, cha mẹ cần nâng cao sức đề kháng cho trẻ bằng chế độ dinh dưỡng đầy đủ, cho bú mẹ đến 6 tháng tuổi, bổ sung Vitamin A, sắt theo hướng dẫn của cán bộ y tế…

Trước khi ăn và sau khi ăn cha mẹ cần phải rửa tay sạch sẽ cho trẻ để tránh bị nhiễm khuẩn.

Bổ sung thức ăn giàu vitamin và protein: Bệnh trẻ em bị sởi sức đề kháng kém nên cần ăn những nhóm thức ăn giúp tăng cường đề kháng như vitamin A, C, D (vitamin A có nhiều trong cà rốt, cà chua, đu đủ và rau màu xanh sậm, vitamin C có nhiều trong trái cây họ cam chanh, vitamin D có nhiều trong các chế phẩm từ sữa).

nhung-loai-benh-tre-em-de-mac-phai-khi-chuyen-mua

Ngoài ra, có một điều rất quan trọng không phải ai cũng biết. Cơ thể bệnh nhi sởi bị virus tấn công làm tổn thương nên muốn hồi phục cần phải tái tạo mô.

Protein đóng vai trò thiết yếu trong quá trình tái tạo mô của trẻ. Vì vậy phụ huynh hãy từ bỏ suy nghĩ bắt trẻ ăn kiêng. Thay vào đó cho trẻ ăn thật nhiều các chất bổ sung đạm như thịt, cá, trứng sữa.

Một thực phẩm có hàm lượng protein rất cao, tương đương với trứng và sữa có thể dùng thay thế qua lại, bổ sung thêm cho bữa ăn của trẻ đó chính là đậu nành. Ngoài việc giúp bổ sung tốt protein cho cơ thể, đậu nành cũng còn có hiệu quả trong cả việc phòng ngừa ung thư, tốt cho da.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.