Chúng ta đều biết da dầu thường gặp phải rất nhiều rắc rối như mụn trứng cá, mụn đầu đen cũng như nám và tàn nhang cũng khó chữa trị hơn. Lượng dầu thường tiết ra nhiều nhất ở vùng cánh mũi làm cho gương mặt chúng ta trở nên xấu xí hơn. Vậy đâu là cách khắc phục mũi bóng dầu hiệu quả nhất nhé! Dưới đây là một vài phương án để bạn tham khảo nhé!
- Bí Quyết Làm Đẹp Cho Cô Dâu Trước Ngày Cưới
- Chăm Sóc Những Vùng Da Thường Bị Bỏ Quên
- 25 Dấu Hiệu Chứng Tỏ Bạn Già Hơn 30 tuổi
Tìm hiểu nguyên nhân
Phần chữ T trên khuôn mặt luôn là khu vực đổ dầu nhiều nhất. Các nhà mày sản xuất dầu dưới da cũng hoạt động rất mạnh khi da bạn còn trẻ (dưới 30 tuổi). thêm vào đó là không khí nóng ẩm cùng chế độ ăn nhiều chế phẩm phải xử lý qua dầu, mỡ hoặc các loại hạt nhiều dầu như hạt vừng, hạt lạc…đều dẫn tới hiện tượng đổ dầu nhiều, đặc biệt là ở khu vực mũi.
Thêm vào đó, việc làm sạch không đúng cách cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến bạn luôn phải sở hữu chiếc mũi bóng loáng đầu dầu. Dầu ở mũi kết hợp với bụi bẩn sau một ngày dài tích tụ lại trên da sẽ là nguyên nhân gây ra mụn đầu đen.
Bạn đừng vội vàng sử dụng các loại kem trị mụn khi mụn mới hình thành nhé, thay vào đó hay dùng đến những nguyên liệu đơn giản như tỏi mật ong, …
Bước làm sạch
Trước hết để phòng ngừa được chiếc mũi bóng dầu, bạn nên lưu tâm trong việc làm sạch da. Rửa mặt quá sạch hoặc rửa qua loa đều là nguyên nhân dẫn tới việc da đổ dầu. Ví dụ, nếu bạn rửa mặt quá sạch, da sẽ mất lớp dầu tự nhiên khiến các nhà máy sản xuất dầu dưới da phải tăng cường hoạt động để cung cấp lại phần dầu bị khuyết thiếu. Điều này dẫn tới da bị dầu hơn. Và nếu bạn rửa mặt không sạch, lớp dầu bẩn kết hợp cùng bụi cũng sẽ khiến khuôn mặt bạn trở thành cơn ác mộng.
Chọn sửa rửa mặt cũng là một bước quan trọng, chúng ta muốn làm sách lượng dầu trên da nhưng cũng nên cẩn thẩn với các chất tẩy trong sản phẩm chăm sóc da để tránh gây tổn thương.
Tuy nhiên, tin vui cho bạn đó là vùng da mũi khá dầy nên bạn có thể sử dụng những phương pháp trị liệu mạnh tay hơn so với những vùng da khác trên khuôn mặt.
Hãy lưu ý, phải luôn rửa mặt ngay sau khi về nhà. Sự thông thoáng luôn cần thiết và là điều kiện quan trọng nhất để phòng ngừa mũi bóng dầu. Khi rửa mặt nên chọn loại sữa rửa mặt dịu nhẹ, không chứa dầu để làm sạch. Sau khi rửa, bạn dùng khăn thấm nước nóng ấm đắp lên mũi để làm lỗ chân lông nở ra. Có thể dùng dụng cụ nặn mụn để lấy sạch mụn nhỏ dưới ra. Sau đó dùng nước ấm rửa lại, hạ dần nhiệt độ nước rồi cuối cùng là rửa lại bằng nước mát.
Mỗi tuần hai lần, bạn cũng nên nhớ tẩy da chết cho riêng vùng mũi và toàn mặt. Cách làm này sẽ hạn chế hiện tượng mụn ẩn và mụn li ti do lỗ chân lông bị chất bẩn bít kín.
Chăm sóc khu vực mũi
Hãy tạm xa rời các loại kem dưỡng chứa chất hóa học và kem dưỡng chứa quá nhiều dầu.
Trên thực tế bạn vẫn có thể dùng dầu thiên nhiên để dưỡng da nhưng chỉ nên lưu lại trên da tối đa là 20 phút rồi phải dùng sữa rửa mặt để làm sạch ngay. Việc cung cấp “dầu sạch” cho da khá có ích vì nó sẽ khiến da đủ lượng dầu cần thiết và không phải sản xuất thêm dầu.
Các loại hoa trái thiên nhiên có chứa acid nhẹ cũng sẽ giúp giảm dầu trên da. Chẳng hạn như bạn có thể dùng chanh. Nước chanh pha loãng rất có lợi cho việc tạm biệt chiếc mũi bóng dầu.
Bạn pha loãng chanh với nước theo tỉ lệ 1:10. Cho nước này vào tủ lạnh để đông thành đá. Sau khi rửa mặt sạch theo cách trên, dùng loại đá này mát xa mũi hoặc đắp lên mũi tới khi đá tan và để như thế qua đêm. Bạn cứ tiến hành cách này mỗi ngày một lần nếu tình trạng mũi bóng dầu quá nặng. Với các trường hợp nhẹ hơn thì một tuần 3 lần hoặc ít hơn nữa. Sau từ nửa tháng đến một tháng kiên trì thì bạn sẽ thấy ngay kết quả.
Giấm (dấm) táo cũng giúp giảm hiện tượng đổ dầu ở khu vực mũi. Bạn thấm đẫm nước sạch vào một miếng bông cotton. Sau đó nhỏ vài giọt giấm (dấm) táo vào rồi đắp lên khu vực chữ T khoảng 15 phút rồi rửa lại với nước.