Vitamin D là thành phần vô cùng quan trong đối với con người đặc biệt là trẻ nhỏ. Vitamin D được tổng hợp từ ánh nắng mặt trời qua các tế bào da, việc làm này cung cấp chủ yếu vitamin D3 cho cơ thể trẻ, giúp chống lại bệnh còi xương.
- 5 Món Ăn Giúp Chữa Bệnh Còi Xương Ở Trẻ
- Cách Bổ Sung Vitamin Cho Trẻ 1 Cách Hợp Lý Nhất
- Những Thực Phẩm Giúp Bổ Sung Vitamin A Tốt Nhất
Để hiểu rõ hơn về vitamin D và vai trò của nó đối với sự phát triển của trẻ nhỏ, Siêu Thị Làm Đẹp sẽ cùng bạn tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết dưới đây nhé!
Vai trò của vitamin D đối với sự phát triển của trẻ
Nhờ tác dụng chuyển hóa các chất vô cơ chủ yếu là canxi và photpho mà vitamin D có vai trò đặc biệt trong quá trình tái tạo xương khớp. Nhờ có vitamin D mà cơ thể hấp thu canxi tốt hơn, tham gia vào quá trình canxi hóa sụn tăng trưởng chính vì vậy mà thành phần này rất cần thiết cho sự phát triển của hệ xương ở trẻ.
Vitamin D còn có vai trò điều hòa nồng độ canxii trong máu luôn hằng định, nếu thiếu hụt vitamin D, ruột không hấp thu đủ canxi và photpho và làm giảm lượng canxi trong máu khiến trẻ bị còi xương, chậm lớn, hạn chế phát triển chiều cao, chậm biết đi và chân bị vòng khiềng…
Cách nhận biết trẻ đang bị còi xương do thiếu hụt vitamin D
Biểu hiện của việc trẻ còi xương do thiếu hụt vitamin D rất khó nhận biết, thông thường, ở giai đoạn đầu, trẻ thường nôn trớ, quấy khóc, ngủ không yên, thường ra mồ hôi trộn, rụng tóc… nếu không được bổ sung kịp thời, trẻ sẽ có những biểu hiện rõ hơn như:
– Các biến chứng của xương làm giảm chiều cao, thay đổi dáng đi, có thể ảnh hưởng đến chức năng sinh sản của bé gái. Thiếu hụt vitamin D còn khiến hạn chế chức năng hô hấp, làm trẻ bị xanh xao, thiếu máu và rất dễ bị viêm phổi…
– Trẻ bị còi xương do thiếu hụt vitamin D còn có thể làm biến đổi xương lồng ngực, có chuỗi hạt sườn, các xương chi xuất hiện vòng cổ tay, cổ chân. Các cơ của trẻ nhão khiến trẻ chậm biết bò, ngồi, đứng, đi… chính vì vậy cần phát hiện sớm để hạn chế các biến chứng xấu như vẹo cột sống, chân tay cong, chân vòng kiềng, khung chậu hẹp, lồng ngực biến dạng….
– Một trong những biểu hiện của việc thiếu hụt vitamin D còn có thể làm cho xương sọ mềm, đầu thường bị méo hoặc bẹp, thóp rộng, đầu to có bướu trán, chậm mọc răng, men răng xấu…
Làm thế nào để phòng bệnh thiếu vitamin D
Như đã nói ở trên, vitamin D được tổng hợp từ ánh nắng mặt trời qua các tế bào da, chính vì vậy chúng ta hoàn toàn có thể bổ sung chúng cho cơ thể 1 cách dễ dàng mà không tốn kém.
Phòng chống thiếu hụt vitamin D từ trong bụng mẹ:
Ngay từ giai đoạn mang thai, các mẹ cũng cần quan tâm đến việc tắm nắng vào buổi sáng để bổ sung canxi cho thai nhi theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa đồng thời bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu canxi như tôm, cua, trứng sữa và các loại hải sản…
Phòngchống thiếu hụt vitamin D cho bé:
– Tắm nắng hàng ngày: mẹ và bé cần tắm nắng thường xuyên ngày từ những tháng đầu tiên. Chỉ cần tắm nắng khoảng 15 đến 20 phút vào buổi sáng từ 6h30 đến 7, để ánh nắng mặt trời chiếu thẳng nên da bé, tắm toàn thân tuy nhiên hạn chế không để ánh nắng mặt trời chiếu thẳng vào mắt bé nhé.
– Ăn uống: nên nuôi con bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu tiên, nếu mẹ thiếu sữa, có thể cho trẻ uống sữa bổ sung, tuyệt đối không ăn dặm trước 4 tháng nhé.
Sau 6 tháng, bạn có thể bắt đầu cho trẻ tập ăn dặm với các loại thực phẩm đa dạng như cua, cá, trứng, sữa, pho mai và rau xanh… Chú ý bữa ăn luôn có dầu ăn hoặc mỡ để tăng hấp thu vitamin D.
Trên đây là những kiên thức cần thiết về vitamin D mà Siêu Thị Làm Đẹp muốn các mẹ quan tâm để bổ sung cho trẻ 1 cách hợp lý nhất, giúp trẻ phát triển hoàn thiện, khỏe mạnh.