Nhân Sâm là 1 trong 4 loại dược liệu quý trong Đông Y giúp tăng cường sức khỏe và chữa trị nhiều bệnh tật. Hầu hết chúng ta khi chọn mua Nhân Sâm đều chỉ quan tâm đến công dụng của nó mà không biết được các thành phần dược tính bên trong đó là gì.
Với bài viết dưới đây, Siêu Thị Làm Đẹp sẽ mang đến cho bạn những thông tin bổ ích về thành phần chính trong Nhân Sâm để bạn có thể hiểu rõ hơn về loại dược liệu này và biết sử dụng chúng hợp lý nhất.
Những thành phần hóa học có trong Nhân Sâm?
– Trong Nhân Sâm Hàn Quốc có chứa hàm lượng lớn ginsenoside (saponin nhân sâm). Saponin của nhân sâm có cấu trúc hóa học hoàn toàn khác với các loại thảo mộc thông thường, chúng được gọi là “ginsenosides” để dễ phân biệt.
– Nhân sâm Hàn Quốc chứa 34 loại saponin khác nhau, bao gồm thành phần hoạt tính chữa bệnh chủ yếu (các saponin) và các thành phần hoạt tính đa dạng khác như hợp chất fenolic, hợp chất polyacetylene, polysaccharides, protein và chuỗi acid amin, tất cả tương tác để cùng kiểm soát các chức năng sinh lý cơ thể nhằm đưa cơ thể trở lại trạng thái hoạt động bình thường.
– Thành phần Saponin gồm các ginsenosides: Ginsenosides Ro, Re, Rg1, Rg2, Rg3, Rh1, Rh2, Ra1, Ra2,… các thành phần này có tác dụng chống viêm gan, giải độc, kiểm soát tập kết các tiểu cầu, làm giảm đường huyết, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, làm giảm đau liên quan đến tế bào thần kinh não và tăng cường sinh lý…
Trong đó, thành phần Rh2, Rg3 giúp ngăn ngừa sự phát triển của các khối u, ngăn ngừa bệnh ung thư.
– Các thành phần Malnonyl Rb1, Rb2, Rc, Rd giúp chống lão hóa, kéo dài tuổi thanh xuân. Đây chính là lý do vì sao ngày nay có rất nhiều loại mỹ phẩm chống lão hóa và làm đẹp da có thành phần chiết xuất từ nhân sâm Hàn Quốc.
– Ngoài các thành phần ginsenosides, Malnonyl, Nhân Sâm chứa 7 hợp chất polyacetylen, 17 axit béo (axit palnitic, axit stearic, oleic, ) trong đó có đủ 8 loại axit cần thiết cho cơ thể và 20 nguyên tố hóa học Fe, Mn, Co, Se, K. Các thành phần khác là glucid, tinh dầu… cung cấp đầy đủ những vi chất cần thiết cho cơ thể.
Thành phần hóa học trong các loại nhân sâm có giống nhau?
Các loại nhân sâm khác nhau thì thành phần hóa học của chúng cũng khác nhau chính vì thế công dụng chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe của chúng cũng khác nhau. Nhân Sâm càng nhiều tuổi càng chứa nhiều nhiều ginsenosides. Những củ sâm này thường phải trên 6 năm tuổi, được trồng trên vùng đất đầy đủ chất dinh dưỡng, khí hầu thích hợp và thu hoạch đúng thời điểm. Thời điểm tốt nhất là vào tháng 11, tháng giữa mùa thu và mùa đông để Nhân Sâm hấp thụ đầy đủ dưỡng chất.
Những củ Sâm được thu hoạch quá sớm sẽ có chất lượng thấp hơn, hiệu quả không cao, chúng thường được dùng để chế biến các món ăn.
Hi vọng những thông tin từ Siêu Thị Làm Đẹp sẽ mang đến cho bạn những kiến thức bổ ích giúp chăm sóc tốt hơn cho sức khỏe của bản thân và gia đình nhé.