Việc chăm sóc trẻ sơ sinh trong những tuần đầu tiên là một điều cực kỳ quan trọng vì nó ảnh hưởng rất lớn đến cơ thể của trẻ không chỉ bây giờ mà còn cả về sau này. Nếu bạn chăm sóc tốt cho trẻ thì cơ thể bé sẽ khoẻ mạnh và phát triển tốt hơn về cả thể chất, tâm hồn và trí não của trẻ.
- 10 Cách Chữa Đau Bụng Kinh Hiệu Quả Nhất Cho Chị Em Phụ Nữ
- 10 Loại Thực Phẩm Các Mẹ Cần Tránh Khi Mang Thai
- Tiền Mãn Kinh Và Cách Khắc Phục Rối Loạn Tiền Mãn Kinh
Bạn luôn mong muốn con mình được khoẻ mạnh, khôn lớn và phát triển trí não thật tốt nhưng chưa có kinh nghiệm trong việc chăm sóc trẻ sơ sinh lần đầu tiên. Những điều bạn học được từ sách vở và từ người than nay sẽ được đưa vào áp dụng thực tế, việc chăm sóc trẻ se rất cực nhọc nhưng sẽ có rất nhiều cảm xúc mới cho bạn.
Trong tuần đầu tiên sẽ có rất nhiều điều ở trẻ sơ sinh mà bạn cần phải lưu tâm để chăm sóc cho trẻ một cách thật tốt. Đối với các bà mẹ khi sinh em bé ra xong sẽ cảm thấy rất nhẹ nhõm và hạnh phúc bởi sự tĩnh lặng. Họ sẽ cảm thấy mình rất phi thường vì vừa mới tạo ra được một sinh linh bé bỏng sau khi trỉa qua nhiều khó khăn.
Tuỳ theo bệnh viện mà bạn sẽ được gặp em bé của mình theo cách nào, có nơi các y bác sĩ đặt em bé lên ngực bạn vì họ cho rằng bé sẽ cảm nhận được cảm giác an toàn, ấp áp và là nơi trú ngụ đầu tiên khi bé chào đời.
Bạn sẽ cảm nhận được những tiếng khóc non yếu của bé con sau khi chào đời rồi bác sĩ sẽ quấn khăn giữ ấm cho trẻ. Hoặc cũng có nơi sẽ bế em bé ra chào mẹ sau khi đã được lau sạch máu, đờm và nhớt.
Chú ý đến những thay đổi của bé trong tuần đầu tiên
Khi mới chào đời cơ thể bé sẽ có rất nhiều thay đổi về thể chất: Khi ra khỏi bụng mẹ bé không còn phải chịu áp lực trong một nơi khó chịu, bé tự phải thở những hơi thở đầu tiên, khi oxy và máu lưu thong sẽ làm cho chất lỏng trong cổ họng bé được đẩy ra ngoài.
Khi mới chào đời cơ thể của bé có màu xanh do máu chưa lưu thông đều nhưng sau đó bé sẽ chuyển sang hồng hào vì máu đã được lưu thông đều hơn.
Bạn không nên quá lo lắng nếu thấy mặt và mí mắt bé có dấu hiệu sưng vì hiện tượng này sẽ nhanh chóng bị mất đi trong vài ngày sau đó. Và một số vết thâm tím (do dụng cụ lấy thai gây ra) cũng sẽ nhanh chóng bị tan biến mất.
Rốn của trẻ sẽ khô dần và từ từ rụng trong 7 – 10 ngày sau đó. Bé con của bạn sẽ có một số vết bớt được hình thành khi sinh hoặc phát triển sau này và nó là hoàn toàn bình thường.
Trong tuần đầu tiên em bé của bạn sẽ sẽ cần đến thời gian để tập thích nghi với cuộc sống mới và môi trường mới bên ngoài. Lúc này bé rất cần sự quan tâm, ân cần và êm ái từ sự âu yếm của người mẹ và gia đình. Hãy tìm hiểu và cho bé những điều bé cần.
Bạn cần phải chuẩn bị tinh thần về việc ăn uống và ngủ tuỳ thích vì bạn cần có thời gian chăm sóc cho bé và thời gian đó phụ thuộc vào thời gian của bé. Bạn sẽ rất khó để được ngủ ngon giấc vào mỗi đêm nhất là tuần đầu sau khi từ bệnh viện về nhà.
Việc trẻ sẽ bị giảm cân trong những ngày đầu tiên là điều hoàn toàn bình thường của một trẻ sơ sinh vì trong giai đoạn này những chất lỏng từ cơ thể của bé được đẩy ra ngoài vì vậy sẽ làm giảm cân của trẻ. Cân nặng của trẻ sẽ bình thường trở lại từ sau 1 – 2 tuần. Nếu sau 1 – 2 tuần mà trẻ vẫn tiếp tụ bị giảm cân thì bạn cần phải đưa trẻ đến ngay bệnh viện để kiểm tra dinh dưỡng.
Bú mẹ
Bạn có thể bắt đầu cho bé bú trong vòng vài giờ sau khi sinh, hầu hết các trẻ sơ sinh được cho bú từ khoảng 2 – 4 giờ đồng hồ và sẽ được cung cáp từ 8 – 12 bữa ăn trong ngày. Em bé sẽ tự đánh thức bạn khi em bé muốn ăn. Nhưng có những trẻ bạn cần phải chủ động ân cần và động viên cho trẻ ăn đó là những bé bị sinh non và vàng da.
Tiêm phòng
Khi bé chào đời, việc tiêm 1 hoặc 2 mũi vào bắp đùi của mình ngay sau khi sinh vài giờ là vô cùng quan trọng:
Vitamin K – mũi tiêm này có tác dụng giúp ngăn ngừa rối loạn chảy máu gây ra bởi sự thiếu hụt vitamin K (bệnh xuất huyết của trẻ sơ sinh), chủng ngừa viêm gan B – đây là chủng ngừa vô cùng quan trọng cho bé.
Giao tiếp với bé
Bé sẽ nhận ra giọng nói của bạn vì nó đã quen thuộc trong suốt khoảng thời gian vừa qua. Bạn hãy giao tiếp, trò chuyện với bé bằng giọng nói, ánh mắt, nụ cười và cử chỉ của bạn. Những điêu đó sẽ được bé tiếp thu và ghi nhận, bé sẽ nhanh chóng hiểu được ngôn ngữ cơ thể và tăng khả năng tiếp thu nhanh hơn.
Hiện tượng mà bé sơ sinh hay gặp phải
Bé sơ sinh rất thường hay bị giật mình vì vậy bạn phải tập làm quen với điều này, bé có thể bị giật mình ngay cả khi đang nằm trong phòng yên tĩnh hoặc có tiếng ồn.
Hiện tượng dính mắt cũng gặp phải rất nhiều ở trẻ sơ sinh và nguyên nhân chính là do ống dẫn nước mắt của bé chưa hoạt động hoàn chỉnh. Điều bạn cần làm cho trẻ trong trường hợp này đó là massage nhẹ nhàng làm sạch mắt cho bé. Điều tốt nhất là hãy đem bé đến bác sĩ để khám
Trẻ sơ sinh có thể bị phát ban, thường là không nghiêm trọng. Nhưng nếu em bé của bạn gặp hiện tượng này, cách tốt nhất là bạn hãy đưa bé tới bệnh viện kiểm tra.
Chăm sóc người mẹ
Người mẹ phải thật khoẻ mạnh thì em bé mới khoẻ mạnh được. Vì vậy việc tự chăm sóc cho bản than mình đặc biệt trong tuần đầu tiên là rất cần thiết. Điều này có nghĩa là bạn cần phải cố gắng ngủ khi bé cũng đang ngủ và điều này sẽ giúp bạn thích nghi được với thời gian sinh hoạt của bé. Nếu có người thân hãy nhờ người thân chăm sóc bé khi bạn quá mệt. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên những bà mẹ mới sinh uống thật nhiều nước và thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh, đủ dưỡng chất để có sữa cho con bú và phục hồi sức khoẻ sau khi sinh.