Bệnh Sởi Ở Trẻ Em Cách Điều Trị Và Phòng Tránh

Bệnh sởi cách điều trị và phòng tránh – Theo dân gian, bệnh sởi còn được gọi là bệnh đau ban đỏ. Tác nhân gây bệnh sởi thuộc nhóm RNA giống Mobilli vi-rút của họ Paramyxoviridae Influenzae. Người là nguồn bệnh chủ yếu nhưng có thể gặp ở khỉ. Không có trung gian truyền bệnh, không có vi rút tiềm ẩn lây truyền, chỉ có 1 type huyết thanh, và thuốc chủng ngừa có hiệu quả. Đường lây truyền chủ yếu là đường hô hấp như: nước bọt , hắt hơi, sổ mũi hoặc do hít phải mầm bệnh từ môi trường bên ngoài của bệnh (do mầm bệnh có thể tồn tại ngoài môi trường hơn một giờ). Sởi là bệnh truyền nhiễm có tính lây truyền cao nhất và tính miễn dịch quần thể trong nhân dân cần phải đạt tới  94% mới có thể cắt đứt được sự lây truyền của bệnh trong cộng đồng.

Bệnh sởi thường gặp ở trẻ em và là bệnh lành tính. Tuy nhiên, nếu không kịp thời phát hiện và chăm sóc đúng cách, trẻ có thể bị biến chứng dẫn đến tử vong. Bênh sởi thường gặp nhất vào mùa xuân, khi nhiệt độ và độ ẩm không khí cao, vi khuẩn dễ sinh sôi và phát triển. Bệnh này có tốc độ lan rất nhanh, khoảng 90% số trẻ tiếp xúc với người mắc sởi sẽ bị lây bệnh. Những trẻ có nguy cơ mắc sởi cao là các bé có thể trạng yếu, trẻ sinh non, không được tiêm phòng vắc – xin phòng ngừa đầy đủ. Người lớn cũng có thể bị sởi nếu cơ thể không đủ miễn dịch với bệnh.

benh-soi-o-tre-em-cach-dieu-tri-va-phong-tranh

 Các dấu hiệu và triệu chứng

Dấu hiệu đầu tiên của bệnh sởi thường là sốt cao 39.5 đến 40 độ C, co giật bắt đầu từ 10- 12 ngày sau khi tiếp xúc với vi rút, và kéo dài từ 4 – 7 ngày.

“Viêm long”(có triệu chứng giống như cảm cúm ): Chảy nước mũi, ho, mắt đỏ và chảy nước mắt, sợ ánh sáng, giác mạc và mi mắt có thể bị sưng phù và các đốm trắng nhỏ bên trong má có thể là dấu hiệu bệnh ở giai đoạn đầu. Sau vài ngày, xuất hiện phát ban, thường là trên mặt và cổ. Có thể gây viêm thanh quản co rút, nếu có triệu chứng viêm long ở đường tiêu hóa sẽ gây tiêu chảy

Trong khoảng ba ngày, phát ban lan rộng, cuối cùng đến tay và chân. Phát ban kéo dài 5-6 ngày, và sau đó bay dần. Tính trung bình, phát ban xuất hiện sau 14 ngày sau khi tiếp xúc với vi rút (trong phạm vi từ 7 đến 18 ngày).

Khám họng trong giai đoạn này có thể thấy những chấm trắng nhỏ khoảng1mm mọc trên nền niêm mạc má viêm đỏ,có vị trí ngay với răng hàm thứ nhất, đó là dấu “Koplik” rất có giá trị để giúp chẩn đoán khi phát ban. Thời gian tồn tại của dấu hiệu này khoảng 12 đến 18 giờ.

Diễn tiến bệnh nặng có thể xảy ra ở trẻ nhỏ được nuôi dưỡng kém, đặc biệt là những người thiếu vitamin A hoặc hệ miễn dịch yếu do nhiễm HIV/AIDS hoặc những bệnh khác.

benh-soi-o-tre-em-cach-dieu-tri-va-phong-tranh

Các biến chứng của bệnh sởi

Bệnh sởi có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm trong hoặc sau khi mắc bệnh sởi.

1.       Viêm phổi:Thường là do bội nhiễm vi trùng khác như: phế cầu, liên cầu, tụ cầu Hemophilus Influenzae.

2.       Lao: Sời làm tăng nguy cơ trầm trọng bệnh lao tiềm ẩn và làm gia tăng mức độ lao sơ nhiễm.

3.       Viêm tai giữa: Sốt cao, quấy khóc, chảy mủ 1 hoặc 2 bên tai.

4.       Viêm thanh quản: Có thể kèm cơn khó thở về đêm, ho hen, khàn giọng, nếu nặng có thể khó thở thanh quản.

5.       Viêm não tủy (0,1 – 0,2%): Có thể xảy ra sớm hơn 2 tuần với triệu chứng sốt cao, nôn ói, nhức đầu, lơ mơ, co giật.

6.        Xuất huyết giảm tiểu cầu: Thường xảy ra từ ngày 3 đến ngày 5

7.        Một số chứng bệnh khác:

•         Viêm kết mạc mắt, dẫn đến loét giác mạc do thiếu Vitamin A dẫn đến mù.

•         Viêm cơ tim

•         Viêm loét niêm mạc má, miệng (dân giang còn gọi là cam tẩu mã)

•         Viêm hạch mạc trên ruột, gây đau bụng

•         Viêm gan: gây vàng da, tăng men gan (chủ yếu gặp ở người lớn)

•         Viêm vỉ cầu thận cấp

Chăm sóc và điều trị

Chủ yếu là điều trị nâng đỡ, hiện nay chưa có phương pháp điều trị kháng vi rút đặc hiệu cho bệnh sởi.. Nên cho trẻ nghỉ ngơi, tránh tiếp xúc với ánh sáng mạnh trong giai đoạn sợ ánh sáng nên cho trẻ ăn chế độ giàu chất dinh dưỡng và dễ tiêu hóa, giữ gìn vệ sinh răng miệng.

benh-soi-o-tre-em-cach-dieu-tri-va-phong-tranh

Có thể phòng tránh một số biến chứng nghiêm trọng của bệnh sởi thông qua chăm sóc tốt, đảm bảo đủ dinh dưỡng, uống đủ nước, và điều trị mất nước với dung dịch bù nước và điện giải. Dung dịch này nhằm bù nước và các yếu tố thiết yếu khác đã bị mất do tiêu chảy hoặc nôn. Các thuốc kháng sinh cũng được kê để điều trị đau mắt, nhiễm trùng tai và viêm phổi.

Tất cả trẻ được chẩn đoán bị sởi nên được uống bổ sung 2 liều vitamin A, cách nhau 24 giờ. Cụ thể, Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo bổ sung vitamin A cho tất cả trẻ em được chẩn đoán với bệnh sởi với liều lượng theo độ tuổi như sau:

• Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng: 50.000 IU/ngày, dùng 2 liều cách nhau 24 giờ

• Tuổi 6-11 tháng: 100.000 IU/ngày, dùng 2 liều cách nhau 24 giờ

• Trẻ trên 1 tuổi: 200.000 IU ngày, dùng 2 liều cách nhau 24 giờ

• Trẻ em có dấu hiệu lâm sàng thiếu vitamin A: 2 liều đầu tiên theo tuổi, từ 2 đến 4 tuần sau đó bổ sung thêm liều thứ 3 theo tuổi

Cách này nhằm phục hồi nồng độ vitamin A thấp khi mắc sởi, xuất hiện ở cả những trẻ được chăm sóc dinh dưỡng tốt và có thể dự phòng tổn thương mắt và mù. Bổ sung vitamin A cho thấy giảm 50% số ca tử vong do sởi.

Cách chăm sóc trẻ khi bị sởi

– Thường xuyên rửa mặt, lau miệng cho bé, thay ga, đệm, quần áo để đảm bảo giữ vệ sinh. Lau người cho trẻ hàng ngày bằng khăn sạch, mềm.

benh-soi-o-tre-em-cach-dieu-tri-va-phong-tranh

– Kiêng gió, kiêng bẩn, cách ly trẻ, cho trẻ ở phòng thoáng, sáng, tránh gió lùa.

– Không nên cho trẻ ăn các loại thức ăn chứa protein gây dị ứng như kiêng dùng các loại thủy sản, cá rô, cá chép, cá hoa vàng, cua, tôm càng, tôm nõn, cá diếc, sò, nghêu, các loại thịt dê, thịt chó, thịt gà, vịt, ngựa, lừa, các loại côn trùng như chấu chấu, kén nhộng, các loại rau kích thích như ớt, rau thơm, các thứ gia vị thơm cay như hoa hồi, bột hạt cải…Trẻ em đang bị bệnh sởi thì không nên dùng các loại gia vị cay nóng như ớt, hạt tiêu, quế, hành tây, tỏi, cà ri, rau thì là… Những thực phẩm này có tác dụng trợ nhiệt, động huyết, gây ra những phản ứng bất lợi cho trẻ.

– Trong giai đoạn bị bệnh sởi, nên ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu hoá và uống nhiều nước hoa quả. Cho trẻ ăn nhiều rau chân vịt, cải trắng, cà rốt, củ cải, táo, lê, đào… sẽ cung cấp năng lượng cho trẻ, giúp trẻ nhanh chóng phục hồi sức khoẻ.

– Khi bị sởi, trẻ rất dễ bị mất nước do nôn, tiêu chảy và đi tiểu nhiều, vì vậy cần phải được bù nước bằng cách cho trẻ uống nhiều nước, khoảng 6 -8 cốc nước/ngày để giảm thiểu tình trạng mất nước của cơ thể. Không nên uống các loại nước kích thích, có ga.

– Nhỏ thuốc mũi hoặc mắt cho trẻ bằng nước muối sinh lý hoặc thuốc nhỏ mắt mũi chuyên dùng khoảng 3, 4 lần/ngày.

– Nếu trẻ không bị biến chứng thì tuyệt đối không dùng kháng sinh, chỉ nên dùng B1, vitamin C liều cao. Nếu trẻ bị biến chứng khi liên tục bị sốt thì nên hạ nhiệt theo chỉ định của bác sĩ và đưa trẻ đến bệnh viện uy tín để theo dõi và điều trị.

Khi trẻ bị sởi, bạn nên dùng các thực phẩm như: củ năng, đậu hũ, cháo đậu đỏ, cháo đậu xanh, cháo cà rốt, bắp cải, cải bó xôi, mía lau, nấm hương, củ cải đường, hoa hiên (hoa kim châm), bí đỏ, bông cải xanh, bí đao, rau dền đỏ, dưa hấu, dưa chuột, lê, giấm gạo, cá chép, cá da trơn (cá ba sa, sa ba, cá bông lau), cá hồi, cá trích, thịt heo nạc, nho, trà xanh, rong biển, cà chua, cà rốt, chuối, táo, lê, đậu xanh, hạt sen, hạt mè, hạt ý dĩ…

Cách phòng tránh cho trẻ

soi_2

– Dùng khăn hoặc tay che miệng khi ho, hắt hơi.

– Rửa tay trước khi ăn và trước khi chế biến thức ăn cho trẻ.

– Vệ sinh môi trường: Tẩy trùng sàn nhà, đồ chơi trẻ em, dụng cụ, vật dụng của trẻ

– Chích ngừa sởi: Trẻ được chích ngừa Vaccine sống giảm độc liệu 1 lần, thường vào tháng thứ 9 (theo lịch chương trình tiêu chảy Quốc gia). Do miễn dịch bảo vệ của vaccine chỉ đạt được 90%) và với sự giảm miễn dịch dần theo thời gian, nên chích ngừa mũi thứ 2 cho trẻ < 10 tuổi. Hiện tại đã có loại Vaccine phối hợp 3 bệnh: Sởi, Quai bị và Rulella (MMR hay Trimovax).

Bệnh Viêm Gan B Nguyên Nhân, Điều Trị

Bệnh viêm gan B hiện đang rất phổ biến trong cuộc sống hiện đại ngày nay và bệnh này chia làm nhiều loại như: cấp, mãn và thể kéo dài. Tuy mỗi dạng viêm gan B có đặc trưng khác nhau nhưng đều có một số triệu trứng sau:
Đa số các bệnh nhân bị mắc bệnh viêm gan B đều có cảm giác người mệt mỏi, biếng ăn, lười đi lại. Những triệu chứng này tồn tại ở đa số các bệnh viêm gan B và ở những mức độ khác nhau. Nhưng cũng có một số những bệnh nhân viêm gan virus B chỉ có triệu chứng duy nhất đó là người mỏi mệt. Một số biểu hiệu của bệnh nhân viêm gan B đó là hệ tiêu hoá kém đi và nước tiểu vàng ở một số người mắc bệnh viêm gan B.

Người Việt Nam bị mắc bệnh viêm gan B đa số là do việc ăn uống không được đảm bảo vệ sinh an toàn và lối sống thiếu lành mạnh.

bệnh viêm gan b nguyên nhân và cách điều trị

Bệnh viêm gan B ảnh hưởng như thế nào?

Có rất nhiều người tuy đã bị mắc bệnh viêm gan B mãn tính nhưng lại không có triệu chứng gì khác thường và vẫn sinh haotj như người bình thường. Nhưng lại có một số người bị tổn thương gan nặng do bệnh viêm gan B vì hõ đã mắc bệnh lâu năm. Có khoảng ¼ người mắc bệnh viêm gan B có thể bị tổn thương gan nghiêm trọng. Trong đa số các trường hợp nghiêm trọng thì bệnh viêm gan B có thể gây suy gan thậm chí là ung thư gan.

Như chúng ta đã biết

Viêm gan B là căn bệnh viêm nhiễm và lây truyền do máu, điều này có nghĩa là trong cơ thể người bệnh thì máu và chất dịch có chứa siêu vi gây bệnh. Nếu máu hoặc chất dịch của cơ thể người nhiễm viêm gan B xâm nhập vào cơ thể của 1 người khác qua vết cắt hoặc chỗ hở sẽ có nguy cơ cao lây nhiễm viêm gan B.

HBV là virus viêm gan B sống rất da thậm chí còn có thể sống trong cả máu khô nhiều ngày liên tục. Vì vậy bạn sẽ rất dễ bị lây nhiễm HBV nếu sinh hoạt tình dục mà không có biện pháp bảo vệ với người đã nhiễm bệnh hoặc để máu và chất dịch có chứa HBV tiếp xúc với cơ thể hoặc vết thương hở. Những em bé sinh ra đã có mẹ bị mắc bệnh rất dễ có nguy cơ mắc bệnh vì em bé phải tiếp xúc trực tiếp với chất dịch cơ thể của người mẹ trong khi sinh.

bệnh viêm gan b nguyên nhân và cách điều trị

HBV cũng rất dễ lây lan qua các dụng cụ y tế như bơm kim tiêm đã sử dụng nhiều lần và tiệt trùng không đúng cách. HBV có thể lây lan qua 1 lượng máu nhỏ trong dụng cụ tiêm chích ma tuý.

Các vật dụng như ra cạo dâu, bông tai, bàn chải đánh răng và các dụng cụ để xăm mình khi tiếp xúc với máu có thể làm lây lan siêu vi viêm gan B.

Cách lây chuyền của bệnh viêm gan b

Từ mẹ sang con.

Tiếp xúc với máu hoặc vết thương hở của một người bị nhiễm HBV.

Sống trong gia đình của người nhiễm HBV.

Những vết do người cắn

Dùng chung dao cạo râu, bàn chải đánh răng, khăn lau mặt với người bị nhiễm HBV.

Mớm cơm cho bé hoặc nhai chung sing-gum (chewing-gum)

Dùng kim không vô trùng trong châm cứu, xỏ lỗ tai,xâm mình,ráy tai

Dùng một cây kim để tiêm chủng cho nhiều người.

Khi phát hiện mình có nguy cơ viêm gan B thì cần đi khám bác sỹ ngay càng sớm càng tốt để tránh trường hợp bệnh kéo dài, nếu phát hiện có nguy cơ mắc bệnh hãy đến phòng khám để khám và phòng ngừa bệnh.

Xem thêm một số sản phẩm của chúng tôi ở link sau: http://sieuthilamdep.com.vn/giam-can/

Nguồn: http://giam-can-hieu-qua.com

Chữa Trị Bệnh Tiểu Đường Tuýt 2 Bằng Bài Thuốc Cực Hay

Căn bệnh tiểu đường giờ đây đã trở nên phổ biến và cũng là nỗi sợ hãi của nhiều người. Hiện nay đang có xu hướng tăng cao nhiều ở những người tuổi trung niên, cao tuổi và cả những người béo phì,..Trong số đó, tiểu đường tuýp 2 đã là trường hợp khá nguy hiểm đối với sức khỏe. Chúng để lại vô số các hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe như tim mạch, mỡ máu,các bệnh về mắt, da, trong đó, hoại tử là nỗi sợ khủng khiếp nhất của người không may mắc phải tiểu đường.

Chữa Trị Bệnh Tiểu Đường Tuýt 2 Bằng Bài Thuốc Cực Hay

Hiện nay, dưới sự phát triển của y học, người bệnh có rất nhiều lựa chọn để điều trị, tuy nhiên, một số trường hợp nhẹ hoặc phát hiện sớm, chỉ số đường huyết trong máu sẽ được kiểm soát rất tốt thông qua bài thuốc Đông y.

Dưới đây là một vài bài thuốc chữa trị bệnh tiểu đường tuýt 2 rất hiệu quả từ khổ qua rừng. Là bài thuốc được dân gian truyền lại qua nhiều thế hệ và đến tận bây giờ.

Được biết, dưới góc độ Đông y, khổ qua rừng vị đắng, tính hàn, có công dụng bổ gan, tiêu độc, thanh nhiệt cơ thể. Do đó, sử dụng nước nấu từ khổ qua không gây ra tác dụng phụ mà có lợi đôi đường cho sức khỏe, đặc biệt là căn bệnh tiểu đường tuýp 2.

Còn theo Tây y, các thành phần có trong loại rau rừng này kích thích tuyến tụy sản xuất nhiều insulin, hỗ trợ “vận chuyển” glucose từ máu vào trong tế bào, gián tiếp điều trị căn bệnh tiểu đường tuýp 2.

Rất nhiều người đã sử dụng theo công thức này và kiểm soát chỉ số đường huyết chỉ với 1 loại nguyên liệu duy nhất là khổ qua rừng.

Bài thuốc trị tiểu đường bằng khổ qua rừng

Bài thuốc 1

Chữa Trị Bệnh Tiểu Đường Tuýt 2 Bằng Bài Thuốc Cực Hay

Khổ qua rừng khô, cân 40-60gr, nấu thành nước uống thay trà hằng ngày. Kiên trì thực hiện kết hợp với kiểm tra chỉ số đường huyết bạn sẽ thấy được kết quả.

Bài thuốc 2

Nếu không loại khô, bạn cũng có thể áp dụng với khổ qua tươi, tuy nhiên, lượng tươi cần áp dụng phải là 200-300gr. Tất cả rửa sạch cho vào nồi có sẵn lượng nước vừa đủ, nấu chính, ăn trái và uống nước mỗi ngày.

Cả hai bài thuốc trên, nếu áp dụng thường xuyên  kết hợp với thay đổi chế độ dinh dưỡng và luyện tập thể dục thể thao điều đặn, chỉ số đường huyết sẽ cân bằng, duy trì ở mức 80-110mg/cc là điều hoàn toàn có khả năng.

Tuy nhiên, tiểu đường là căn bệnh mãn tính không phải ngày một ngày hai có thể chữa trị hết được, bạn phải kiên trì, cách tốt nhất giúp bạn duy trì chỉ số đường huyết ở mức ổn định đó chính là phòng bệnh.

Chế độ ăn:

–  Hạn chế quá nhiều đường, quá nhiều thịt đỏ, tinh bột trong các bữa ăn hằng ngày.

– Thêm nhiều rau xanh và trái cây. Tránh các loại trái cây có chỉ số đường huyết GI trên 70 như nhãn, sầu riêng, hồng, chôm chôm…

– Bổ sung thêm các loại thực phẩm nhằm ngăn ngừa các hậu quả của bệnh tiểu đường gây ra như đột quỵ, xơ vỡ động mạch,..Vậy nên bữa ăn của bạn có thể ăn cho thêm Hạt Chia sẽ là một cách bổ sung dưỡng chất đầy đủ chơ cơ thể khỏe mạnh.

Chữa Trị Bệnh Tiểu Đường Tuýt 2 Bằng Bài Thuốc Cực Hay

Chế độ luyện tập:

Mỗi ngày, dành ra 30 phút để thực hiện các bài tập thể dục. Đi bộ là cách đơn giản nhất mà bất kỳ ai cũng có thể thực hiện được, vừa hiệu quả lại dễ thực hiện. Người già nếu không có sức, hãy tập các bài tập dưỡng sinh hoặc thiền tại nhà cũng có tác dụng tương tự.

Nếu sau một thời gian áp dụng mà triệu chứng của bệnh không thuyên giảm, hãy mau chóng thăm khám để được thực hiện các xét nghiệm và có hướng điều chỉnh kịp thời. Bảo vệ sức khỏe của bản thân mình chính là xây dựng niềm vui cho những người thân trong gia đình bạn.

Chúc bạn mau khỏi bệnh và sống vui khỏe.

“Độc Chiêu” Phòng Và Trị Bệnh Bằng Lá Mơ Lông Tím

Chỉ với một lượng gr mơ lông vừa đủ mỗi ngày sẽ giúp bạn phòng và điều trị một vài bệnh lý thường gặp như dạ dày, đau đầu, ho gà, hay bất cứ triệu chứng đau nhức xương khớp, phong thấp,..Vậy nên, việc tiêu thụ lá mơ lông tím bằng cách kết hợp với những món ăn hàng ngày sẽ giúp bạn chăm sóc sức khỏe tốt hơn.

“Độc Chiêu” Phòng Và Trị Bệnh Bằng Lá Mơ Lông Tím

Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn cách phòng và điều trị bệnh bằng lá mơ lông tím cho từng bệnh lý cụ thể.

Để nhận biết được lá mơ lông tím bạn có thể thấy vài đặc điểm sau: Thân cây lá mơ lông thường có thân leo, lá có màu xanh mặt trên, màu tím mặt dưới, có lông chi chít ở lá. Ở nhiều vùng người ta còn gọi nó là lá khau tất ma bởi chúng có mùi hơi hăng.

Bạn vẫn thường sử dụng lá mơ lông tím này ăn kèm với thịt cầy, các món thịt luộc khác. Trong ẩm thực, lá mơ lông được coi là gia vị đi kèm giúp món ăn ngon hơn và đặc biệt hơn.

Ngoài ra, lá mơ lông tìm còn có công dụng điều trị bệnh vô cùng tuyệt vời mà khi biết đến có thẻ bạn sẽ bất ngờ đấy. Bài viết này sẽ giúp bạn khám phá những “chiêu” trị bệnh từ lá mơ lông nhé.

Lá mơ lông tím trị đau dạ dày

Căn bệnh dạ dày hiện chưa có một loại thuốc đặc trị nào điều trị khỏi dứt điểm, những người mắc bệnh sẽ cảm thấy đau đơn khi những cơn đau hành hạ suốt ngày. Với kinh nghiệm dân gian đã lưu truyền thì lá mơ lông có thể ngăn ngừa các cơn đau và giảm tình trạng đau đớn cho những người không may mắc bệnh này.

“Độc Chiêu” Phòng Và Trị Bệnh Bằng Lá Mơ Lông Tím

Cách làm rất đơn giản, bạn lấy khoảng 20-30gr lá mơ lông tím. Cho toàn bộ vào trong cối giã nát, vắt lấy nước ép, uống trực tiếp hỗn hợp thu được. Tùy vào tình trạng bệnh mà số lần áp dụng sẽ khác nhau, với những trường hợp nhẹ, triệu chứng sẽ thuyên giảm ngay vài lần đầu thực hiện.

Lá mơ lông tím trị suy dinh dưỡng

Hiện nay tình trạng suy dinh dưỡng cũng trở nên phổ biến ở bất cứ lứa tuổi nào, nhất là ở trẻ em. Bạn có thể sử dụng lá mơ lông tím như một vị thuốc điều trị mỗi ngày.

Chỉ cần 2 loại nguyên liệu bao gồm 20gr rễ mơ lông kết hợp với 1 cái bao tử heo. Tất cả rửa sạch, cho vào nồi, hầm thật nhừ, có thể thêm vào một ít gia vị cho dễ ăn. Thành phẩm thu được cho bé ăn, tuy nhiên, đừng quá lạm dụng nhé, lời khuyên tốt nhất dành cho bạn là 2 tháng áp dụng 1 lần.

Lá mơ lông tím trị ho gà

Khi bạn bị cảm, ho gà mà lâu không khỏi, cách tốt nhất là ngưng việc dùng thuốc tây và sử dụng các bài thuốc nam đỡ ảnh hưởng tới sức khỏe và các bộ phận khác trên cơ thể.

Các vị thuốc bạn cần chuẩn bị bao gồm:

– 150gr mỗi vị gồm lá mơ lông, cảm thảo dây.

– Cỏ mầu trâu, rễ chanh, bách hộ, cỏ nhọ nồi, rau má, mỗi vị thuốc cần 250gr.

– Trần bì 100gr kết hợp với 50gr gừng và một ít đường kính.

“Độc Chiêu” Phòng Và Trị Bệnh Bằng Lá Mơ Lông Tím

Rửa sạch toàn bộ nguyên liệu, cho vào nồi, đổ thêm 6 lít nước nấu sôi, canh sao cho lượng nước bên trong còn 1 lít, chắt lấy nước, chia thành 3 lần uống trong ngày. Áp dụng trong vài ngày, bạn sẽ thấy ngay hiệu quả.

Rễ mơ lông tím trị phong thấp

Bệnh xương khớp, phong thấp giờ đã tràn lan và hầu như chưa có một giải pháp điều trị khỏi hoàn toàn. Nhưng bạn có thể sử dụng rễ mơ lông để điều trị căn bệnh của mình, giảm đau nhức các khớp xương khi trời chuyển tiết. Để phát huy công dụng chữa bệnh, bạn cần chuẩn bị 30-50gr rễ cây mơ lông, rửa sạch, cho vào nồi, sắc lấy nước uống.

Lá mơ lông tím phòng co giật

Bạn sẽ khá bất ngờ khi biết lá mơ lông có tác dụng cấp cứu các trường hợp  bị co giật rất hiệu quả. Bạn lấy khoảng 15-60gr lá mơ lông, rửa sạch, cho vào cối giã nát, vắt lấy nước cho người co giật uống. Chắc chắc rằng người bệnh sẽ hồi tỉnh sau khi được cấp cứu bằng nước lá mơ lông.

“Độc Chiêu” Phòng Và Trị Bệnh Bằng Lá Mơ Lông Tím

Hi vọng với mơ lông sẽ giúp bạn điều trị bệnh hiệu quả, chăm sóc sức khỏe tốt hơn. Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng mỗi ngày bạn cũng cần phải cung cấp đủ hàm lượng chất dinh dưỡng cho cơ thể luôn khỏe mạnh mỗi ngày. Hiện nay, nhiều chuyên gia thường khuyên bạn nên sử dụng Hạt Chia như một món ăn thông thường mỗi ngày, bạn có thể pha nước để uống, nấu canh hay rắc lên cơm cho các thành viên trong gia đình mình.

Chúc bạn sống vui khỏe.

4 Công Thức Đơn Giản Chữa Bệnh Hôi Miệng Cực Kì Hiệu Quả

Hôi miệng là một loại bệnh không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng lại gây mất thiện cảm và khó chịu đối với người xung quanh. Vì vậy, dưới đây blog.sieuthilamdep.com xin chia sẻ 4 công thức đơn giản giúp chữa bệnh hôi miệng cực kì hiệu quả cho mọi người. Hãy cùng nhau tìm hiểu nhé.

chua-benh-hoi-mieng-4

1.Chữa bệnh hôi miệng bằng giấm táo.

chua-benh-hoi-mieng

Trị hôi miệng bằng giấm táo là một cách đơn giản mà ai cũng có thể thực hiện được. Bạn chỉ cần pha một muỗng canh giấm vào một cốc nước và uống trước khi ăn là được. Vì tự làm giấm táo phải mất đến 3 tháng vì vậy bạn có thể mua sẵn về để dùng nhé.

2.Chữa bệnh hôi miệng bằng chanh.

chua-benh-hoi-mieng-1

Không chỉ có tác dụng trong việc làm đẹp, chanh còn là vị thuốc giúp chữa bệnh hôi miệng cực kì hiệu quả nữa đấy. Trong chanh có chứa axit và một số hoạt chất có tính chất diệt khuẩn cao vì vậy rất tốt cho việc làm sạch khoang miệng đánh bay mùi hôi khó chịu từ miệng của bạn.

Cách đơn giản để chữa hôi miệng bằng chanh đó là bạn tách lấy vỏ chanh tươi rửa sạch, nhai thật kỹ và nuốt luôn cả vỏ. Hoặc bạn cũng có thể dùng hỗn hợp nước cốt chanh tươi + muối bọt súc miệng 2 lần/ ngày nhé.

3.Chữa bệnh hôi miệng bằng lá bạc hà.

chua-benh-hoi-mieng-2

Nếu trong nhà bạn có lá bạc hà thì có thể dùng nó làm vị thuốc chữa bệnh hôi miệng cực kì hiệu quả đấy. Bạc hà có tính chất thơm mát nên từ xa xưa nó đã được dùng để chữa bệnh hôi miệng. Bạn có thể ăn sống lá bạc hà mỗi ngày hoặc dùng lá bạc hà tươi, càng già càng tốt, giã dập, lấy nước cốt. Sau đó hòa với nước lọc theo tỉ lệ 1: 3. Dùng làm nước súc miệng hàng ngày nhé.

4.Chữa bệnh hôi miệng bằng muối.

chua-benh-hoi-mieng-3

Muối có tính sát trùng tốt vì vậy dùng muối để chữa muối vừa giúp chữa hôi miệng vừa giúp làm sạch miệng một cách hiệu quả. Bạn chỉ cần pha muối vào nước và ngậm mỗi ngày là được nhé.

Trên đây là 4 cách chữa bệnh hôi miệng đơn giản và hiệu quả cho mọi người. Ngoài ra, bạn có thể tìm hiểu thêm rất nhiều bài viết Tư Vấn Sức Khỏe của chúng tôi để cuộc sống thêm tươi đẹp hơn nhé. Chúc các bạn thành công!

 

Bệnh Sởi – Triệu Chứng, Nguyên Nhân, Cách Phòng Và Chữa Trị Bệnh Sởi

Sởi là bệnh truyền nhiễm phổ biến có thể gặp ở nhiều lứa tuổi đặc biệt là với những người có sức đề kháng yếu. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời bệnh có thể biến chứng trầm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe đặc biệt là với sức khỏe trẻ em. Để phòng ngừa bệnh và bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình, chúng tôi xin cung cấp đến bạn thông tin về nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng ngừa và chữa trị bệnh sởi dưới đây.
Triệu chứng bệnh sởi

Bệnh Sởi - Triệu Chứng, Nguyên Nhân, Cách Phòng Và Chữa Trị Bệnh Sởi

Một vài triệu chứng của bệnh sởi khá giống với sốt phát ban chính vì thế nếu bạn không nắm vững kiến thức y học thì sẽ khó xác định được cách điều trị phù hợp.

Khi cơ thể tiếp xúc với virut siêu vi sởi, virus siêu vi sẽ ủ bệnh, lây lan trong cơ thể bạn một thời gian, sau khoảng nửa tháng các triệu chứng dưới đây sẽ dần xuất hiện:

Sốt nhẹ đến nặng.

Ho khan, không có đờm.

Chảy nước mũi.

Mắt đỏ.

Đau đầu.

Đau cổ họng.

Có thể nổi hạch.

Không chịu được ánh sáng và sức nóng.

Trên cơ thể bắt đầu nổi lên những nốt nhỏ xíu màu hồng nhạt, đây là dấu hiệu khá đặc trưng của bệnh sởi. Dần dần, những mảng đỏ nổi lên trên khắp cơ thể theo hướng từ trên xuống dưới: Từ mặt, tai, theo đường tóc, tay, xuống ngực, lưng, đùi, bàn chân.

Những đốm đỏ nổi lên khiến bạn cảm tấy ngứa, khó chịu, nóng ran toàn thân.

Khoảng 7-10 sau những vết đỏ này sẽ lặn dần, vết nào xuất hiện trước sẽ lặn trước và không để lại sẹo trên cơ thể người bệnh.

Nguyên nhân gây bệnh sởi

Bệnh Sởi - Triệu Chứng, Nguyên Nhân, Cách Phòng Và Chữa Trị Bệnh Sởi

Thông thường bệnh sởi chỉ xuất hiện 1 lần trong đời mỗi người chính vì thế trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ sẽ dễ mắc bệnh nhất bởi hệ miễn dịch của trẻ còn yếu. Đối với các bé dưới 6 tháng tuổi vì có hệ miễn dịch từ sữa mẹ nên khả năng mắc bệnh rất thấp, còn người lớn khi đã bị bệnh từ bé thì lớn lên thường không mắc phải căn bệnh này nữa.

Bệnh sởi hình thành do virus siêu vi sởi nằm ở mũi và họng của người bệnh, chính vì thế nó rất dễ lây lan từ người này qua người khác  bằng hai cách:

+ Cách 1: Khi người bệnh nói chuyện, hắt hơi, ho,… thì virus gây bệnh sẽ theo ra ngoài không khí bằng những giọt nước nhỏ xíu, người khác vô tình hít vào sẽ bị lây nhiễm.

+ Cách 2: Những giọt nước đó bị vương vào đồ đạc xung quanh, chỉ cần bạn sờ vào những đồ đạc ấy và đưa tay lên mũi, miệng thì bạn cũng sẽ bị lây bệnh.

Nếu chưa được tiêm phòng thì trên 90% người tiếp xúc với người bệnh sẽ có nguy cơ lây nhiễm. Nguy cơ này sẽ cao hơn với những người có sức đề kháng yếu.

Khi virus siêu vi sởi vào cơ thể bệnh nhân, chúng thường mọc vào trong những tế bào đằng sau cổ họng và phổi. Sau đó bệnh sẽ lan khắp cơ thể kể cả hệ hô hấp và da và nhanh chóng lây truyền sang những bệnh nhân khác. Chính vì thế bệnh sởi rất dễ biến thành dịch trong một thời gian ngắn.

Cách phòng điều trị bệnh sởi:

Bệnh sởi rất dễ lây lan, chính vì thế cần cách ly người bệnh với những người xung quanh đặc biết là trẻ nhỏ.

Để phòng bệnh 1 cách hiệu quả phụ huynh cần cho cho trẻ đi tiêm chủng phòng bệnh sởi hai mũi theo chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia lúc trẻ được 9 tháng tuổi và lúc 18 tháng tuổi. Mũi tiêm này chỉ chứa vắcxin sởi.

Ngoài ra, hiện nay cũng có các vắcxin phối hợp với sởi (chích một mũi phòng được ba bệnh là sởi, quai bị và rubella).

Một vài bài thuốc dân gian dưới đây cũng giúp phòng tránh bệnh sởi:

Giai đoạn khởi phát

Bệnh Sởi - Triệu Chứng, Nguyên Nhân, Cách Phòng Và Chữa Trị Bệnh Sởi

Trong giai đoạn này, bênh nhi thường có biểu hiện phát sốt, sợ lạnh, tắc mũi, chảy nước mũi,, hắt hơi, mắt đỏ, chảy nước mắt. Lúc này cần thúc sởi mọc, tán phong, thanh nhiệt. Bạn có thể dùng một trong các bài thuốc sau:

– Hạt lá tía tô 30 g; sắn dây 25 g; kinh giới, mạch môn mỗi thứ 20 g; cam thảo 5 g. Tất cả sấy khô, tán bột mịn đóng gói 3 g. Trẻ em một tuổi uống ngày hai gói, 3 tuổi uống ngày 4 gói, 5 tuổi uống ngày 6 gói: Hãm thuốc với nước sôi lọc trong hoặc uống cả bã. Thuốc chỉ dùng trong 3 ngày, chỉ uống giai đoạn đầu, khi sởi đã mọc đều hoặc trẻ bị tiêu chảy không nên uống.

-Dùng hạt mùi, tán nhỏ hòa với 2/3 chén rượu trắng, phun vào chăn hoặc quần áo của trẻ, cho trẻ trùm chăn hoặc mặc quần áo có phun rượu hạt mùi 1-2 giờ, sởi sẽ mọc.

-Củ sắn dây một miếng to bằng hai bao diêm (gọt vỏ thái mỏng), cánh bèo cái lấy độ năm cây (vặt bỏ rễ), kinh giới 10 ngọn (khô hoặc tươi, nếu có hoa càng tốt). Cả ba thứ trên cho vào với nửa bát nước, đun sôi kỹ, gạn ra còn âm ấm cho uống rồi đắp chăn cho kín gió. Đây là liều lượng thuốc của các cháu 1-3 tuổi. Nếu trẻ lớn hơn thì tăng số lượng lên gấp hai; nếu dưới một tuổi thì chỉ cho uống một nửa số lượng trên. Mỗi ngày sắc một thang cho uống. Uống hai ngày liền, sởi mọc ra đều thì thôi.

Giai đoạn sởi toàn phát

Bệnh Sởi - Triệu Chứng, Nguyên Nhân, Cách Phòng Và Chữa Trị Bệnh Sởi

-Trong giai đoạn này, trẻ thường có triệu chứng đau họng, nốt sởi xuất hiện từ phía sau tai, chân tóc, vùng cổ rồi lan dần ra toàn thân. Lúc này cần phải tuyên phế, thấu chẩn, giải độc, thanh nhiệt, lương huyết, hoạt huyết và dưỡng âm.

-Lấy 5-6 lá cây hoa nhài, hoặc lấy một cái nấm hương, cho vào một chén nước, đun sôi kỹ, để gần nguội cho uống. Trong khi mới lên sởi một hai ngày đầu, nếu trẻ có tiêu chảy mỗi ngày 3-4 lần cũng không ngại, khi sởi mọc sẽ bớt tiêu chảy. Sởi mọc được hai, ba ngày mà các cháu ho nhiều, có khi ho khản cả tiếng thì nên lấy độ 10 lá diếp cá hoặc độ 20 lá cúc mốc, rửa sạch bằng nước muối, giã nhừ, vắt lấy nước cốt cho uống từng thìa nhỏ, uống dần dần.

-Nếu sốt cao, khát nước, phiền táo, mắt đỏ nhiều dử, khí bế, suyễn khái dùng qua lâu nhân 6g, bối mẫu 6g, sa sâm 6g, sinh thạch cao 10g, bạch mao căn 9g, tỳ bà diệp 6g, hạnh nhân 3g, tri mẫu 6g, hoàng cầm 6g, lô căn 9g. Sắc cho trẻ uống chia 2-3 lần.

Giai đoạn sởi bay

Trong giai đoạn này, triệu chứng thường là nốt sởi hơi mờ mờ, người hơi sốt, họng khô, ho ít. Biện pháp điều trị là dưỡng âm, sinh tân, thanh giải tà độc còn sót lại.

Sau 3-4 ngày, sởi đã bay thì nên cho trẻ ăn các thứ dễ tiêu như: cháo đường, canh rau ngót nấu cá trê, hoặc cá rô. Không nên cho ăn nhiều thịt. Nếu ăn thịt, chỉ nên cho ăn thịt nạc, không nên cho ăn quá no. Nấu nước lá thơm gồm lá sả, lá kinh giới, lá mùi già để lau cho sạch, không phải xông.

Bệnh Thủy Đậu – Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

Bệnh thủy đậu hay còn được gọi là bệnh trái rạ hay bệnh phỏng dạ là một bệnh truyền nhiễm hay gặp trên người, do một chủng virus herpes là Varicella Zoster virus (VZV) gây ra. Căn bệnh này hay gặp nhất ở trẻ em và thường không quá nguy hiểm. Tuy nhiên ở các đối tượng khác như người lớn, phụ nữ mang thai và người suy giảm miễn dịch, tác động của virus VZV có thể nghiêm trọng hơn.
Thời kì ủ bệnh thủy đậu: kể từ lúc phơi nhiễm với virus cho đến khi xuất hiện triệu chứng thủy đậu thường kéo dài từ 10–21 ngày, trung bình là 14 ngày.

Khởi phát bệnh thủy đậu:

Cơ thể có sốt nhẹ 37 – 38 oC, đôi khi sốt cao đến 39 – 40 độ;

Người mệt mỏi, đau đầu, đau họng

Nổi các nốt phỏng: Ban đầu là các nốt nhỏ màu hồng, sau đó nổi gồ lên da và sau 24 giờ trở thành nốt màu hồng có phỏng nước trong. Các nốt phỏng thường rất ngứa, xuất hiện rải rác khắp cơ thể mà nhiều nhất là trên mặt, ngực, da đầu và chân tóc. Nếu như bệnh nhân không kiểm soát được mà hay gãi thì rất dễ làm vỡ các nốt này. Các nốt phỏng tồn tại khoảng 4 ngày, khoảng từ ngày thứ 10 trở đi bắt đầu bong vảy và thường không để lại sẹo.

benh-thuy-dau-2-

Những yếu tố nguy cơ mắc bệnh thủy đậu

Một đặc điểm quan trọng của virus VZV là chúng có thể lây lan từ người này qua người khác ngay cả khi chưa xuất hiện bất kì triệu chứng nào. Ở một số bệnh nhân có cơ địa đặc biệt như người suy giảm miễn dịch (người mắc u lympho, bệnh bạch cầu hoặc điều trị corticoid kéo dài), virus VZV có thể dẫn tới tình trạng nhiễm trùng nặng, các nốt phỏng thường hoại tử và chảy máu. Virus VZV có thể khu trú gây tổn thương ở các cơ quan nội tạng như phổi, gan, thần kinh và gây đông máu trong lòng mạch.

Mọi người đều có nguy cơ mắc bệnh thủy đậu, tuy nhiên nguy cơ đó gia tăng nếu người đó chưa được tiêm vắc xin phòng bệnh và ở trong những trường hợp sau:

Cùng sống trong một môi trường với người bị thủy đậu

Tiếp xúc với người bị thủy đậu từ một giờ trở lên.

Có hệ thống miễn dịch bị tổn thương.

Biến chứng của bệnh thủy đậu

Nhiễm khuẩn ngoài da là biến chứng hay gặp nhất của bệnh thủy đậu. Các nốt phỏng xuất hiện ngoài da thường rất ngứa khiến cho người bệnh hay gãi, nếu không cẩn thận sẽ bị vỡ, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập đặc biệt là liên cầu và tụ cầu. Trong một số trường hợp, biến chứng này có thể trở nên trầm trọng hơn.

Ở phụ nữ có thai, bệnh thủy đậu có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho thai nhi. Nếu mắc bệnh trong 3 tháng đầu của thai kì sẽ có thể gây bệnh lý với phôi thai như mất chi, viêm tắc võng mạc, đục thủy tinh thể. Còn trong trường hợp mắc bệnh khoảng 5 ngày trước khi sinh, thì trẻ sinh ra sẽ bị thủy đậu bẩm sinh do bị nhiễm virus vào máu và thường dẫn đến tử vong.

Bệnh thủy đậu nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Ngoài ra, thủy đậu cũng có thể gây nên một số biến chứng khác nhưng ít gặp hơn, cụ thể bao gồm:

Viêm phổi do thủy đậu:

Viêm phổi có thể xuất hiện nếu virus VZV xâm nhập vào hệ hô hấp. Tỷ lệ bị biến chứng này ở bệnh nhân thủy đậu vào khoảng 20%, phổ biến nhất ở trẻ vị thành niên, người lớn và phụ nữ có thai.Người hút thuốc lá, người bị bệnh phổi hoặc người suy giảm miễn dịch cũng dễ bị tổn thương bởi biến chứng này.

Biến chứng thần kinh (viêm não):

Đây là biến chứng hay gặp ở trẻ nhỏ, xuất hiện khoảng 5 – 10 ngày sau khi các nốt phỏng xuất hiện. Ở trẻ em, viêm não do thủy đậu thường ở vùng tiểu não và được gọi là chứng mất điều hòa tiểu não cấp tính (acute cerebellarataxia). Ở người lớn, biến chứng này xuất hiện ở một vùng não lớn hơn và cũng nguy hiểm hơn. Viêm não thường gây ra triệu chứng như sốt đột ngột, nhức đầu, li bì, mẫn cảm với ánh sáng và buồn nôn, thậm chí gây co giật và liệt. Trong trường hợp này không thể tự điều trị tại nhà mà phải đưa bệnh nhân tới bệnh viện.

Suy giảm thị giác:

Xảy ra khi virus VZV xâm nhập vào giác mạc, để lại các vết sẹo và gây viêm giác mạc, gây tổn thương đến mắt.

Hội chứng Reye:

Có thể xuất hiện nếu bệnh nhân thủy đậu nhỏ tuổi dùng aspirin. Do đó, không được chỉ định aspirin cho bệnh nhân thủy đậu dưới 20 tuổi.

Ngoài những biến chứng trên, bệnh nhân thủy đậu còn có thể bị một số hiện tượng khác như viêm cơ tim, viêm khớp, viêm cầu thận, viêm thận, xuất huyết nội tạng, ban xuất huyết giảm tiểu cầu…

Điều trị bệnh thủy đậu

Bệnh thủy đậu nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Đối với các nốt phỏng có thể cần sát trùng ngoài da bằng xanh methylen, kết hợp với các thuốc kháng histamin để giảm ngứa. Đối với căn nguyên gây bệnh là virus VZV nên dùng acyclovir nếu tiên lượng có thể xuất hiện biến chứng trong vòng 24 giờ đầu khi các nốt phỏng xuất hiện.

Trong trường hợp có biến chứng: tổn thương viêm da mủ do tụ cầu  điều trị bằng oxacillin hoặc vancomycin, biến chứng viêm phổi điều trị bằng kháng sinh cephalosporin thế hệ ba (ceftazidim) hoặc nhóm quinolon (levefloxacin). Chú ý không dùng kháng sinh quinolon cho phụ nữ có thai và trẻ em dưới 12 tuổi.
Phòng ngừa bệnh thủy đậu

Để tránh bị lây nhiễm virus VZV, cần hạn chế tối đa tiếp xúc với bệnh nhân. Đặc biệt đối với trường hợp trẻ em, virus thủy đậu có thể nhanh chóng lây lan trong phạm vi lớp học. Do đó cần cho trẻ mắc bệnh nghỉ học hoàn toàn cho đến khỏi bệnh. Đối với người lớn, khi bị thủy đậu cần hạn chế tiếp xúc với người khỏe mạnh cho đến khi tất cả các triệu chứng biến mất, thường là 10 ngày kể từ khi khởi phát bệnh.

Mặc dù là một bệnh truyền nhiễm rất dễ lây lan và có thể để lại những biến chứng nguy hiểm, song bệnh thủy đậu lại có thể phòng tránh hữu hiệu thông qua tiêm phòng vắc xin. Tất cả các trẻ em trên 12 tháng tuổi, người lớn chưa từng tiêm ngừa thuỷ đậu, cũng như những phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, chưa từng bị thuỷ đậu hoặc chưa được tiêm phòng lúc nhỏ, đều có thể tiêm vắc xin ngừa. Thời gian vaccin có hiệu lực là 3 tuần sau khi tiêm và thời gian miễn dịch (không mắc bệnh) kéo dài trung bình là 15 năm.

Đối với một số trường hợp không thể tiêm vắc xin, vẫn có thể ngăn ngừa nguy cơ mắc thủy đậu bằng cách tiêm kháng thể globulin miễn dịch càng sớm sau khi tiếp xúc với nguồn virus VZV càng tốt. Người đã bị thủy đậu thì không cần tiêm vắc xin vì đã có kháng thể có tác dụng bảo vệ suốt đời.

Bài thuốc chữa bệnh thủy đậu

Bệnh thủy đậu nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Theo Đông y, thủy đậu là bệnh nông, nhẹ, ở phần vệ, rất ít gặp ở phần huyết. Tùy theo thể nặng hay nhẹ, có thể áp dụng những bài thuốc đông y để chữa trị.

Với bệnh thủy đậu nhẹ:

Triệu chứng: những nốt thủy đậu mọc rải rác màu hồng nhạt, sốt nhẹ, có khi không sốt, ho ít. Nước mũi loãng trong, người bệnh ăn uống và tinh thần bình thường. Bệnh đang ở phần vệ khí.

Phép chữa: sơ phong thanh nhiệt.

Bài thuốc:

Lá dâu 12 gr, cam thảo đất 8 gr, rễ sậy 10 gr, lá tre 16 gr, cúc hoa 8 gr, kim ngân hoa 10 gr, kinh giới 8 gr. Sắc uống.

Khi thủy đậu mọc có thể dùng phương pháp trừ thấp giải độc sau: dùng bài thuốc gồm: cam thảo dây 12gr, lá tre 10 gr, sinh địa 12 gr, hoàng đằng 8 gr, rễ sậy 8 gr, kim ngân hoa 12 gr, vỏ đậu xanh 12 gr. Sắc uống.

Với bệnh thủy đậu nặng:

Triệu chứng: thủy đậu mọc dày, sắc tím, màu nước đục, xung quanh nốt thủy đậu màu đỏ sẫm, sốt cao, phiền khát, mặt đỏ, môi hồng, viêm niêm mạc miệng, có những nốt phỏng, rêu lưỡi vàng, chất lưỡi đỏ.

Phép chữa: thanh nhiệt giải độc ở khí phận, lương huyết ở doanh phận.

Bài thuốc:

Kim ngân hoa 12 gr, liên kiều 8 gr, bồ công anh 16 gr, sinh địa 12 gr, xích thược 8 gr, chi tử (sao) 8 gr.

Nếu:

Phiền táo, thêm hoàng liên 8 gr.

Táo bón, thêm đại hoàng 4 gr.

Khát nước, miệng khô, thêm thiên hoa phấn, sa sâm, mạch môn, mỗi vị 8-12 gr.

Các bài thuốc chữa bệnh thủy đậu trên sắc uống ngày 1 thang, chia uống 3 lần trong ngày, uống nóng sau khi ăn 30 phút.

Nguồn: giam-can-hieu-qua.com

 

Bài Thuốc Dân Gian Trị Bệnh Gan Từ Rau Má

Nói về bệnh gan thì gặp rất nhiều trường hợp như là viêm gan A, B, siêu vi B,..nặng nhất là ung thư gan. Và đến nay chưa có một loại thuốc đặc trị nào để điều trị dứt điểm. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do lối sống thiếu khoa học, chế độ ăn uống không lành mạnh, hút thuốc, uống rượu bia thường xuyên trong thời gian dài,..Dân gian đã truyền lại bài thuốc trị bệnh gan bằng rau má rất hiệu quả, bạn có thể tham khảo từ bài viết dưới đây nhé.

Bài Thuốc Dân Gian Trị Bệnh Gan Từ Rau Má

Rau má là một loại thực phẩm rất quen thuộc trong thực đơn bữa ăn của nhiều gia đình, nó được ví “sâm đất” rất tốt cho sức khỏe con người, có khả năng thanh nhiệt giải độc gan và trị một số bệnh khác nữa.

Bạn có thể bắt gặp rau má ở nhiều nơi, nhất là ở các vùng có đất pha cát. Rau má thường mọc hoang và được dân dã gọi bằng những cái tên rất khác nhau như tích tuyết thảo, liên tiền thảo, địa tiền thảo, mã đề thảo, lão công căn, băng khẩu uyển, thổ tế tân, bán biên nguyệt, đại diệp kim tiền thảo, hồ quả thảo, lục địa mai hoa, đại diệp thương cân thảo… Tên khoa học của rau má là Centella asiatica (L.) Urban.

Theo nghiên cứu của y học hiện đại, loại rau này có chứa một số glucozid như asiaticoside, centelloside…, các saponin như brahmic axit, madasiatic axit và những chất khác như carotenoids, meso-inositol… Các nhà khoa học đã tiến hành thí nghiệm tác dụng của rau má trên chuột bạch và chuột cống và qua đó kết luận nó có khả năng an thần nhờ tác động trực tiếp lên hệ thống thần kinh trung ương.  Đồng thời, sử dụng rau mà giúp điều trị các bệnh về gan nhờ những bài thuốc kết hợp từ rau má.

Bài Thuốc Dân Gian Trị Bệnh Gan Từ Rau Má

Dưới đây là bài thuốc chữa các chứng lở loét rất công hiệu mà rau má được nhiều người sử dụng. Trong dịch chiết từ rau má có các saponin giúp kích thích khả năng sinh trưởng của tế bào da, tăng sinh mạng lưới huyết quản của tổ chức liên kết, từ đó các mô tế bào có thể được tái tạo nhanh chóng và khiến vết thương lở loét được hồi phục sớm hơn. Đây là kết quả từ thí nghiệm tiêm dịch rau má vào bắp hoặc dưới da cho chuột và thỏ. Ngoài ra, rau má còn chứa chất kháng khuẩn, giảm trương lực cơ trơn ở ruột chống lại các cơn co thắt, gây hưng phấn nhẹ đối với hô hấp và hạ huyết áp.

Theo kết quả lâm sàng, uống 5 – 7g bột rau má khô 3 lần/ngày sẽ giúp giảm triệu chứng đau hiệu quả. Rau má cũng được đưa vào nghiên cứu điều trị bệnh gan và các bệnh về nhiễm khuẩn màng não – tủy và cũng thu về những kết quả khả quan.

Bài thuốc dân gian từ rau má

Bệnh viêm gan virus cấp tính: dùng 150g rau má tươi sắc với 500ml nước, cô lại còn khoảng 250ml uống 2 lần/ngày khi đói bụng, có thể pha thêm với đường phèn.

Vàng da do thấp nhiệt: sắc 30 – 40g rau má với nước và pha với 30g đường phèn.

Giải nhiệt trị rôm sẩy, mẩn ngứa, mát gan – lợi tiểu: rửa sạch rồi giã nát dùng 30 – 100g rau má tươi, vắt lấy nước uống hằng ngày hoặc dùng máy xay sinh tố xay nhuyễn.

Bài Thuốc Dân Gian Trị Bệnh Gan Từ Rau Má

Theo Đông y, rau má có tính hàn vì vậy những người có thể chất hoặc mắc các bệnh hư hàn không nên dùng loại rau này.

Bạn có thể sử dụng rau má như một loại rau ăn hàng ngày trong mỗi bữa ăn hoặc nấu nước lên để uống thay nước thường xuyên trong ngày. Bạn có thể bổ sung thêm Hạt Chia vào mỗi món ăn trong ngày để bảo vệ sức khỏe và cung cấp dưỡng chất đầy đủ hơn cho cơ thể.

Chữa Khỏi Chứng Chảy Máu Chân Răng Ngay Tại Nhà Bằng Các Mẹo Nhỏ Này

Chảy máu chân răng là một triệu chứng do sự xâm nhập của vi khuẩn, vệ sinh răng miệng kém dẫn đến tình trạng viêm lợi, viêm nướu răng. Nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời, viêm nướu sẽ diễn biến nghiêm trọng hơn và ản hưởng không nhỏ đến nụ cười của bạn.

Chữa Khỏi Chứng Chảy Máu Răng Ngay Tại Nhà Bằng Các Mẹo Nhỏ Này

Khi gặp phải triệu chứng này, cách tốt nhất là hãy tìm tới một phòng khám nha khoa uy tín, với những tình trạng nhẹ bạn có thể tự chữa khỏi tại nhà bằng những mẹo dưới đây.

Súc miệng băng nước muối ấm

Một trong những biện pháp khắc phục tại nhà dễ dàng và rẻ tiền nhất đó chính là súc miệng với nước muối ấm. Cách này giúp tiêu diệt vi khuẩn và làm dịu tình trạng nướu bị viêm.

Chữa Khỏi Chứng Chảy Máu Răng Ngay Tại Nhà Bằng Các Mẹo Nhỏ Này

Tất cả điều bạn cần làm là hòa tan một muỗng cà phê muối và một ly nước ấm và súc miệng bằng hỗn hợp này. Duy trì ngày 3 lần để hiệu quả nhất.

Đánh răng với baking soda

Một giải pháp đơn giản khác giúp bạn thoát khỏi tình trạng chảy máu nướu răng là đánh răng với baking soda.

Loại bột màu trắng đa năng này rất tốt trong việc loại bỏ vi khuẩn, trong khi đánh răng, hãy nhớ chà nhẹ nhàng và dùng bàn chải lông thật mềm tránh làm tổn thương nướu nhé.

Dầu oliu

Dầu oliu chứa vô số chất chống oxy hóa có thể giúp bạn làm dịu nướu bị viêm. Ngoài ra, hợp chất thực vật trong trong loại dầu này có thể đánh bay các loại vi khuẩn gây viêm nhiễm. Sử dụng dầu oliu còn giúp bảo vệ sức khỏe răng miệng hiệu quả hơn.

Chữa Khỏi Chứng Chảy Máu Răng Ngay Tại Nhà Bằng Các Mẹo Nhỏ Này

Rất đơn giản, hãy đặt một muỗng canh dầu oliu trong miệng, súc miệng trong vài giây rồi nhanh chóng nhổ ra ngoài.

Nha đam

Phần nhớt của nha đam được biết đến với khả năng thúc đẩy sự khỏe mạnh của làn da và mái tóc. Giờ đây, chúng còn hiệu quả ngay với chứng chảy máu nướu răng.

Để loại cây này phát huy công dụng này, hãy dùng phần thịt bên trong của nha đam nhẹ nhàng chà lên vùng nướu răng bị viêm. Thực hiện thường xuyên để hiệu quả.

Bột ớt cayenne

Chữa Khỏi Chứng Chảy Máu Răng Ngay Tại Nhà Bằng Các Mẹo Nhỏ Này

Bạn cũng có thể thêm một nhúm bột ớt cayenne trên bài chải đánh răng của mình.

Loại gia vị này sỡ hữu khả năng kháng khuẩn và viêm tuyệt vời. Ban đầu bạn sẽ có cảm giác ngứa râm rang trong miệng, đừng quá lo lắng, đây là dấu hiệu chứng tỏ chúng đang phát huy hiệu quả. Ngoài bột ớt cayenne, bạn có thể thay thế bằng dầu bạc hà.

Nhai đinh hương

Thêm một phương pháp cực kỳ đơn giản khác giúp bạn chấm dứt tình trạng chảy máu nướu răng.  Đinh hương đã được sử dụng trong nhiều thế kể để điều trị tất cả các loại vấn đề răng miệng.

Bạn chỉ cần nhai một vài  miếng đinh hương khô trong miệng, nếu được, hãy ngậm một thời gian để có kết quả tốt nhất.

Hi vọng với những mẹo nhỏ mà Siêu Thị Làm Đẹp chia sẻ sẽ giúp bạn chữa trị chứng chảy máu chân răng một cách hiệu quả.

Chúc bạn thành công.

Chữa Bệnh Đau Lưng Ngay Lập Tức Mà Không Dùng Thuốc Tây

Đau lưng mỏi gối là bệnh người già nhưng giờ đây thì các bạn trẻ tuổi cùng thường mắc phải bệnh đau lưng. Nó hành hạ bạn mỗi ngày và ảnh hưởng rất lớn tới công việc cũng như sinh hoạt hàng ngày.

Dưới đây là bài thuốc trị đau lưng cực hiệu nghiệm được rất nhiều người áp dụng và đã thành công. Hôm nay Blog. Sieuthilamdep.com xin chia sẻ lại để bạn nào chưa biết có thể thực hiện và chấm dứt ngay cơn đau lưng đang hành hạ bạn.

Cây trinh nữ

Được biết cây trinh nữa là một trong những loài cây chữa đau lưng được cha ông ta áp dụng từ xa xưa giúp loại bỏ đau lưng ngay tức thì mà không cần phải uống thuốc tây.

cây trinh nữ chữa đau lưng

Cách 1:

Cây trinh nữ hay còn gọi là cây xấu hỗ có tác dụng chữa rất nhiều bệnh, trong đó có chứng đau lưng kinh niên ở người cao tuổi.

Bạn chuẩn bị khoảng 15-20gr rễ cây xấu hổ, rửa sạch, cắt nhỏ, dùng chảo sao vàng.

Thành phẩm thu được pha trà uống hằng ngày thay nước, thực hiện liên tục bạn sẽ hết các triệu chứng đau lưng, nhức xương, đau do chấn thương, thấp khớp… Ngoài ra, trà rễ cây xấu hổ còn có tác dụng an thần, giải độc cơ thể rất tốt.

Cách 2:

Ngoài áp dụng cách trên, bạn có thể kết hợp cây xấu hổ với các vị thuốc khác điều trị đau lưng và viêm khớp dạng thấp khá hiệu quả.

Để hoàn thành bài thuốc bạn cần phải có các loại nguyên liệu sau:

– 30gr mỗi vị thuốc ngũ gia bì, rễ cây xấu hổ.

– 20gr mỗi vị dây đau xương, cẩu thích.

–  15gr địa cốt bì.

Cho toàn bộ các vị thuốc vào trong nồi, sắc lấy nước uống, mỗi ngày 1 thang.

Cây xấu hổ kết hợp với vị thuốc khác chữa đau lưng cấp tốc.

Cách 3:

Chứng đau lưng mạn tính ở người trung niên, cao tuổi sẽ được trị dứt điểm với bài thuốc sau đây.

Rễ cây xấu hổ 30gr, kết hợp với 12 gr mỗi vị đỗ trọng, ngũ vị tử, 20gr dây đau xương, thục địa 16gr và 4gr cam thảo.

Toàn bộ nguyên liệu sắc lấy nước uống, mỗi ngày kiên trì uống 1 thang.

Chuối hột

chuối hột chữa đau lưng

Chuối hột ngâm rượu chữa bệnh đau lưng có lẽ không còn quá xa lạ với chúng ta nữa, nó rất công hiệu trong việc chữa đau xương khớp,sạn thạn, sạn bàng quang.

Cách thực hiện rất đơn giản. Chuối hột sau khi phơi khô tiến hành thái nhỏ, giã nát, bạn cần khoảng 200-300gr thành phẩm. Rồi nhanh chóng ngâm toàn bộ vào trong 1 lít rượu trắng ngon, thời gian ngâm là 2-3 tuần.

Sau quá trình ngâm, uống dung dịch thu được 2-3 lần mỗi ngày, mỗi lần uống 30-50ml, lưu ý, để phát huy toàn bộ công dụng, hãy uống trước bữa ăn nhé.

Chuối hột ngâm rượu trắng trị nhiều bệnh không chỉ đau lưng.

Ớt chỉ thiên

Theo đông y, ớt chỉ thiên có tác dụng hiệu quả với các cơn đau lưng khi kết hợp với các vị thuốc khác xoa bóp ngoài da.

ớt chỉ thiên chữa đau lưng

Nguyên liệu: Rễ cây ớt chỉ thiên khoảng 80gr kết hợp với 3 lá đu đủ xanh, 15 quả ớt chín. Rửa sạch, giã nát toàn bộ, sau đó ngâm trong dung dịch cồn theo tỷ lệ 1:2.

Dùng dung dịch đã ngâm, xoa bóp nhẹ nhàng lên mỗi khi cơn đau tái phát.

Lá, trễ và trái ớt chỉ thiên “cấp cứu” cơn đau lưng nhanh chóng.

Không chỉ có rễ, trái của ớt chỉ thiên trị đau lưng, lá của loại gia vị này cũng có tác dụng tương tự. Bạn dùng khoảng 50gr lá ớt, giã nát, rang nóng rồi cho thêm ít rượu, lấy hỗn hợp thu được bọc trong miếng khăn mỏng nhanh chóng đắp lên vị trí lưng đau khi còn nóng.

Lặp lại 1-2 lần khi thuốc nguội, có tác dụng gây tê, giảm đau cấp tốc không cần phải dùng thuốc tây.

Trên đây là 3 cách chữa đau lưng cực hiệu quả và công hiệu mà bạn không cần phải dùng tới thuốc tây. Hãy chia sẻ bài thuốc chữa trị đau lưng này tới mọi người để giúp họ loại bỏ dứt điểm căn bệnh thường gặp này nhé.